Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

31.3.12

Những hình ảnh sinh động của người dân phương Nam giỗ Quốc Tổ

Ngay từ sáng sớm 31/3, hàng triệu người dân khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận đã cùng nhau dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng.
Bàn thờ vua Hùng tại Suối Tiên
Bàn thờ vua Hùng tại Suối Tiên



Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã đổ về Suối Tiên (quận 9)
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã đổ về Suối Tiên (quận 9) 

Năm nay, lễ giỗ Tổ được tổ chức chính thức tại Khu tưởng niệm các Vua Hùng thuộc Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (quận 9), trong 2 ngày (30 và 31/3 – tức mùng 9 và 10/3 âm lịch) với các nghi thức: rước lễ, dâng hương, dâng hoa…
Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ
Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ 
Ban tổ chức còn phối hợp với Thành đoàn, quận đoàn quận 9 và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố tổ chức Hội trại truyền thống “Tự hào nòi giống Tiên Rồng” lần 2. Kèm theo đó là tổ chức các trò chơi dân gian, liên hoan nghệ thuật cờ người, hội sách, biểu diễn nghệ thuật Thư – Họa Việt, Ẩm thực…
Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải nhận hương để dâng lễ tại đền các vua Hùng - quận 9. Ảnh: Vũ Sơn
Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải nhận hương để dâng lễ tại đền các vua Hùng - quận 9. Ảnh: Vũ Sơn 
Tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, Lễ hội Giỗ tổ cũng diễn ra các nghi thức: dâng hương, rước kiệu “Quốc Tổ Hùng Vương vi hành điền Đất Tứ Linh” với trên 2.000 diễn viên đến từ hơn 30 đoàn dân tộc: Tày, Thái, Êđê, Chăm, Khmer, K’Ho, Dao, M’Nông, Mường…
Đại diện các ban ngành, tôn giáo dâng hương trong lễ Giỗ tổ tại đền các vua Hùng - quận 9 Ảnh: Vũ Sơn
Đại diện các ban ngành, tôn giáo dâng hương trong lễ Giỗ tổ tại đền các vua Hùng - quận 9 Ảnh: Vũ Sơn 
Thông qua buổi rước kiệu, tái hiện thời kỳ dựng nước của các triều đại vua Hùng qua các huyền sử: trăm trứng trăm con, Lang Liêu, Mai An Tiêm, Sơn Tinh Thủy Tinh… Đặc biệt trong ngày giỗ Tổ, khách đến tham quan được giảm 50% vé vào cổng.

Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ
Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ


Năm nay Đầm Sen tổ chức giỗ Tổ liên tục trong 2 ngày, 31/3 & 1/4 với các hoạt động như Hội làng; thi làm bánh truyền thống như bánh chưng, bánh dày…; đua thuyền Rồng.
Đội rước lễ vua Hùng
Đội rước lễ vua Hùng
Được biết, Đầm Sen tặng 5.000 vé mời tham dự giỗ Quốc Tổ và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại công viên trong 2 ngày 31/3 & 1/4/2012.
Một vài hình ảnh về giỗ Tổ của người dân phương Nam:
Đoàn cung nghênh vua Hùng vi hành quanh vùng đất Tứ Linh của Suối Tiên
Đoàn cung nghênh vua Hùng vi hành quanh vùng đất Tứ Linh của Suối Tiên


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tái hiện cảnh vợ chồng Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày lên vua Hùng
Tái hiện cảnh vợ chồng Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày lên vua Hùng 

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4: “Vì nước, vì dân” là tiêu chí hàng đầu


Từ khi thành lập đến nay, trải qua 82 năm phát triển và trưởng thành, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Đảng ta luôn khẳng định: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là then chốt.

Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng được đề ra một cách thẳng thắn, công khai với số cán bộ giữ cương vị lãnh đạo và quản lý các cấp. Trong đó tập trung 3 mục tiêu chính:

Đảng viên tại Đại hội Đảng
Đảng viên tại Đại hội Đảng 
Một là, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp;

Hai là, xây dựng đội ngũ các bộ lãnh đạo quản lý nhất là ở cấp trung ương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy chính quyền cơ quan, đơn vị.

