Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

22.4.12

Ngất ngây trước vẻ đẹp bốc lửa của các cô nàng hoạt náo viên NBA

Các hoạt náo viên xinh đẹp của đội Golden State Warriors thuộc giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) trông rất nóng bỏng và cuốn hút trong trang phục màu xanh, vàng truyền thống.




















Vì sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng ?

Nhân kỷ niệm 37 năm thống nhất đất nước, ngày 21/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, làm việc với cán bộ chủ chốt Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng).

Tổng Bí thư biểu dương những thành tựu to lớn mà lực lượng tình báo quốc phòng đã đạt được trong những năm qua.

Tổng Bí thư nhấn mạnh lực lượng tình báo quốc phòng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong lực lượng vũ trang, có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để phục vụ công tác tham mưu chiến lược toàn diện của Đảng, Nhà nước và quân đội, cũng như phục vụ công tác chuyên ngành của các ngành, các cấp, các địa phương, đóng góp hết sức quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng 

Tổng Bí thư chỉ rõ tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, đất nước ta đang đứng trước cả thời cơ và thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng chăm lo củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI.

Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xây dựng đất nước, phải gia sức tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó có quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Về phương hướng tổ chức và hoạt động của tình báo quốc phòng trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh 5 nội dung cơ bản.

Trong đó, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tình báo quốc phòng, đây là bài học lớn, là nguyên tắc, nhiệm vụ rất quan trọng, là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay.
Về thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ rõ cần sớm phát hiện âm mưu, ý đồ chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; tăng cường thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại; chống chuyển hóa, chống diễn biến hòa bình, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu về tổ chức lực lượng, định hướng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ, chủ động, tích cực góp phần thực hiện các mục tiêu chính sách của Đảng, Nhà nước về chính trị, ngoại giao, kinh tế...

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, tạo chuyển biến về chất trong việc tổ chức lực lượng theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực nghiệp vụ sắc sảo, trình độ kiến thức chuyên môn tương xứng với trách nhiệm và các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Trong tình hình mới, cán bộ tình báo cần có năng lực toàn diện, bên cạnh phẩm chất chính trị, còn phải tinh thông nghiệp vụ, am hiểu địa bàn, am hiểu các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, thông thạo ngoại ngữ... Cần có chiến lược, kế hoạch đào tạo cán bộ bài bản, chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa vững chắc; chủ động tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng tình báo quốc phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư cũng lưu ý, Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Theo TTXVN

"Mở cái ngàn vàng"... đóng cái tư duy!

Tưởng hiểu được chữ Trinh cao sang, hóa ra mới mở được "cái ngàn vàng" thô lậu!


Tư duy là một khái niệm trìu tượng, nhưng nó có thể bị "đọc vị", hay hoặc dở, mềm dẻo hoặc xơ cứng của con người qua một sự việc, một ý tưởng.  "Mở" mà vô tình thành ra "kín", gây ra hỉ, nộ, ái, ố như đề thi về "cái ngàn vàng" của Đại học FPT mới đây, thì đủ biết, giáo dục còn nhiều tranh cãi và chông gai lắm, trên hành trình phát triển.

Tưởng "mở" mà... đóng kín?

Dưới đầu đề: Đại học FPT cho thí sinh phân tích về... "cái màng trinh" (ngày 9/4/2012), báo GDVN đã khiến dư luận xã hội choáng váng. Choáng vì cái tít quá bạo, quá mạnh, đến mức không ít người trố mắt, tò mò đọc. Lượng hit chắc tăng vọt.
Đề thi về "chữ trinh" khiến nhiều người xôn xao. Ảnh minh họa
Đề thi về "chữ trinh" khiến nhiều người xôn xao. Ảnh minh họa 

Gần như ngay lập tức, một cuộc tranh cãi náo nhiệt nổ ra ngay trên các báo. Phe ủng hộ, và phe phản đối, cùng mạnh ngang nhau.

"Cái mới" phá cách đương nhiên bao giờ cũng hấp dẫn, cũng cuốn hút không ít người có tư duy cởi mở. Nhưng nó cũng phải hứng chịu búa rìu dư luận, mình đầy...thương tích, của những chuẩn mực truyền thống.

Nữa là "cái mới" đây lại là cái "ngàn vàng".

Nó cũ rích như trái đất, khi sự sống xuất hiện, có đàn ông và đàn bà. Nhưng nó cũng là "cái cũ" quá gần gũi và nhạy cảm, đầy kiêng kỵ của tâm lý lề thói phương Đông. Đàn ông thì cười tủm tỉm. Đàn bà thì...đỏ mặt.

Phe bênh vực đề thi này không ít. Như một độc giả của báo GDVN đã thẳng thừng: Ai phản đối đề thi 'trinh tiết' của ĐH FPT là người quá cổ hủ. Bởi: Đề thi đã đi theo một hướng hoàn toàn mới, khiến cho tôi rất hứng thú. Tôi nghĩ rằng, bắt đầu từ đề thi này sẽ tạo ra hướng đi mới cho cách ra đề thi trong ngành GD Việt Nam....

Ghê quá, vai trò đề thi "cái ngàn vàng"!

Một người cùng cánh với phe "tân tiến" này là GS Sinh học Nguyễn Lân Dũng: Tôi không thấy có gì trái ngược với thuần phong mỹ tục cả... Loại đề mở này rất hay, nó khác hẳn với loại đề bình luận sáo mòn về những chuyện mà học sinh rất ít trải nghiệm.

Nhưng sự bênh vực cho đề thi của GS sinh học lại dưới góc nhìn... sức khỏe sinh sản nhiều hơn phạm vi một đề thi văn chương: Học sinh cấp THCS đã dắt nhau vào nhà nghỉ rồi cơ mà. Chính vì tránh né không giáo dục một cách đàng hoàng về sức khỏe sinh sản mới dẫn đến biết bao bi kịch về tình dục sớm, tình dục không an toàn.

Còn giảng viên Nguyễn Hùng Vỹ (ĐHQGHN), có một phát hiện bất ngờ, vì chính ông- cách đây 30 năm- khi đó là sinh viên đã làm bài thi có chủ đề này. Nhưng ông lấy làm thất vọng, vì: Sau hơn 30 năm một chuyện hết sức bình thường khi đưa vào đề thi tuyển sinh lại được xem là "lạ"....Đó là tư tưởng trì trệ, dấu hiệu của xã hội chậm phát triển.

Bị bỏ vào trong rọ "cổ hủ" là những ai?

Là GS Ngôn ngữ học Nguyễn Minh Thuyết- "Đề thi của ĐH FPT thô tục đến khó chấp nhận": Không biết tận dụng những trang văn ý nhị, sâu xa của đại thi hào Nguyễn Du để đánh giá cảm thụ văn học... lại còn gắn với "màng nọ màng kia"(!).

Là Hiệu Minh, một blogger khá nổi tiếng, người sống nhiều năm ở Mỹ, nơi quan niệm về trinh tiết người phụ nữ rất thoáng, cũng bất bình: Đem chủ đề "màng trinh" vào thi ĐH... là đã vi phạm luật về giới tính, hạ thấp nhân phẩm của phụ nữ, đối xử với vị thành niên một cách thô bạo khi bắt các cháu bàn chuyện nhạy cảm này.

