Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

30.3.12

Cái xe vẫn đặt trước... con bò?

Thu phí là chuyện bình thường ở khắp nơi trên thế gian này. Tuy nhiên, thu phí gì là điều cần bàn.

Không giống ai?
Những lần được hỏi so Việt Nam với các nước anh đã đến thì thế nào, anh bạn tôi người từng đi học, đi thăm khá nhiều nước tiên tiến thường nói: "Việt Nam mình chẳng giống ai." Có thể là vì mình độc đáo? Cũng có thể là bất bình thường? Người nghe hiểu thế nào thì tùy.
Ở nước mình, những chuyện "ngược đời" vẫn đang diễn ra hàng ngày hầu như trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Xin điểm vài chuyện trong lĩnh vực giao thông đô thị.
Trong khi chưa có hệ thống giao thông công cộng thì định cấm xe cá nhân. Khi thu nhập bình quân đầu người vẫn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới thì định cấm xe máy. Khi chưa chuẩn bị chỗ gửi xe mới thì đã giải tán chỗ gửi xe cũ. Khi thu phí bảo trì đường thì thu theo lối thu "mớ" không phân biệt xe to xe bé...
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân. Ảnh minh họa
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân. Ảnh minh họa  
Việt Nam không phải là quốc gia phát minh ra động cơ đốt trong, không phải là nhà sản xuất và sử dụng ô tô đầu tiên. Khái niệm chỉ sinh ra từ thực tế, những khái niệm về phương tiện xe cộ đã được loài người phát minh xác định từ lâu.
Người viết bài này lại không ở lĩnh vực chuyên môn giao thông nên không biết có quốc gia nào xác định taxi là phương tiện cá nhân hay không? Nhưng trong các từ điển khái niệm của Việt Nam và nước ngoài đều coi taxi là phương tiện công cộng.
Nếu nhà quản lý cho rằng taxi là xe cá nhân thì VN là nơi duy nhất có khái niệm đó.
Đo chân mình để đóng giầy cho người khác
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân, trong khi về bản chất nó vẫn là phương tiện công cộng?
Có một phát biểu trong một bài viết khác "Nhà quản lý không chỉ cần có cái đầu, biết nhìn bằng cả hai con mắt mà còn phải có một con tim. Hoạch định chính sách phục vụ ai: Đa số nhân dân hay một nhóm nhỏ?"
Với một thành phố của một nước nghìn năm nông nghiệp mà phố hẹp, người đông như Hà Nội, nếu cần phải cấm xe tư nhân vào một số đường phố, thì ôtô là phương tiện cần cấm đầu tiên.
Thu phí là chuyện bình thường ở khắp nơi trên thế gian này. Tuy nhiên, thu phí gì là điều cần bàn.
Ai cũng biết xe cơ giới phá hủy môi trường như thế nào. Đường hỏng có thể làm lại, nhưng sức khỏe, tính mạng con người, thì không làm lại được.
Các nhà quản lý giao thông chắc hẳn phải biết, nhiều nước thu phí bảo vệ môi trường hơn là phí bảo trì đường. Vì bản thân trong giá xăng từ lâu đã thu thêm phí lưu thông. Không rõ phí nằm trong giá xăng đó bây giờ ở đâu, hay vào túi doanh nghiệp xăng rồi?
Người viết bài này có một người bạn sống ở thành phố New York. Chị dạy tại trường SIPA (Ngoại giao) thuộc ĐH Columbia, nhưng thường di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe bus, xe điện ngầm hoặc taxi. Chị cho biết: "Mua một chiếc ô tô ở Mỹ thì quá dễ, tương tự như anh mua xe máy ở Việt Nam thôi. Nhưng nuôi nó thì tốn kém lắm, đủ các loại phí." Tương tự cái khó khăn tìm được chỗ đỗ xe mà một lần tôi đã dẫn.
Thu phí theo "mớ"?
Thiển nghĩ nên thu phí bảo vệ môi trường theo độ lớn của dung tích xe (cm3). Đơn giản vì xe càng có phân khối lớn càng tiêu thụ nhiên liệu nhiều và thải khí độc càng nhiều. Xe có phân khối càng lớn càng nặng, càng phá đường nhanh, ...
Có thể lấy 50cm3 làm mức tối thiểu để tính. Quá dễ vì ngay trên đăng ký đã có chỉ số phân khối, chứ đừng thu theo "mớ" như chủ trương đã nêu. Gần như đánh đồng các loại xe lớn, xe nhỏ, xe anh, xe em..., vừa không khoa học vừa bất công!
Mặc dù 80.000-150.000đ/năm đối với xe máy và 180.000-1.440.000/năm đối với ô tô không phải là lớn lắm, nhưng nhìn vào con số, ta thấy ngay sự bất hợp lý và không công bằng.
Lấn chiếm vỉa hè để bày hàng là chiếm dụng vốn của nhân dân!
Lấn chiếm vỉa hè để bày hàng là chiếm dụng vốn của nhân dân!