Cả 3 nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung thứ nhất là trọng tâm xuyên suốt và cũng là vấn đề cấp bách nhất.

Nước ta hiện có gần 4 triệu đảng viên, về số lượng là đông, nhưng không “tinh” như trước; tính chiến đấu, tính cách mạng cũng không “mạnh” như trước. Thử so sánh, khi tiến hành lãnh đạo Cách mạng Tháng 8, cả nước chỉ có 5.000 đảng viên, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài cực kỳ phức tạp, thế mà 5.000 đảng viên cộng sản lúc đó đã thu phục được trái tim, khối óc của 20 triệu dân cả nước, thu phục được hàng ngàn đảng viên các đảng phái.

Hiện nay, không ít cán bộ lãnh đạo quản lý khi đánh giá, nhận định về tình hình cán bộ đảng viên thường chủ quan, máy móc cho rằng cán bộ lãnh đạo các cấp thuộc đơn vị mình là mẫu mực, tài đức vẹn toàn, được sự sáng suốt lựa chọn từ cơ sở, được nhân dân tin dùng... Nhưng khi tìm hiểu kỹ mối quan hệ của các đồng chí ấy với người lãnh đạo, thì thấy tất cả đều có mối quan hệ “dây mơ rễ má” với nhau.

Xây dựng Đảng phải hết sức bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề cho đúng. Công tác cán bộ, công tác Đảng đòi hỏi phải thực hiện một cách công khai, minh bạch, dân chủ, trong sáng một cách thật sự.

Có nhiều trường hợp xem qua thì thấy việc thực hiện công tác cán bộ rất đúng quy trình, rất dân chủ công khai. Thế nhưng thực chất, sự dân chủ, công khai đó đã bị khống chế, “phù phép”. Một số trường hợp, quyền lợi và bổng lộc cá nhân đã thủ tiêu tính chiến đấu, tính Đảng của người lãnh đạo.

Để củng cố niềm tin của nhân dân, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, không còn cách nào khác phải xây dựng và chỉnh đốn Đảng một cách khẩn trương, chắc chắn. Phải đặt lợi ích của dân tộc, của Đảng lên trên hết.

Chúng ta cần soi rọi, suy ngẫm xem từ khi tuyên thệ trước cờ Đảng, trước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã vì dân vì nước chưa. Làm được điều này, Đảng ta sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, đất nước ta sẽ phồn vinh.
HỮU QUAN

Hot girl, ngôi sao chen chúc cổ vũ bóng đá trận đấu SG.FC

Trận đấu giữa Sài Gòn FC – Becamex Bình Dương chiều nay có lẽ đã đạt được số kỷ lục khán giả của riêng sân Thống Nhất ở mùa giải 2012: gần 20 ngàn người.
Những người đẹp và ca sĩ đã lôi khán giả đến sân Thống Nhất. Ảnh: Anh Tài
Những người đẹp và ca sĩ đã lôi khán giả đến sân Thống Nhất. Ảnh: Anh Tài
Lần đầu tiên, NHM được chúng kiến hình ảnh khán đài A1, A2, A3 và B không còn một chỗ trống, các khán giả phải ngồi lên cả lối đi và đứng ở những hành lang để theo dõi trận đấu. Dẫu biết những trận đấu vừa qua của Sài Gòn FC dù vẫn có số lượng khán giả khoảng trên 10 ngàn người. Nhưng đã từ rất lâu, chiều nay chúng tôi mới thấy lại hình ảnh cả quãng đường Đào Duy Từ dẫn vào khán đài B,C và đường Nguyễn Kim trước cửa sân Thống Nhất đông như trẩy hội. Người ta chen chúc nhau để mua vé và lũ lượt đổ vào sân để theo dõi trận đấu khiến cái quá khứ hoàng kim của bóng đá Sài Gòn từ những ngày rất xa ở thế kỷ trước bỗng như hiện về. 
Sức hút của ông Vua nhạc sến Ngọc Sơn cũng rất mạnh mẽ...
Sức hút của ông Vua nhạc sến Ngọc Sơn cũng rất mạnh mẽ...