Là Phó GS. TS Văn Giá (ĐH Văn Hóa): Đề thi này mắc một sai lầm nghiêm trọng mà hễ tinh ý một chút dễ nhận ra. Người ra đề đã không giấu được chủ kiến của mình, bộc lộ nhiệt tình nghiêng về phía phụ nữ ngày nay không nhất thiết phải giữ trinh tiết, thậm chí quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng chẳng là điều gì nghiêm trọng.

Sự tranh cãi bất phân thắng bại đó, khiến người viết phải tìm lại nguyên bản gốc của đoạn bốn câu Kiều.

Đọc kỹ, thấy ngỡ ngàng bởi cái đề thi.

Bốn câu thơ được trích dẫn nằm trong văn cảnh sau 15 năm lưu lạc bán mình chuộc cha, nàng Kiều tái hồi Kim Trọng. Trước tâm lý bẽ bàng và mặc cảm thân phận không còn "trong sạch" của Kiều, chàng Kim thốt lên:

Xưa nay trong đạo đàn bà/ Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường/ Có khi biến, có khi thường/ Có quyền, nào phải một đường chấp kinh/ Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay.

Đó quả là khái niệm "chữ Trinh" cực kỳ mới mẻ, hiện đại của chàng Kim. Là cách đánh giá cao nhất, đầy trân trọng  phẩm giá, sự trung trinh của nàng Kiều, ngay cả khi cuộc đời nàng bị đầy đọa thân xác. "Chữ Trinh" dưới cách nhìn táo bạo của chàng Kim, (ở đây chính là của đại thi hào Nguyễn Du trong xã hội phương Đông phong kiến) mới là tinh thần chủ đạo của đoạn thơ.

Cái "chữ Trinh" ở nơi phẩm cách nàng Kiều, còn được tác giả Phạm Thượng Chí trong Nam Phong tạp chí, (số 30/1919) miêu tả tài tình:

Có cái đức nghiêm của người liệt nữ, mà lại có cái vẻ tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến tính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thế đủ khiến thương. Vì cảnh ngộ phải nặng kiếp đào hoa, trong tình ý vốn ra người tiết nghĩa, ở nơi ô trọc mà vẫn giữ được tiết thanh cao, gặp cảnh gian nan mà không hề đến nỗi đắm đuối....

Đó là "chữ Trinh" tiết liệt của phẩm cách nàng trong suốt cuộc đời 15 năm chìm nổi dâu bể. Vậy nhưng từ đó, đề thi của ĐH FPT  lại dẫn tới loanh quanh còn mỗi cái trinh tiết đàn bà, còn mỗi chữ "màng trinh" cụ thể, thô thiển, còn mỗi chuyện nên hay không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thì quả thực, người ra đề hiểu về đoạn thơ quá hời hợt, nông cạn và sai lạc.

Đề được khen là mở mà tư duy ra đề lại ...đóng kín, duy nhất vào mỗi cái "màng trinh".

Mặc dù, ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH FPT cho rằng: Việc thí sinh lựa chọn quan điểm nào không quyết định tới điểm số, mà quan trọng là thí sinh biết cách phân tích, lập luận đưa ra những ví dụ xác đáng để bảo vệ quan điểm của mình. Điều chúng tôi đánh giá chính là tư duy của thí sinh được thể hiện qua bài viết luận.

Khổ nỗi, tư duy ra đề của thầy còn hời hợt, không thẩm thấu hết tinh thần đoạn thơ, đánh đố sự tò mò, nghĩ ngợi non nớt của học sinh, thì đòi hỏi học sinh mới lớn làm sao có được tư duy và nhận thức đúng về "chữ Trinh". Nhất là các em sống luôn trong thế giới mạng, đủ các truyện tục, hình ảnh, phim ảnh khiêu dâm trôi nổi?

ĐH FPT hoàn toàn có thể ra một đề thi mở về tình dục trước và sau hôn nhân trong thời hiện đại, thể hiện một tư duy táo bạo, phá cách, chống lại sự sáo, sự nhạt. Tại sao lại kéo cụ Nguyễn Du vào một cách vừa khiên cưỡng, vừa tệ hại thế này?

Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? (300 năm lẻ về sau nữa/ Biết có ai người khóc Tố Như?

Câu thơ như một quẻ bói định mệnh. Hơn 300 năm sau, các GS, TS, các nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo..., vẫn tiếp tục "khóc" cho cụ Tiên Điền, cho chữ Trinh thanh cao và đáng trọng của nàng Kiều đặt sượng sùng, thô bạo không đúng chỗ bởi cách hiểu tầm thường, dung tục.

"Muốn hiểu hiện đại, cần thạo nhảy ...cổ điển"

Khái niệm "chữ Trinh" của chàng Kim cực kỳ mới mẻ, hiện đại. Ảnh minh họa
Khái niệm "chữ Trinh" của chàng Kim cực kỳ mới mẻ, hiện đại. Ảnh minh họa
Dù có sự sai lạc về "chữ Trinh" của đoạn thơ trong truyện Kiều, đề thi vẫn được không ít người ủng hộ? Vì sao?

Đó là bởi tâm lý xã hội nói chung, lâu nay đã chán ngắt cái kiểu ra đề thi sáo mòn, học vẹt của ngành giáo dục. Nó khiến học sinh chán học văn, quay lưng lại với môn văn. Khiến văn chương với bản chất chân- thiện- mỹ phải đứng lẻ loi bẽ bàng. Cũng vì thế, nó là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến người Việt trong xã hội hiện nay tàn nhẫn hơn, vô cảm hơn, đê tiện hơn...

Đó là bởi hiện tượng lớp trẻ ngày càng "sống thoáng", thoát ly hẳn nền tảng văn hóa, đạo lý truyền thống, khiến không ít bậc cha mẹ, người lớn lo lắng. Họ đòi hỏi giáo dục cần phải dạy cho con em đối mặt với một thực tiễn đầy biến động, đầy rủi ro, cạm bẫy với lớp trẻ, để hướng đạo mà không nên né tránh.

Ở góc độ hình thức, đề thi này đã đáp ứng được sự bức xúc đó, chủ đề mới, bạo, đòi hỏi học sinh độc lập tư duy.

Thế nhưng về bản chất, tinh thần chủ đạo của "chữ Trinh" trong truyện Kiều khác hẳn với yêu cầu về chủ đề "màng trinh" của đề thi. Chả thế, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đề thi xúc phạm đến đại thi hào Nguyễn Du. Và nhiều ý kiến của các nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà sư phạm khá gặp nhau ở một điểm- phê phán sự thô thiển của đề thi.

GS Nguyễn Minh Thuyết có lý, khi nhận định, nếu thí sinh bộc lộ quan điểm, nhận thức sai lệch thì ai uốn nắn, ai điều chỉnh cho các em?