... mà ai cũng xinh, ai cũng đẹp, như muôn loài hoa khoe sắc trên... khán đài
... mà ai cũng xinh, ai cũng đẹp, như muôn loài hoa khoe sắc trên... khán đàih
Cảm xúc ấy khó tả lắm!

Chiều nay, sân Thống Nhất vẫn còn đấy sự góp mặt của các nghệ sĩ, những cô gái chân dài để làm xôm tụ khán đài, và cũng để làm nóng trước trận đấu. Tuy nhiên, sữ hấp dẫn của những ngôi sao sân cỏ, của tính chất quyết liệt và hấp dẫn của trận đấu giữa 2 cái tên Sài Gòn FC và B.Bình Dương mới chính là động lực kéo người hâm mộ Sài Gòn quay lại với khán đài, đúng như tính chất “có thực mới vực được… khán đài”.
NHM đến rất đông và tô đẹp thêm cho không khí BĐVN thêm tươi mát và đẹp đẽ.  Sân Thống Nhất đang là thiên đường của bóng đá và NHM.
NHM đến rất đông và tô đẹp thêm cho không khí BĐVN thêm tươi mát và đẹp đẽ.
 Sân Thống Nhất đang là thiên đường của bóng đá và NHM.
Danh hài Tấn Beo cũng góp mặt trên sân Thống Nhất, càng làm cho bầu  không khí lễ hội tại sân Thống Nhất thêm xôm tụ.
Danh hài Tấn Beo cũng góp mặt trên sân Thống Nhất, càng làm cho bầu  không khí lễ hội tại sân Thống Nhất thêm xôm tụ.
Như một vết dầu loang, người ta tin và mong lắm sân Thống Nhất sẽ còn nóng và đông hơn nữa với những trận đấu của Sài Gòn FC. Ngược lại, người ta cũng mong đội bóng sẽ thi đấu ngày càng hay hơn và khát vọng hơn hơn cho thỏa những mãnh lực mà mọi người đã tiếp sức cho họ từ khán đài.

Báo Vì Dân xin giới thiệu chùm ảnh những nghệ sĩ, những hot girl đã góp phần làm nóng khán đài và biến sân Thống Nhất trở thành sân khấu lớn của ngày hội bóng đá của bongdaplus.vn

30.3.12

Cái xe vẫn đặt trước... con bò?

Thu phí là chuyện bình thường ở khắp nơi trên thế gian này. Tuy nhiên, thu phí gì là điều cần bàn.

Không giống ai?
Những lần được hỏi so Việt Nam với các nước anh đã đến thì thế nào, anh bạn tôi người từng đi học, đi thăm khá nhiều nước tiên tiến thường nói: "Việt Nam mình chẳng giống ai." Có thể là vì mình độc đáo? Cũng có thể là bất bình thường? Người nghe hiểu thế nào thì tùy.
Ở nước mình, những chuyện "ngược đời" vẫn đang diễn ra hàng ngày hầu như trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Xin điểm vài chuyện trong lĩnh vực giao thông đô thị.
Trong khi chưa có hệ thống giao thông công cộng thì định cấm xe cá nhân. Khi thu nhập bình quân đầu người vẫn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới thì định cấm xe máy. Khi chưa chuẩn bị chỗ gửi xe mới thì đã giải tán chỗ gửi xe cũ. Khi thu phí bảo trì đường thì thu theo lối thu "mớ" không phân biệt xe to xe bé...
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân. Ảnh minh họa
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân. Ảnh minh họa  
Việt Nam không phải là quốc gia phát minh ra động cơ đốt trong, không phải là nhà sản xuất và sử dụng ô tô đầu tiên. Khái niệm chỉ sinh ra từ thực tế, những khái niệm về phương tiện xe cộ đã được loài người phát minh xác định từ lâu.
Người viết bài này lại không ở lĩnh vực chuyên môn giao thông nên không biết có quốc gia nào xác định taxi là phương tiện cá nhân hay không? Nhưng trong các từ điển khái niệm của Việt Nam và nước ngoài đều coi taxi là phương tiện công cộng.
Nếu nhà quản lý cho rằng taxi là xe cá nhân thì VN là nơi duy nhất có khái niệm đó.
Đo chân mình để đóng giầy cho người khác
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân, trong khi về bản chất nó vẫn là phương tiện công cộng?
Có một phát biểu trong một bài viết khác "Nhà quản lý không chỉ cần có cái đầu, biết nhìn bằng cả hai con mắt mà còn phải có một con tim. Hoạch định chính sách phục vụ ai: Đa số nhân dân hay một nhóm nhỏ?"
Với một thành phố của một nước nghìn năm nông nghiệp mà phố hẹp, người đông như Hà Nội, nếu cần phải cấm xe tư nhân vào một số đường phố, thì ôtô là phương tiện cần cấm đầu tiên.
Thu phí là chuyện bình thường ở khắp nơi trên thế gian này. Tuy nhiên, thu phí gì là điều cần bàn.
Ai cũng biết xe cơ giới phá hủy môi trường như thế nào. Đường hỏng có thể làm lại, nhưng sức khỏe, tính mạng con người, thì không làm lại được.
Các nhà quản lý giao thông chắc hẳn phải biết, nhiều nước thu phí bảo vệ môi trường hơn là phí bảo trì đường. Vì bản thân trong giá xăng từ lâu đã thu thêm phí lưu thông. Không rõ phí nằm trong giá xăng đó bây giờ ở đâu, hay vào túi doanh nghiệp xăng rồi?
Người viết bài này có một người bạn sống ở thành phố New York. Chị dạy tại trường SIPA (Ngoại giao) thuộc ĐH Columbia, nhưng thường di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe bus, xe điện ngầm hoặc taxi. Chị cho biết: "Mua một chiếc ô tô ở Mỹ thì quá dễ, tương tự như anh mua xe máy ở Việt Nam thôi. Nhưng nuôi nó thì tốn kém lắm, đủ các loại phí." Tương tự cái khó khăn tìm được chỗ đỗ xe mà một lần tôi đã dẫn.
Thu phí theo "mớ"?
Thiển nghĩ nên thu phí bảo vệ môi trường theo độ lớn của dung tích xe (cm3). Đơn giản vì xe càng có phân khối lớn càng tiêu thụ nhiên liệu nhiều và thải khí độc càng nhiều. Xe có phân khối càng lớn càng nặng, càng phá đường nhanh, ...
Có thể lấy 50cm3 làm mức tối thiểu để tính. Quá dễ vì ngay trên đăng ký đã có chỉ số phân khối, chứ đừng thu theo "mớ" như chủ trương đã nêu. Gần như đánh đồng các loại xe lớn, xe nhỏ, xe anh, xe em..., vừa không khoa học vừa bất công!
Mặc dù 80.000-150.000đ/năm đối với xe máy và 180.000-1.440.000/năm đối với ô tô không phải là lớn lắm, nhưng nhìn vào con số, ta thấy ngay sự bất hợp lý và không công bằng.
Lấn chiếm vỉa hè để bày hàng là chiếm dụng vốn của nhân dân!
Lấn chiếm vỉa hè để bày hàng là chiếm dụng vốn của nhân dân!