Và có đúng là những ý kiến phản đối đề thi, phản ánh sự trì trệ của xã hội về tư tưởng trong chuyện này không, như thất vọng của ông Nguyễn Hùng Vỹ?

Theo người viết bài, không phải vậy. Vì cái nhìn của xã hội hiện nay khá thoáng, thậm chí chấp nhận cả những trường hợp "không chồng mà chửa mới ngoan" cơ mà...

Nhưng người ta phản ứng, bởi cách ra đề sai phạm ở nhiều yếu tố, hiểu chữ Trinh quá phiến diện. Nói như blogger Hiệu Minh, là xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Kể cả ông Nguyễn Hùng Vỹ, cũng phải thừa nhận: Đề thi  của GS Lê Đình Kỵ (ra cách đây 30 năm) là Tây Thi. Còn đề thi của FPT là ... Đông Thi. Nhại lại nhưng có thể không hiểu lắm về Truyện Kiều nên nó vụng về.

Nàng Tây Thi xưa của thời Xuân Thu, sắc nước hương trời, đến độ ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê đắm. Còn nàng "Đông Thi của ĐH FPT", mới chỉ nghe, người đời đã... nhăn mặt. Bởi sự tầm thường. Bởi sự khác biệt về bản chất, như chữ Trinh của một phẩm cách nàng Kiều, với cái "màng trinh" thô tục.

Chợt nhớ tới bài học vỡ lòng đầu tiên mà Vũ sư Vũ Hiếu, người dạy khiêu vũ rất nổi tiếng ở Hà Nội một thời (nay ông đã khuất núi):

Muốn nhảy được các điệu hiện đại như Chachacha, Disco, phải thạo và nắm vững cách nhảy các điệu cổ điển như Tango, Vanxơ.... Nếu không hiểu cổ điển, không biết "đi" các điệu cổ điển, học nhảy hiện đại ngay, thì dấu ấn sai phạm luôn bộc lộ trong các bước nhảy. Đừng tưởng cứ "ngoáy mông", uốn éo vô tội vạ đã là hiện đại, là biết nhảy!

Lớn như chuyện văn hóa, chuyện dạy người, nhỏ như chuyện ra đề thi cũng giống như học khiêu vũ vậy.

Nhất là đối với Công ty FPT, nơi có ĐH FPT tập trung rất đông người trẻ có quan niệm và cách sống hiện đại, táo bạo, dám phá cách. Người ta chưa thể quên cái bản Hịch nhại Hịch Tướng sĩ hơi ngoa ngôn và hơi xược, cũng như chưa quên cái vũ hội sexy năm nào thật phản cảm.

Văn hóa rất cần có nền tảng. Trên cái nền tảng, cái phông đó, mới có thể tiếp cận với văn minh, hiện đại một cách chọn lọc. Đừng nghĩ cứ học lỏm, cứ bắt chước tây- tầu, là biến thành ...hiện đại. Đó là tư duy hiện đại một cách lai căng và ăn sổi ở thì, là...đập phá chứ không phải là khai phá! Đó cũng là cái hổng bi thảm của văn hóa và dạy người.

Thế nên, tưởng hiểu được chữ Trinh cao sang, hóa ra mới mở được "cái ngàn vàng"  thô lậu!

***
Toàn văn Đề thi của ĐH FPT:

"Trong kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã từng chia sẻ quan niệm của mình thông qua phát ngôn của nhân vật Kim Trọng về"chữ trinh":

"Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh".

cho dù chính ông cũng từng khẳng định:"Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu".

Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng như thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân.

Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải phải giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người phụ nữ còn trinh hay không?

Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo và các quan sát của bạn trong cuộc sống."

Kỳ Duyên (VNN)

21.4.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo từ 20 đến 21/4.

Một việc đáng chú ý tại hội nghị này là sự có mặt của Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người muốn Nhật Bản xóa nợ sau một số cải cách gần đây.

Lãnh đạo Campuchia, Lào và Thái Lan cũng có mặt tại một sự kiện được xem là sáng kiến chủ động của Nhật nhằm tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Việt Nam nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu về "phương hướng hợp tác Mekong – Nhật Bản giai đoạn tới cũng như nêu các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong".

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng sẽ họp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko và tiếp xúc các doanh nghiệp của Nhật.

Sáng nay, ông Dũng cũng gặp cựu Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama và Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt của Đảng Dân chủ Nhật Bản.

Hồi tháng Ba, hai người đã gặp nhau ở Hà Nội mà sau đó, ông Hatoyama nói với báo Nhật rằng ông được bảo đảm Việt Nam vẫn sẽ mua hai lò phản ứng hạt nhân từ Nhật Bản.

Khả năng tham gia dự án điện hạt nhân ở Việt Nam được Tokyo quan tâm đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại sau thảm họa Fukushima.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gặp một số nhân vật có vai vế, như Chủ tịch Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Chủ tịch Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Thông tin chính thức nói năm ngoái, kim ngạch thương mại Việt - Nhật đạt trên 21 tỷ đôla.

Tính đến giữa tháng 12/2011, Nhật Bản có gần 1.670 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 23,6 tỷ đôla.

Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện
Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện 
Miến Điện xin xóa nợ

Trong khi đó, Tổng thống Miến Điện Thein Sein tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản với chủ ý lớn nhất là yêu cầu Nhật Bản giúp giải quyết món nợ.

Từ 1967 đến 1987, Nhật Bản cam kết các khoản vay cho Miến Điện trị giá 403 tỉ yên Nhật.

Chính phủ Nhật từ chối bình luận về tin đồn rằng Tokyo sẽ xóa khoản nợ trị giá 300 tỷ yên.

Nhật Bản, từng chiếm đóng Miến Điện trong Thế chiến Hai, chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đôla tại đây kể từ 2008, so với 13 tỉ đôla đầu tư của các công ty Trung Quốc.

Nhưng một số công ty Nhật nay bày tỏ quan tâm, như Honda muốn xây một nhà máy xe máy ở Miến Điện.

BBC 

Người dân ùn ùn xếp hàng đổ xăng trước giờ tăng giá

Trước giờ tăng giá xăng tối nay, nhiều người dân Hà Nội đi xe máy đến cây xăng để tranh thủ mua. Ôtô, taxi cũng xếp hàng dài với hy vọng tiết kiệm được vài chục nghìn.

Hàng trăm người dân xếp hàng dắt xe máy vào một cây xăng trên đường Láng để mua trước giờ tăng giá 45 phút.
Hàng trăm người dân xếp hàng dắt xe máy vào một cây xăng trên đường Láng để mua trước giờ tăng giá 45 phút. 
Trong số đó, khi được hỏi, nhiều người cho biết, đọc báo trên mạng thấy thông tin sắp tăng giá xăng nên vội ra mua.
Trong số đó, khi được hỏi, nhiều người cho biết, đọc báo trên mạng thấy thông tin sắp tăng giá xăng nên vội ra mua. 
Cô nhân viên bán xăng tại đây cũng cho hay, ngày thường vào giờ này không đông đến mức xếp hàng ùn ùn như hôm nay.
Cô nhân viên bán xăng tại đây cũng cho hay, ngày thường vào giờ này không đông đến mức xếp hàng ùn ùn như hôm nay. 
Ôtô cũng xếp hàng nối đuôi nhau bên ngoài chờ đổ xăng.
Ôtô cũng xếp hàng nối đuôi nhau bên ngoài chờ đổ xăng. 
Một tài xế taxi cho biết, đổ xăng sớm trước khi tăng giá 900 đồng anh cũng tiết kiệm được vài chục nghìn.
Một tài xế taxi cho biết, đổ xăng sớm trước khi tăng giá 900 đồng anh cũng tiết kiệm được vài chục nghìn. 
Thấy cảnh chen chúc mua xăng, một thanh niên đi ngang đường nghe tin tăng giá xăng liền mở nắp bình xăng ngó nghiêng.
Thấy cảnh chen chúc mua xăng, một thanh niên đi ngang đường nghe tin tăng giá xăng liền mở nắp bình xăng ngó nghiêng. 
Một số người dân tranh thủ vác bình đến mua xăng trước giờ tăng.
Một số người dân tranh thủ vác bình đến mua xăng trước giờ tăng. 
Đúng 20h tối, nhân viên cây xăng cho tạm dừng và thay giá mới.
Đúng 20h tối, nhân viên cây xăng cho tạm dừng và thay giá mới. 
Tăng 900 đồng/ lít, xăng thông dụng Ron 92 có giá mới là 23.800 đồng.
Tăng 900 đồng/ lít, xăng thông dụng Ron 92 có giá mới là 23.800 đồng. 
Sau khi tăng vài phút, cây xăng cũng vắng hẳn khách.
Sau khi tăng vài phút, cây xăng cũng vắng hẳn khách. 
Những vị khách đầu tiên mua xăng với giá mới. Xăng Ron 95 là 24.300 đồng.
Những vị khách đầu tiên mua xăng với giá mới. Xăng Ron 95 là 24.300 đồng. 

Hoàng Hà (vnexpress)

Ấn Độ thả "Quái vật" trên biển răn đe Trung Quốc

Cuộc đối đầu chạy đua vũ khí giữa 2 cường quốc tại Châu Á giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.

mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…
mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…

mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…
Tầu ngầm hạt nhân Chakra II chính là lời thách thức của Ấn Độ gửi tới Trung Quốc
Mặc dù đã có một lực lượng hải quân khá hùng hậu, nhưng so với Trung Quốc, hải quân Ấn Độ vẫn bị tụt hậu một khoảng khá xa
Mặc dù đã có một lực lượng hải quân khá hùng hậu, nhưng so với Trung Quốc, hải quân Ấn Độ vẫn bị tụt hậu một khoảng khá xa
Ý thức được điều này giới chức quân sự Ấn Độ đã không tiếc tiền thuê lại tầu ngầm hạt nhân Akula của Nga để tiếp tục tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ đồng thời giúp Ấn Độ bảo vệ tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương.
Ý thức được điều này giới chức quân sự Ấn Độ đã không tiếc tiền thuê lại tầu ngầm hạt nhân Akula của Nga để tiếp tục tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ đồng thời giúp Ấn Độ bảo vệ tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương.
Theo đó tàu ngầm lớp Nerpa do Nga chế tạo (trị giá 1 tỷ đôla) được hải quân Ấn Độ thuê trong 10 năm tới.
Theo đó tàu ngầm lớp Nerpa do Nga chế tạo (trị giá 1 tỷ đôla) được hải quân Ấn Độ thuê trong 10 năm tới.
Hiện Ấn Độ gia nhập cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp để trở thành một nhà điều khiển tàu ngầm hạt nhân
Hiện Ấn Độ gia nhập cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp để trở thành một nhà điều khiển tàu ngầm hạt nhân
Ấn Độ cũng đang tự phát triển  tàu chạy bằng điện hạt nhân, dự kiến sẽ cho ra mắt vào cuối năm nay.
Ấn Độ cũng đang tự phát triển  tàu chạy bằng điện hạt nhân, dự kiến sẽ cho ra mắt vào cuối năm nay.
Tàu Akula II nặng 8.140 tấn mang tên K-152 Nerpa, được Ấn Độ đặt tên lại thành INS Chakra II.
Tàu Akula II nặng 8.140 tấn mang tên K-152 Nerpa, được Ấn Độ đặt tên lại thành INS Chakra II.
Giờ đây tàu ngầm Akula II trở thành niềm tự hào của hải quân Ấn Độ.
Giờ đây tàu ngầm Akula II trở thành niềm tự hào của hải quân Ấn Độ. 
Hình ảnh mô phỏng tính năng của Chakra II
Hình ảnh mô phỏng tính năng của Chakra II
chiếc INS Chakra II sẽ hoạt động và được kỳ vọng là tăng thêm một lợi thế cho hải quân Ấn Độ, và đảm bảo an ninh, chủ quyền của Ấn Độ.
chiếc INS Chakra II sẽ hoạt động và được kỳ vọng là tăng thêm một lợi thế cho hải quân Ấn Độ, và đảm bảo an ninh, chủ quyền của Ấn Độ.
Hình vẽ sơ thảo thiết kế của Chakra
Hình vẽ sơ thảo thiết kế của Chakra
Cảm nhận được Trung Quốc tìm cách phát triển hải quân “xanh lam”, nên Ấn Độ rất muốn tăng cường lực lượng trên biển của mình
Cảm nhận được Trung Quốc tìm cách phát triển hải quân “xanh lam”, nên Ấn Độ rất muốn tăng cường lực lượng trên biển của mình
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.

Vì sao Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo khiến Trung Quốc toát mồ hôi?

Dự kiến rạng sáng 19/4, Ấn Độ sẽ bắn thử tên lửa tầm xa nhất trong kho đạn dược của mình. Loại vũ khí này có thể giúp quân đội quốc gia Nam Á chạm đến các mục tiêu ở tận phía bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu.
Mô phỏng hình ảnh của tên lửa Angi V được phóng đi
Mô phỏng hình ảnh của tên lửa Angi V được phóng đi

Agni V, có tầm bắn hơn 5.000km với khả năng mang một đầu đạn hạt nhân. “Loại tên lửa này sẽ vô hiệu hoá mối đe dọa từ Trung Quốc.

Vụ thử nghiệm là nỗ lực để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc hơn là cố gắng vượt qua họ”, một cựu chỉ huy hải quân Ấn Độ và hiện là nhà phân tích Quỹ Hàng hải quốc gia ở New Delhi nói.
Nếu thử nghiệm thành công sẽ giúp Ấn Độ tiến lại gần hơn vị trí trở thành nước thứ 6 được biết tới khi triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Nếu thử nghiệm thành công sẽ giúp Ấn Độ tiến lại gần hơn vị trí trở thành nước thứ 6 được biết tới khi triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Nếu thử nghiệm thành công sẽ giúp Ấn Độ tiến lại gần hơn vị trí trở thành nước thứ 6 được biết tới khi triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (loại tên lửa có thể bay hơn 5.500km).

Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp đều có khả năng này.