Ví dụ ô tô có dung tích trung bình là 2000 cm3, nặng trên dưới một tấn tiêu thụ nhiên liệu, thải khí độc và phá hỏng đường gấp bao nhiêu lần chiếc xe máy dung tích 100cm3, nặng trên dưới một tạ?
Câu trả lời là gấp 20 lần!
Đã là luật thì cho dù chỉ ảnh hưởng đến 2 xu vẫn phải hợp lý.
Cho dù xe máy to đến mấy, với trọng lượng của nó, cũng không phải là thủ phạm phá đường! Thủ phạm chính là ô tô.
Lợi ích của việc thu phí theo dung tích xi-lanh là khuyến khích người sử dụng chọn phương tiện nhỏ hơn nếu vẫn đáp ứng nhu cầu. Lợi ích rất rõ: Ít phá môi trường, tiết kiệm cá nhân và xã hội.
Nhưng cách văn minh nhất vẫn là thu theo lít nhiên liệu sử dụng.
Mọi người bình đẳng trước pháp luật?
Hình như xe biển xanh được miễn trả phí? Mặc dù ai cũng biết, thu phí xe biển xanh là thu túi trái bỏ túi phải. Tuy nhiên, trên tinh thần "mọi người bình đẳng trước pháp luật", xe biển xanh cũng phải thu. Việc này vừa tôn trọng tinh tần thượng tôn pháp luật đồng thời giúp nhắc nhở các cơ quan Nhà nước giảm bớt khoản chi công.
Một thời xe biển xanh được miễn phí cầu phà đã khiến xe công bị lạm dụng vào việc ... rong chơi của một số "người Nhà nước".
Hơn nữa, quy định như thế vẫn giẫm lên vết xe cũ phân biệt "quốc doanh" với "dân doanh", "nhân dân" với "cán bộ" -  điều tối kỵ trong một xã hội hướng đến dân chủ, công bằng.
Nếu có miễn phí thì chỉ miễn phí xe hộ đê, cứu hỏa hay xe cảnh sát/quân đội đang làm nhiệm vụ.
"Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"?
Từ ngày cấm trông giữ xe trên vỉa hè, giao thông trên đường đã tốt hơn. Quyết định giao việc quản lý vỉa hè cho ngành giao thông là hợp lý vì nó là bộ phận của hạ tầng giao thông. Trước đó, giao việc quản lý vỉa hè cho phường, quận đã có ý kiến cho là "giao trứng cho... ác". Bởi đó là nguồn thu cho họ thì làm sao vỉa hè thông thoáng đươc?
Xã hội cần phải nhận thức đúng rằng việc chiếm dụng vỉa hè để bày hàng, để xe nhân viên chính là hình thức chiếm dụng vốn của nhân dân.
Số người này chiếm bao nhiêu phần trăm trong hơn 4 triệu cư dân Hà Nội?
Vỉa hè vẫn mỗi ngày bị lấn một ít, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Láng Hạ .... Ngay tại lúc này đây đi qua đường La Thành, ai cũng thấy trước cửa một dãy quán ăn (ví dụ, số 448, ... 578, ...), xe máy để thậm chí hai hàng xuống hẳn xuống lòng đường, còn vỉa hè là các bếp nấu, đồ gỗ, xe máy chắn ngang để ... ngăn người đi bộ. Việc này xảy ra hàng ngày mà không ai hỏi han.
Ai can thiệp đây? Người dân với nhau là không thể giải quyết được. Còn phường ư? Đã thu phí rồi thì "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"!
Một đề xuất
Các đô thị lớn cần tổ chức lực lượng tuần tra như ở các thành phố lớn khác trên thế giới, thay cho các chốt... "núp và rình" như hiện nay.
Sự có mặt của lực lượng này sẽ tạo hiệu quả. Người vi phạm luật giao thông sẽ giảm. Người chiếm dụng vỉa hè sẽ giảm vì họ thường đối phó bằng cách khi thấy lực lượng đến, họ dẹp hàng, sau lại bỏ ra. Nhưng thử hỏi có thể khuân ra khuân vào một ngày vài lần những tủ gỗ, bếp nấu ... được mãi không?
Thêm vào đó việc xử phạt nghiêm khắc sẽ làm nản chí những kẻ tái phạm.
Tuy nhiên, không biết cái dùi trống này sau khi đánh lên mấy hồi, liệu có sẽ bị bỏ xó hay không? Hay để rồi, chính người chiếm dụng vỉa hè bảo nhau: "Phong trào ấy mà. Được mấy thở?"
Vì thế, người dân vẫn quan sát.
Tác giả: NGUYỄN PHƯƠNG



Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc ?


Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc

Trang KoreaHerald của Hàn Quốc đưa tin, trong chuyến thăm Hàn Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân hôm 28/03, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm trường Korea University và được nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế danh dự của Trường. 
Đại học Hàn Quốc trao bằng tiến sĩ kinh tế danh dự cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ghi nhận những thành tựu của Thủ tướng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo đã dành cả cuộc đời để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam”, ông Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul nói.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Ông Kim nói thêm rằng “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tuyệt vời để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hợp tác kinh tế giữa hai nước và cung cấp hỗ trợ cho các công ty Hàn Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nước”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tổ chức buổi thuyết trình đặc biệt cho các giảng viên Đại học Hàn Quốc và sinh viên về nền kinh tế Việt Nam và quan hệ với Hàn Quốc ngay sau lễ nhận bằng.
Lee Woo-young (wylee@heraldm.com)

Tiếng Anh: http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?newsMLId=20120329000795
Tiếng Hàn : http://prlink.yonhapnews.co.kr/YNA/Basic/Article/Press/yibw_showpress.aspx?contents_id=RPR20120328037500353


29.3.12

Việt Nam mua tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn

Sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể với những cú đấm thép được mua từ Nga? Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga. 
Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam.

Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. 

Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV. 

Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. 

Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD. 

Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. 

Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. 

Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. 

Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. 

Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP.



Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. 

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam.

Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới.
 
Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác.  



Danh Nguyễn

28.3.12

Những "chân dài" trẻ khoe dáng gợi cảm tại triển lãm ô tô Hàn Quốc

Triển lãm ô tô Hàn Quốc năm 2012 đã diễn ra rại Seoul, Hàn Quốc trở nên sôi động và thu hút hơn nhờ sự xuất hiện của những "chân dài" trẻ trong những bộ trang phục gợi cảm.

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 




Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Vy vy

'Michael Jackson nhí' chia tay Vietnam's Got Talent trong nước mắt

Phương Anh bật khóc khi giành được phiếu bình chọn cao nhất từ khán giả. Dương Mạnh Hòa đánh bại 'Michael Khoa' nhờ có hai phiếu của ban giám khảo để vào vòng trong. Đêm công bố kết quả bán kết 4 đầy nước mắt.


Kết quả đêm bán kết thứ tư của cuộc thi "Tìm kiếm tài năng Việt" được công bố tối 20/3. Khi nghe MC Quyền Linh xướng danh mình vào thẳng vòng trong, Phương Anh bật khóc dù trong lời chia sẻ, em nói sẽ cố gắng không khóc. "Em rất vui. Cảm ơn sự yêu mến của khán giả đã tạo điều kiện cho em được vào vòng trong để hát tiếp", Phương Anh nói.

Bảy tiết mục đêm bán kết 25/3 đã cống hiến cho khán những màn trình diễn “xuất thần” gồm: Nhóm nhảy Cao gót MIX, Trần Hoàng Hà, Nguyễn Đặng Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Vũ Phạm Ngọc Tân, Dương Mạnh Hòa, Nguyễn Phương Anh.

Từ trái sang: Đăng Khoa, Phương Anh, Dương Mạnh Hòa nắm tay nhau trong giây phút công bố kết quả.
Từ trái sang: Đăng Khoa, Phương Anh, Dương Mạnh Hòa nắm tay nhau trong giây phút công bố kết quả. 
MC Quyền Linh lần lượt công bố top ba gồm: Dương Mạnh Hòa, Nguyễn Phương Anh và Nguyễn Đặng Đăng Khoa. Không bất ngờ, khi "cô gái xương thủy tinh" là người được nhiều phiếu bình chọn nhất từ khán giả. Còn tài năng popping Dương Mạnh Hòa và cậu bé 11 tuổi Nguyễn Đặng Đăng Khoa tranh nhau một chiếc vé do giám khảo quyết định. Bầu không khí đêm công bố thật sự nghẹt thở và cũng lấy đi nước mắt của các thí sinh, ban giám khảo và đông đảo người xem.

Mạnh Hòa nắm chặt tay cậu bé Đăng Khoa khi chờ đợi ban giám khảo lựa chọn. Nhạc sĩ Huy Tuấn trao cho Đăng Khoa một phiếu để bước tiếp vào vòng chung kết. Theo anh, hai tiết mục không thể nào đưa lên bàn cân được vì nó quá cân bằng và lựa chọn của Huy Tuấn vẫn dành cho cậu bé tài năng với những bước nhảy như thần tượng của em - ông hoàng nhạc Pop thế giới Michael Jackson.