Theo nhiều nhà phân tích quân sự Ấn Độ, việc phát triển Agni V là rất quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ có khả năng lần đầu tiên chạm tới các mục tiêu ở xa nhưng có tầm quan trọng chiến lược là phía bắc Trung Quốc.

Tên lửa sẽ cần phải thử nghiệm thành công khoảng 4, 5 lần trước khi đi vào hoạt động, có lẽ vào khoảng năm 2014-2015.

Agni là một trong hàng loạt tên lửa mà Ấn Độ đã thử nghiệm kể từ năm 2002. Loại nhỏ nhất có tầm bắn 700km chủ yếu nhằm mục tiêu củng cố biên giới.
Theo nhiều nhà phân tích quân sự Ấn Độ, việc phát triển Agni V là rất quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ có khả năng lần đầu tiên chạm tới các mục tiêu ở xa nhưng có tầm quan trọng chiến lược là phía bắc Trung Quốc
Theo nhiều nhà phân tích quân sự Ấn Độ, việc phát triển Agni V là rất quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ có khả năng lần đầu tiên chạm tới các mục tiêu ở xa nhưng có tầm quan trọng chiến lược là phía bắc Trung Quốc

Ấn Độ và Trung Quốc có tranh chấp biên giới ở Himalaya. Hai bên chưa thể giải quyết những bất đồng sau hơn chục cuộc thương thảo kể từ năm 2005 đến nay.

Kế hoạch thử tên lửa của Ấn Độ xuất hiện giữa lúc căng thẳng quốc tế leo thang về vụ phóng tên lửa tầm xa thất bại của Triều Tiên.
có thể giúp quân đội quốc gia Nam Á chạm đến các mục tiêu ở tận phía bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu
có thể giúp quân đội quốc gia Nam Á chạm đến các mục tiêu ở tận phía bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc luôn đe dọa Ấn Độ không nên can thiệp sâu vào vấn đề biển Đông cũng khiến mối quan hệ song phương giữa 2 cường quốc này trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Thái Yên (Defencetalk)


Quảng Ngãi: Sản phụ chết vì bác sĩ không cho mổ kịp thời

Dù gia đình van xin bác sĩ mổ lấy thai vì sản phụ đau đớn không sinh được, tuy nhiên bác sĩ của khoa sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi vẫn lạnh lùng không chấp nhận. Sau đó, sản phụ gục ngã, các bác sĩ mới vội vã đưa đi cấp cứu nhưng đã muộn. Sản phụ chết vì không sinh được. Cháu bé trong bụng sản phụ đã được mổ lấy ra trong tình trạng nguy kịch.

Sự việc xảy ra vào khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ là chị Lê Thị Hương (24 tuổi) ngụ thôn 1, xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi đã bất ngờ qua đời sau 2 ngày nhập viện và được mổ lấy thai tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi. Bé trai sơ sinh, con của sản phụ Hương cũng đang trong tình trạng nguy kịch, khó qua khỏi.
Mẹ của sản phụ chết ngất tại bệnh viên khi nhận hung tin con gái mình tử vong,
Mẹ của sản phụ chết ngất tại bệnh viên khi nhận hung tin con gái mình tử vong, 

Anh Trần Công (28 tuổi)- chồng của sản phụ Lê Thị Hương đau đớn cho biết: Chị Hương được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng vỡ ối, chuyển dạ vào khoảng 11h tối 18/4. Đến sáng 19/4, sau nhiều giờ nhập viện, thấy vợ anh phải chịu đau đớn mà vẫn chưa thể sinh con nên anh Công đã yêu cầu bác sĩ Khoa sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho chị Hương được mổ lấy thai.

Tuy nhiên, bác sĩ đã từ chối yêu cầu của gia đình bệnh nhân Lê Thị Hương với lý do sức khỏe chị Hương vẫn tốt, có thể sinh tự nhiên được. Sau đó, nhiều giờ vợ anh đã gục ngã vì không thể sinh được.

Trong buổi sáng 20/4, P.V VietNamNet có mặt tại bệnh viện, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ các bác sĩ, kể cả lãnh đạo bệnh viện. Đến 15h cùng ngày, ông Nguyễn Tấn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi mới đồng ý gặp phóng viên.

Ông Hùng cho biết: Khoảng 11h20p sáng 19/4, bệnh nhân được chuyển từ phòng sinh cho ca trực của bác sĩ Lê Cao Tuấn. Bác sĩ Tuấn phát hiện bệnh nhân Hương đang trong tình trạng khó thở, nên đã gọi bác sĩ khoa nội tim mạch và gây mê, đồng thời làm thủ tục cho bệnh nhân vào phòng mổ. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ có dấu hiệu hẹp van tim 2 lá và phù phổi cấp?

Khoảng 4h chiều cùng ngày, bệnh nhân được đưa về Khoa hồi sức tích cực-chống độc trong tình trạng nguy kịch phải thở ống oxy. Đến khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ Hương đã qua đời.

Điều đáng nói là trong 12 tiếng đồng hồ thuộc 2 ca trực, kể từ khi bệnh nhân được nhập viện, các bác sĩ khoa sản không hề phát hiện ra bệnh nhân có dấu hiệu bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp.

Bà Nguyễn Thị Bông (52 tuổi)- mẹ ruột của bệnh nhân Hương bức xúc nói: “Hai vợ chồng nó cưới nhau và vào TP. HCM làm ăn được 2 năm rồi. Vì cháu mang bầu lần đầu tiên nên cách ngày sinh nở khoảng 10 ngày, 2 vợ chồng Hương dẫn nhau về sinh ở Quảng Ngãi để gia đình tiện bề chăm sóc cả mẹ lẫn con.

Trước khi chuyển dạ và nhập viện, tình hình sức khỏe của cháu Hương rất tốt, không hề có biểu hiện bệnh tim hay phù phổi cấp như bác sĩ chẩn đoán. Chúng tôi không hiểu vì sao Bệnh viện không cho cháu Hương được mổ đẻ ngay lúc gia đình yêu cầu mà lại để đến khi quá muộn không thể cứu vãn được nữa”.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng cho biết thêm: “Theo nhận định ban đầu, chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân bệnh nhân Lê Thị Hương tử vong là do bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp”.

Bác sĩ Hùng cũng thừa nhận nếu được phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh tim và mổ lấy thai sớm hơn, bệnh nhân Lê Thị Hương có thể sẽ không chịu hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Sắp tới, bệnh viện sẽ tổ chức họp và truy cứu trách nhiệm 2 kíp trực phụ trách bệnh nhân Lê Thị Hương.

Đến chiều 20/4, Phòng kỹ thuật hình sự- Công an tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi phẫu thuật, khám nghiệm tử thi để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong của sản phụ Lê Thị Hương.

Được biết, hiện cháu bé con của chị Hương là con trai, nặng 2,5 kg đang được nuôi giữ trong lồng kính với tình trạng sức khỏe hết sức nguy kịch.

· Minh Bảo (vietnamnet)

Myanmar: Vì đâu Tổng thống thành nhà vận động dân chủ?

Ông là một thành viên đã từng rất trung thành của một trong những chế độ quân sự cứng rắn nhất thế giới và giờ đây ông đang làm "sứt mẻ" một số trong những di sản tồi tệ nhất của chế độ ấy - khi ông quyết định thả tù chính trị, nới lỏng một phần quy định với báo chí và cho phép phe đối lập tham gia cuộc bầu cử quốc hội.

Câu chuyện tại sao U Thein Sein, Tổng thống của Myanmar, lại chuyển biến từ một người vốn cánh tay phải trong chế độ cũ trở thành một nhà vận động cho những thay đổi dân chủ vẫn còn rất nhiều bí ấn cũng như chuyện tại sao các nhà lãnh đạo của chế độ quân sự cũ lại cho phép ông làm những việc như vậy.

Nhưng trong nhiều cuộc phỏng vấn với những người từng chứng kiến sự thăng tiến của ông Thein Sein trong quân đội (gồm cả hai cố vấn) và một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới quê hương ông, một bức tranh đã bắt đầu xuất hiện về người đàn ông đã luôn luôn có sự khác biệt so với những tướng tá đồng nhiệm.

Tổng thống Myanmar U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ. Ảnh: Reuters
Tổng thống Myanmar U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ. Ảnh: Reuters
Ở tuổi 66, ông Thein Sein có dáng mảnh khảnh, trí thức và ôn hoà hơn so với các thành viên trong chế độ quân sự lên nắm quyền sau cuộc nổi dậy năm 1988. Ông được đánh giá là một nhân vật "sạch", không vướng vào tham nhũng - vấn nạn đã nhuộm đen rất nhiều tướng tá Myanmar. Thậm chí kể cả những người phê bình cũng phải thừa nhận rằng, vợ và các con gái ông đã tránh được sự phô trương hào nhoáng khác hẳn so với gia đình người tiền nhiệm của ông tại một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á.
Những cuộc phỏng vấn nối tiếp nhau, những người chỉ trích cũ hay kẻ trung thành đều nhất trí đánh giá về ông ở sự chân thật và khiêm nhường. Một cựu cố vấn và là người viết diễn văn cho tổng thống, U Nay Win Maung, đưa ra bình luận về ông: "Không tham vọng, không quả quyết, không có sức lôi cuốn nhưng rất chân thành".

Chân thành cải cách

Chính sự chân thành của ông Thein Sein về cải cách đã thuyết phục bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ,  trở lại hoạt động chính trị trong năm ngoái. Quyết định ấy là một bước ngoặt với ông, không chỉ dành cho ông sự ủng hộ ở trong nước mà còn giúp ông xích lại gần Mỹ - nhà "quán quân" trong việc áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong những ngày Aung San Suu Kyi quyết định tranh cử, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thăm Myanmar, trở thành quan chức cấp cao nhất nước Mỹ tới thăm quốc gia này trong nửa thế kỷ. Ông Thein Sein đang trở thành một người mà chính quyền sẽ nhìn vào khi họ nỗ lực khẳng định vị trí quyền lực của mình ở châu Á và là "phép thử" với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Hôm qua, ông tiếp tục công khai lên tiếng ủng hộ quá trình cải cách cho dù phe đối lập đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội hôm chủ nhật. Ông khẳng định, cuộc bầu cử "được tiến hành theo một cách rất thành công". Trong khi đó, thắng lợi của phe đối lập cộng với thắng lợi của chính bản thân bà Aung San Suu Kyi đã giành được chiếc ghế cho chính mình có thể đặt ra mối đe dọa với đảng cầm quyền - đảng sẽ đối mặt với cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015.

Nhưng những người chỉ trích vẫn không hoàn toàn hài lòng với thay đổi mà Thein Sein đang tiến hành. Dù rất nhiều tù chính trị đã tự do nhưng vẫn còn nhiều người trong trại giam. Và họ cũng không quên quá khứ của ông. Nhưng Irrawaddy, một ấn phẩm của người lưu vong ở Thái Lan, gần đây đã nêu sự khác biệt khi thông tin rằng, đơn vị của ông năm 1988 hoặc đã thả những nhà hoạt động dân chủ, hoặc giao họ cho chính quyền địa phương có lẽ là để cứu sống họ.

Khuensai Jaiyen, biên tập viên tổ chức cung cấp tin tức về một trong những nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất Myanmar tổng kết những cảm nhận tương đối tốt về vị Tổng thống. “Nếu bạn hỏi mọi người ở đây, vị chỉ huy nào họ thích nhất, thì sẽ là ông ấy". Khuensai nói qua điện thoại. “Hoặc chính xác hơn, ông ấy là chỉ huy mà họ ít ghét nhất”.

Một cố vấn cho vị Tổng thống đã từ chối trả lời câu hỏi về nền tảng của ông Thein Sein hay động cơ dẫn ông đến cải cách. Chỉ biết rằng, ít nhất cho đến bây giờ, ông đang cố gắng đưa nước mình hướng tới một xã hội cởi mở hơn.

Một chất xúc tác xuất hiện, đó là bão Nargis. Cơn bão xảy ra cách đây 4 năm là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của Myanmar, khiến hơn 130.000 người thiệt mạng và biến miền quê trù phú thời thơ ấu của ông Thein Sein thành nơi của những ngôi làng bị san phẳng, những dòng sông trôi nổi xác người.

Khi ấy, Thein Sein là lãnh đạo đơn vị phản ứng khẩn cấp của chính quyền quân sự. Nhưng khi đi khắp châu thổ Irrawaddy trên một chiếc trực thăng, ông đã thấy quốc gia nghèo khổ của mình bị động thế nào trước thảm họa. Cơn bão trở thành "thứ kích hoạt tinh thần", U Tin Maung Thann, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu ở Yangon chuyên cố vấn chính sách cho Tổng thống nói. “Nó khiến ông hiểu ra những hạn chế của chế độ cũ".

Ở cương vị lãnh đạo ủy ban ứng phó của chế độ cũ, ông Thein Sein đã bị đổ lỗi một phần cho những hạn chế của chính phủ. Những người chỉ trích phê bình gay gắt quyết định từ chối viện trợ nước ngoài trong việc cấp phát lương thực và những hàng hoá khác. Nhưng theo giới phân tích, ít nhất ông Thein Sein đã tự mình tiếp cận với dân, khác các tướng tá đồng nhiệm.

Hình mẫu 'sạch'

Ông chào đời tại ngôi làng hẻo lánh Kyonku và lớn lên trong nghèo khó. Là con út trong ba người con, ông sinh ra ở căn nhà gỗ nhỏ bé trên con đường chạy qua trung tâm thị trấn, nơi cách tây nam Yangon khoảng 8h đi xe. Cha mẹ ông không có đất đai, và cha ông, U Maung Phyo, kiếm sống bằng nghề đan chiếu - U Kyaw Soe, người cùng làng nói. Nhưng cha của ông nguyên là một tăng ni Phật giáo, người mà dân làng mô tả là có học thức khác thường. “Lý do chính cho sự thành công của ông là cha ông", Kyaw Soe nói. “Ông là người thầy vĩ đại và có những giá trị đạo đức đáng tôn trọng".