Người đẹp Thúy Hạnh cũng không thể kiềm chế được những giọt nước mắt khi thấy gương mặt xúc động của Đăng Khoa. Và cô phải loay hoay mãi mới quyết định, một tấm vé cho Mạnh Hòa. Gương mặt của anh chàng "robot" không khỏi bất ngờ và xúc động trước quyết định của nữ giám khảo. Anh chỉ biết nói cảm ơn và hứa cố hết sức mình vì những điệu nhảy mà anh cho là nghệ thuật.
Phương Anh không kìm được nước mắt trước việc Đăng Khoa bị loại. Còn cậu bé 11 tuổi ngồi sụp xuống sàn, ôm mặt khóc. Ảnh: A.N.
Phương Anh không kìm được nước mắt trước việc Đăng Khoa bị loại.
Còn cậu bé 11 tuổi ngồi sụp xuống sàn, ôm mặt khóc. Ảnh: A.N.

Giám khảo Thành Lộc cảm thấy nghẹt thở khi phải chọn một trong hai thí sinh mà anh yêu thích. Anh nói: "Tôi cảm thấy tiết mục nào cũng được xứng đáng có mặt ở đêm chung kết. Nhưng quyết định của tôi là Dương Mạnh Hòa".

Không ít người hâm mộ bàng hoàng vì Michael Khoa phải chia tay cuộc thi quá sớm. Dù hứa là sẽ không khóc trong đêm này, Phương Anh một lần nữa không thể kìm được những giọt nước mắt khi thấy Michael Khoa khi phải chia tay cuộc thi. Không chỉ riêng Phương Anh, Đăng Khoa, tất cả thí sinh có mặt đều không ngăn được xúc động.

Ca sĩ Hà Okio xuất hiện trong đêm công bố kết quả với ca khúc quen thuộc Sài gòn cà phê sữa đá làm không khí sôi động hơn.

Đêm bán kết thứ năm diễn ra lúc 20h ngày 31/3 trên VTV3.
Hoàng Dung

Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  

Những sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong dự án mua tàu Hoa Sen là nội dung chính tại phiên sơ thẩm chiều 27/3. Theo cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình, khi mua tàu Hoa Sen, bị cáo tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Chiều 27/3, phần lớn thời gian Hội đồng xét xử tập trung xét hỏi về những sai phạm trong dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen (chở khách và ôtô). Theo cơ quan công tố, đầu năm 2007, Phạm Thanh Bình khi đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin được Công ty Maersk Broker (Singapore) môi giới mua tàu Cartour của Italia. Đây là tàu cũ được sản xuất năm 2001.

Phạm Thanh Bình đã giao cho Trần Văn Liêm - Giám đốc Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin thực hiện mua tàu. Tàu Hoa Sen (Cartour) kể từ khi đưa về nước hoạt động (cuối tháng 12/2007) chỉ chạy được 39 chuyến đã phải dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả. Tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa với chi phí hết hơn 340.000 USD.

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'
Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  
Theo kết quả giám định của công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam, nguyên nhân thủng vỏ là do khuyết tật ẩn tỳ bên trong tấm tôn từ khi đóng tàu mà người sử dụng không phát hiện được. Điều này do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng của tàu trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan…

Cơ quan công tố cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen của công ty Viễn Dương, các bị can Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước. Trong đó, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức. Hậu quả các bị can đã gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng gồm thiệt hại tiền lãi vay và phí vay vốn, chi phí sửa chữa vết nứt ở đáy tàu.

Tại phiên tòa chiều 27/3, bị cáo Bình cho rằng, trên thế giới loại tàu như Hoa Sen không có nhiều, phù hợp với Việt Nam nên ông đã quyết định mua trước khi dự án được cấp trên đồng ý. Mua tàu Hoa Sen, bị cáo Bình tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Thứ nhất muốn vận hành con tàu này vì trước nay chưa có. Thứ hai muốn thử nghiệm một phương thức vận tải mới bởi từ trước đến nay chỉ có vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ chứ chưa có đường sông trong khi tai nạn giao thông và lũ lụt xảy ra nhiều. Thứ ba đó là mục tiêu chung của Chính phủ và Vinashin tạo tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên đường sông trong thời kì đổi mới.

“Nếu để xây dựng tuyến đường sắt phải mấy 10 năm với chi phí hàng chục ngàn tỷ đồng, trong khi tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên biển chỉ mất chừng 5 năm với chi phí khoảng 2.000 tỷ đồng”, bị cáo Bình viện dẫn lý do khi phải thực hiện gấp rút dự án mua tàu Hoa Sen về để thử nghiệm.