Kyaw Soe cho biết, vị tổng thống đã không hề thiên vị Kyonku kể từ khi lên nắm quyền một năm trước đây. Và sự thiếu thốn của làng là minh chứng cho tính chân thực của Thein Sein. Ngôi làng vẫn không có con đường trải đá, thiếu nước sạch. Du khách được cảnh báo không ra ngoài khi tối trời trên con đường bụi bặm nối Kyonku với thế giới bên ngoài vì có thể họ sẽ cham mặt những con voi sinh sống trên các quả đồi.

Đánh giá của Kyaw Soe cũng giống nhiều người khác. “Chắc chắn những người thân cận với quân đội, người nghĩ rằng ông là một trong số những người tốt hơn cả, đều chung ý nghĩ ông không hề tư lợi cá nhân", Larry M.Dinger, đại biện lâm thời của Mỹ tại Myanmar nói.

Sự khiêm nhường, không phô trương của ông đã tạo ra ấn tượng tốt đẹp với những người dân Myanmar, những người đã chứng kiến sự phô trương ngày một xa hoa không hề nao núng của các cựu tướng lĩnh quân sự sau khi chế độ cũ bán nhiều tài sản giá trị của đất nước trong năm dẫn tới chuyển giao quyền lực 2011. Một số nhà phân tích dự đoán rằng, sự giàu có có thể là một phần giải thích vì sao những nhà lãnh đạo cũ ưng thuận với các cải cách của Tổng thống.

Khi bước sang năm thứ hai làm Tổng thống, ông Thein Sein lại đang nhằm tới những mục tiêu táo bạo.

Trong bản Thông điệp liên bang hồi tháng 3, ông cam kết sẽ áp dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, và tăng gấp đôi chi tiêu cho giáo dục. Ông cũng nhắc lại "quyền lực thứ tư" của truyền thông đại chúng và khẳng định báo chí "có thể đảm bảo tự do và trách nhiệm".

Ít nhất cho tới nay, ông Thein Sein đã thể hiện một mức độ hiểu biết về chính trị, địa chính trị. Bằng việc ngừng dự án xây con đập thủy điện do Trung Quốc tiến hành gây nhiều tranh cãi, ông đã giảm bớt nỗi lo lắng khá phổ biến ở Myanmar - quốc gia 55 triệu dân - sẽ bị láng giềng rộng lớn hơn nhiều "khai khẩn".

Vẫn còn nhiều người lo lắng rằng, cải cách có thể bị dừng lại hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào Tổng thống. Người viết diễn văn cho Tổng thống, ông Nay Win Maung, trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái rằng, có lý do cho những lo lắng ấy. “Những thay đổi không được dự tính trước", ông nói. "Nó không phải là chiến lược, nó dựa trên cá nhân".

Thái An (theo New York Times)

20.4.12

Báo Nga: Nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc

Cách đây vài hôm, các bài viết cho biết các phương tiện truyền thông Nga đã chỉ trích việc Nga bán vũ khí tiên tiến Su-35 và các loại khác cho Trung Quốc…..

Theo đó, hành động này sẽ không chỉ gây tổn hại cho Nga trong lợi ích thương mại, an ninh quốc gia Nga mà còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, bài viết kêu gọi Nga hủy bỏ việc bán 48 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, nhưng có thể bán cho Việt Nam và Kazakhstan.
Nga nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc
Nga nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc 

Phương tiện truyền thông Nga nhận xét việc bán vũ khí cho Trung Quốc rằng: "Không được trang bị vũ khí tiên tiến cho các đối thủ tiềm năng."

Trong các doanh nghiệp quân sự và các tạp chí quân sự của Nga, theo báo Độc Lập cũng có một bài viết dài mới đây, cảnh báo rằng việc bán vũ khí tiên tiến và các trang thiết bị vũ khí khác sẽ đặt ra cho an ninh quốc gia Nga một mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc.

Bài báo này chỉ trích rằng sự sụp đổ của Liên Xô, bầu không khí xã hội Nga và các hoạt động khác bị bao trùm bởi tiền bạc, và đã gây ra việc Nga bán các trang thiết bị vũ khí cho Trung Quốc để kiếm tiền bạc để rồi bỏ qua lợi ích an ninh quốc gia.

Đồng thời, vì lợi ích riêng của một số, Nga và một số các nhóm lợi ích cũng vận động hành lang để bán các loại vũ khí và trang thiết bị tiên tiến cho Trung Quốc.
Người Nga chắc vẫn chưa quên bài học Hồng Kỳ- 9 ( Hồng Kỳ- 9 là phiên bản tên lửa Trung Quốc là nhái hệ thống tên lửa S-300 của Nga)
Người Nga chắc vẫn chưa quên bài học Hồng Kỳ- 9 ( Hồng Kỳ- 9 là phiên bản tên lửa Trung Quốc là nhái hệ thống tên lửa S-300 của Nga) 

Bài viết cho biết, có thể thường thấy là Trung Quốc đã và đang mô phỏng theo các trang thiết bị vũ khí của Nga để bán trên thị trường quốc tế, có tác động xấu gây thiệt hại cho xuất khẩu vũ khí Nga và các lợi ích khác.

Nhưng điều này chỉ là một phần nhỏ của các tác động tiêu cực đối với Nga. Một mối đe dọa lớn hơn cho Nga, ngoài vũ khí của Nga, Trung Quốc còn bắt chước các loại vũ khí phương Tây, và sau đó Trung Quốc kết hợp và giả nâng cấp để cải thiện và đổi mới cho riêng mình, và làm cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng cường rất nhiều.
Bài học mang tên J-11 làm nhái Su-27 của Nga
Bài học mang tên J-11 làm nhái Su-27 của Nga 

Bài báo cho biết Nga dự định bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc và các trang thiết bị vũ khí tiên tiến khác, đó là kẻ thù tiềm năng của lực lượng vũ trang Nga. Bài báo kêu gọi Nga hủy bỏ chương trình bán 48 chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc, hoặc bán cho Việt Nam, Kazakhstan, thay vì bán cho Trung Quốc, Việt Nam hoặc Kazakhstan có thể thị trường cung cấp máy bay chiến đấu thấp hơn, nhưng không thể là bán Su-35 cho Trung Quốc, không bán cũng là để tăng cường an ninh quốc gia của Nga.

Nga và Trung Quốc đã và đang chính thức giải quyết vấn đề biên giới, nhưng Nga vẫn còn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nước châu Á khác lo lắng về việc mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc.

Xung quanh vấn đề bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc ở Nga đang có các cuộc tranh luận nóng bỏng và cũng có ý kiến ủng hộ.
Trung Quốc đã cho người Nga thấy nhiều bài học vô cùng đau xót
Trung Quốc đã cho người Nga thấy nhiều bài học vô cùng đau xót 

Giả thiết rằng việc hỗ trợ và bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc, quân đội Trung Quốc với các hệ thống vũ khí của Nga, điều đó có thể giúp Nga hiểu rõ hơn về quân đội Trung Quốc, để có thể giúp Nga hiệu quả hơn để bảo vệ mình chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Mặt khác, doanh số bán hàng của các vũ khí tiên tiến từ Nga sang Trung Quốc cũng có thể mang lại lợi ích chính trị.

Việc sử dụng những vũ khí do Nga chế tạo được sử dụng để chống lại Đài Loan, đặc biệt, để Trung Quốc tập trung vào cuộc đối đầu với Hoa Kỳ có thể giúp Nga giảm áp lực từ Trung Quốc.

Chuyên gia vũ khí Nga ông Piyatushen, cho biết, ông tin rằng Nga sẽ kéo thời gian và ít có khả năng bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc.

Theo tin tức các cơ quan gần đây trích dẫn tin quốc phòng của Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã phủ nhận những tin tức về việc mua 48 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Phú nguyễn (theo Bắc Kinh Nhật Báo, Vibay, hotrungnghia.multiply.com)

Trung Quốc phải khóc hận vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ?

Vốn không được đánh giá cao ở khả năng chống ngầm, nhưng Trung Quốc vẫn tự tin hóa giải được tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ nhờ khu trục hạm lớp Sovremenny cùng dàn trực thăng săn ngầm KA27 và Z9.

Mặc dù tự thiết kế được những chiến hạm hiện đại của riêng mình, nhưng khu trục hạm Sovremenny đặt mua của Nga vẫn là con bài chủ chốt cho mục đích bảo vệ lãnh hải và chống ngầm của Trung Quốc.

Chakra II sẽ là cây gậy răn đe của Ấn Độ
Chakra II sẽ là cây gậy răn đe của Ấn Độ 

Theo đó, khu trục hạm Sovremenny của Hải quân Trung Quốc có chiều dài 156,5m, lượng giãn nước tối đa 7.940 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 344 người.

Với 4 động cơ tua bin hơi công suất 50.000 mã lực, Sovremenny có thể đạt đến tốc độ tối đa là 61 km mỗi giờ và có tầm hoạt động tới 26.000 km.

Về vũ khí, Sovremenny có 8 tên lửa chống tàu Raduga Moskit, phân thành hai cụm bố trí trong 4 ống phóng đặt nghiêng 15 độ phía trước mũi tàu.

Tên lửa Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa siêu thanh hiện đại của Nga với tầm bắn lên đến 220km, mang theo đầu nổ 300kg.

Ngoài hệ thống tên lửa và pháo phòng hiện đại, để chống tàu ngầm, Sovremenny được trang bị hai ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hai hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000 với 48 tên lửa trang bị đầu nổ 55kg và tầm bắn 1km.

Thêm vào đó, tàu còn kèm theo trực thăng săn ngầm Ka-27, có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 5 và ở khoảng cách 200 km từ tàu mẹ.

Hiện tại, Trung Quốc đã có thêm trực thăng săn ngầm Z9 tự sản xuất, và đang có dự định biên chế thêm loại trực thăng này trên các loại khu trục hạm Sovremenny hiện có.
Siêu chiến hạm săn ngầm hàng đầu của Trung Quốc
Siêu chiến hạm săn ngầm hàng đầu của Trung Quốc 

Hệ thống phòng thủ tầm gần của Sovremenny là bốn khẩu AK-630, với 6 nòng pháo 30 mm, có thể bắn tự động nhờ radar ở tốc độ 5.000 phát đạn mỗi phút với tầm bắn từ 4km (chống tên lửa) đến 5km (chống các mục tiêu tàu nổi hạng nhẹ).

Với việc sở hữu một loạt những vũ khí phòng vệ hiện đại thì rõ ràng Trung Quốc có cơ sở để không ngại tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ, nhưng nếu cứ mãi tiếp tục chủ quan trước "con hổ" Ấn Độ thì e rằng một ngày nào đó "con rồng" Trung Hoa sẽ phải khóc hận...

Thái Yên (Denfence)

Tên lửa Ấn Độ mạnh tới đâu mà Trung Quốc sốt ruột?

Ấn Độ phóng thành công loại tên lửa có thể chạm tới mọi khu vực của Trung Quốc

8h05 sáng qua (19/4, theo giờ địa phương), Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mang tên Agni-V, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo Agni-V do Ấn Độ tự sản xuất đã rời bãi phóng thử ngoài khơi bang miền đông Orissa. Kế hoạch này vốn dĩ đã bị hoãn lại 1 ngày do thời tiết xấu.
Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo Agni-V. (Ảnh: Reuters)
Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo Agni-V. (Ảnh: Reuters) 

Tổ chức nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ đã xác nhận kết quả phóng thử thành công. Họ cho biết, “tên lửa đã trúng mục tiêu đề ra với độ chính xác cao”.

V.K. Saraswat, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ, cho hay việc phóng thử thành công loại tên lửa liên lục địa Agni-V đã làm nên lịch sử.

Agni-V có chiều dài 17,5m, 3 tầng, nặng 50 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1,5 tấn, đạt tầm phóng tới 5.000km.

Ngoài ra, tên lửa đạn đạo Agni-V còn trang bị con quay laser hình vòng tiên tiến, động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao.

Đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mà hiện chỉ có Nga, Mỹ, Pháp và Trung Quốc sở hữu. Theo truyền thông New Delhi, với Ấn Độ, Agni-V còn hơn cả ICBM.

Một nguồn tin quốc phòng cho biết, tên lửa đạn đạo Agni-V đủ sức vươn tới bất kỳ khu vực nào ở Trung Quốc, đặc biệt là khu vực bờ biển miền đông nước này.

Nhà phân tích Uday Bhaskar nói, "tên lửa này sẽ vô hiệu hoá đe dọa từ Trung Quốc. Vụ thử nghiệm là nỗ lực tạo cân bằng với Trung Quốc hơn là cố gắng vượt họ”.

Còn theo chuyên gia Rahul Bedi, việc thử nghiệm thành công Agni-V sẽ giúp tăng cường khả năng của tên lửa Ấn Độ khi nó đi vào hoạt động trong 2014 - 2015.
Mô hình tên lửa Agni-V.
Mô hình tên lửa Agni-V. 

Thêm vào đó, vụ phóng thử thành công tên lửa Agni-V sẽ giúp đưa Ấn Độ tham gia vào câu lạc bộ các nước sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Giám đốc Tổ chức nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, "giờ chúng tôi là một cường quốc tên lửa mà hầu hết thế giới không sánh kịp".

Trước đó, sáng 19/4, Ấn Độ tuyên bố đã phóng thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mang tên Agni-V, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng như thế nào?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND TP Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Trước đó, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng.

Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã khẩn trương thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng
Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng

Thủ tướng yêu cầu UBND TP  Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Đồng thời, UBND TP Hải Phòng tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố; ổn định tình hình, tập trung thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương đã đề ra.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương có văn bản hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai.

Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá việc kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật của thành phố Hải Phòng đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm.

UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải Phòng khẩn trương giải quyết đúng pháp luật, vụ án "giết người, chống người thi hành công vụ" và vụ án "hủy hoại tài sản của công dân".

Theo Cổng TTĐT Chính phủ