Trả lời luật sư về niềm tin ra sao khi đầu tư mua tàu Hoa Sen, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình cho rằng, thời điểm đó rất khó khăn để đưa ra quyết định vì biết rằng đầu tư sẽ lỗ. Tuy nhiên, ông hy vọng với số lượng tàu lớn dần chỉ vài năm sau sẽ có hiệu quả.

Trước những con số thiệt hại mà đại diện cơ quan giám định đưa ra trong phiên xử chiều 27/3 như trả tiền lãi cho việc đầu tư mua tàu Hoa Sen, chi phí cho vết nứt sửa chữa tàu… bị cáo Bình cho rằng không thể coi đó thiệt hại bởi đây là khoản đầu tư.

“Bị cáo xin khẳng định vết nứt ở dưới đáy tàu là tiềm ẩn, không phải lỗi của người đi mua. Sau 3 tháng hoạt động ở Việt Nam mới xảy ra sự cố”, bị cáo Bình với vẻ mặt bình tĩnh khi khẳng định thông tin trên với cơ quan công tố.

Tại phiên xử, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin khẳng định, trước khi mua tàu Hoa Sen cũng đã thông báo cho Hội đồng quản trị và các phòng ban biết. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng lời nói đó không chính xác bởi trong lời khai với cơ quan điều tra ông Bình có nói: “Với dự án tàu Hoa Sen không đưa ra hội đồng quản trị vì mất thời gian và phức tạp. Quyết định và đưa ra chỉ là hình thức”.

Nhận định về dự án tàu Hoa Sen, bị cáo Bình thừa nhận có một số sai phạm như bản cáo trạng đã truy tố.

Liên quan đến dự án này, nhiều bị cáo như Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Văn Liêm cũng lần lượt bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan công tố cáo buộc bị cáo Liêm (thời điểm đó là giám đốc công ty Viễn Dương) ký hợp đồng mua tàu Hoa Sen trong khi chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự án chưa được thẩm định phê duyệt, không thực hiện thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư… Còn bị cáo Hậu dù biết rõ hồ sơ dự án chưa lập xong, chưa thẩm định nhưng vẫn thực hiện chỉ đạo của ông Bình tiến hành chuyển 80 tỷ đồng dưới hình thức tiền gửi và có công văn đề nghị ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu cao tốc Hoa Sen.

Riêng bị cáo Hiệp, cơ quan công tố cho rằng đã thực hiện giải ngân gần 2,8 tỷ đồng để công ty Viễn Dương ký quỹ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu khi dự án chưa lập xong và chưa được thẩm định.

Tại phiên tòa, bị cáo Hậu và Hiệp lần lượt cho rằng mình vô can, không làm sai trái các quy định. “Công ty Viễn Dương trình lên để vay vốn khi chưa hoàn thiện và thẩm định thì đó là trách nhiệm của khách hàng vay vốn chứ không thuộc về bên cho vay”, bị cáo Hiệp nói.

Với vẻ mặt khá điềm tĩnh, bị cáo Liêm ông cho rằng chỉ làm theo cấp trên bởi công ty của ông chỉ là công ty con.

Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử cũng lần lượt hỏi các bị cáo như Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Phạm Thanh Bình, Tô Nghiêm liên quan đến các sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân và việc phá dỡ vỏ tàu Bạch Đằng Giang để bán.

Tàu Hoa Sen là loại tàu ro-pax (tàu chở xe và hành khách) trọng tải 7.550 DWT, cao 7 tầng và có sức chứa 500 ôtô 4 chỗ, 70 xe tải, 160 xe container 40 feet cùng gần 640 hành khách. Tàu được đóng năm 2001 và được Vinashin mua lại từ Italia vào cuối năm 2007 với giá 60 triệu euro (tương đương gần 1.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá lúc đó) nhằm chuyên chở hàng hóa, khách du lịch trên tuyến Bắc - Nam. Tuy vậy, chỉ sau 40 lần hải hành với trục trặc, Vinashin đã phải cho dừng hoạt động con tàu từ đầu năm 2009 do thua lỗ, kém hiệu quả.
Hà Anh