Ví dụ ô tô có dung tích trung bình là 2000 cm3, nặng trên dưới một tấn tiêu thụ nhiên liệu, thải khí độc và phá hỏng đường gấp bao nhiêu lần chiếc xe máy dung tích 100cm3, nặng trên dưới một tạ?
Câu trả lời là gấp 20 lần!
Đã là luật thì cho dù chỉ ảnh hưởng đến 2 xu vẫn phải hợp lý.
Cho dù xe máy to đến mấy, với trọng lượng của nó, cũng không phải là thủ phạm phá đường! Thủ phạm chính là ô tô.
Lợi ích của việc thu phí theo dung tích xi-lanh là khuyến khích người sử dụng chọn phương tiện nhỏ hơn nếu vẫn đáp ứng nhu cầu. Lợi ích rất rõ: Ít phá môi trường, tiết kiệm cá nhân và xã hội.
Nhưng cách văn minh nhất vẫn là thu theo lít nhiên liệu sử dụng.
Mọi người bình đẳng trước pháp luật?
Hình như xe biển xanh được miễn trả phí? Mặc dù ai cũng biết, thu phí xe biển xanh là thu túi trái bỏ túi phải. Tuy nhiên, trên tinh thần "mọi người bình đẳng trước pháp luật", xe biển xanh cũng phải thu. Việc này vừa tôn trọng tinh tần thượng tôn pháp luật đồng thời giúp nhắc nhở các cơ quan Nhà nước giảm bớt khoản chi công.
Một thời xe biển xanh được miễn phí cầu phà đã khiến xe công bị lạm dụng vào việc ... rong chơi của một số "người Nhà nước".
Hơn nữa, quy định như thế vẫn giẫm lên vết xe cũ phân biệt "quốc doanh" với "dân doanh", "nhân dân" với "cán bộ" -  điều tối kỵ trong một xã hội hướng đến dân chủ, công bằng.
Nếu có miễn phí thì chỉ miễn phí xe hộ đê, cứu hỏa hay xe cảnh sát/quân đội đang làm nhiệm vụ.
"Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"?
Từ ngày cấm trông giữ xe trên vỉa hè, giao thông trên đường đã tốt hơn. Quyết định giao việc quản lý vỉa hè cho ngành giao thông là hợp lý vì nó là bộ phận của hạ tầng giao thông. Trước đó, giao việc quản lý vỉa hè cho phường, quận đã có ý kiến cho là "giao trứng cho... ác". Bởi đó là nguồn thu cho họ thì làm sao vỉa hè thông thoáng đươc?
Xã hội cần phải nhận thức đúng rằng việc chiếm dụng vỉa hè để bày hàng, để xe nhân viên chính là hình thức chiếm dụng vốn của nhân dân.
Số người này chiếm bao nhiêu phần trăm trong hơn 4 triệu cư dân Hà Nội?
Vỉa hè vẫn mỗi ngày bị lấn một ít, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Láng Hạ .... Ngay tại lúc này đây đi qua đường La Thành, ai cũng thấy trước cửa một dãy quán ăn (ví dụ, số 448, ... 578, ...), xe máy để thậm chí hai hàng xuống hẳn xuống lòng đường, còn vỉa hè là các bếp nấu, đồ gỗ, xe máy chắn ngang để ... ngăn người đi bộ. Việc này xảy ra hàng ngày mà không ai hỏi han.
Ai can thiệp đây? Người dân với nhau là không thể giải quyết được. Còn phường ư? Đã thu phí rồi thì "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"!
Một đề xuất
Các đô thị lớn cần tổ chức lực lượng tuần tra như ở các thành phố lớn khác trên thế giới, thay cho các chốt... "núp và rình" như hiện nay.
Sự có mặt của lực lượng này sẽ tạo hiệu quả. Người vi phạm luật giao thông sẽ giảm. Người chiếm dụng vỉa hè sẽ giảm vì họ thường đối phó bằng cách khi thấy lực lượng đến, họ dẹp hàng, sau lại bỏ ra. Nhưng thử hỏi có thể khuân ra khuân vào một ngày vài lần những tủ gỗ, bếp nấu ... được mãi không?
Thêm vào đó việc xử phạt nghiêm khắc sẽ làm nản chí những kẻ tái phạm.
Tuy nhiên, không biết cái dùi trống này sau khi đánh lên mấy hồi, liệu có sẽ bị bỏ xó hay không? Hay để rồi, chính người chiếm dụng vỉa hè bảo nhau: "Phong trào ấy mà. Được mấy thở?"
Vì thế, người dân vẫn quan sát.
Tác giả: NGUYỄN PHƯƠNG



Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc ?


Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc

Trang KoreaHerald của Hàn Quốc đưa tin, trong chuyến thăm Hàn Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân hôm 28/03, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm trường Korea University và được nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế danh dự của Trường. 
Đại học Hàn Quốc trao bằng tiến sĩ kinh tế danh dự cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ghi nhận những thành tựu của Thủ tướng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo đã dành cả cuộc đời để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam”, ông Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul nói.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Ông Kim nói thêm rằng “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tuyệt vời để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hợp tác kinh tế giữa hai nước và cung cấp hỗ trợ cho các công ty Hàn Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nước”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tổ chức buổi thuyết trình đặc biệt cho các giảng viên Đại học Hàn Quốc và sinh viên về nền kinh tế Việt Nam và quan hệ với Hàn Quốc ngay sau lễ nhận bằng.
Lee Woo-young (wylee@heraldm.com)

Tiếng Anh: http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?newsMLId=20120329000795
Tiếng Hàn : http://prlink.yonhapnews.co.kr/YNA/Basic/Article/Press/yibw_showpress.aspx?contents_id=RPR20120328037500353


29.3.12

Việt Nam mua tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn

Sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể với những cú đấm thép được mua từ Nga? Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga. 
Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam.

Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. 

Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV. 

Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. 

Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD. 

Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. 

Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. 

Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. 

Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. 

Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP.



Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. 

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam.

Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới.
 
Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác.  



Danh Nguyễn

28.3.12

Những "chân dài" trẻ khoe dáng gợi cảm tại triển lãm ô tô Hàn Quốc

Triển lãm ô tô Hàn Quốc năm 2012 đã diễn ra rại Seoul, Hàn Quốc trở nên sôi động và thu hút hơn nhờ sự xuất hiện của những "chân dài" trẻ trong những bộ trang phục gợi cảm.

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 




Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô 

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô

Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô


Dàn “chân dài” khoe dáng tại triển lãm ô tô
Vy vy

'Michael Jackson nhí' chia tay Vietnam's Got Talent trong nước mắt

Phương Anh bật khóc khi giành được phiếu bình chọn cao nhất từ khán giả. Dương Mạnh Hòa đánh bại 'Michael Khoa' nhờ có hai phiếu của ban giám khảo để vào vòng trong. Đêm công bố kết quả bán kết 4 đầy nước mắt.


Kết quả đêm bán kết thứ tư của cuộc thi "Tìm kiếm tài năng Việt" được công bố tối 20/3. Khi nghe MC Quyền Linh xướng danh mình vào thẳng vòng trong, Phương Anh bật khóc dù trong lời chia sẻ, em nói sẽ cố gắng không khóc. "Em rất vui. Cảm ơn sự yêu mến của khán giả đã tạo điều kiện cho em được vào vòng trong để hát tiếp", Phương Anh nói.

Bảy tiết mục đêm bán kết 25/3 đã cống hiến cho khán những màn trình diễn “xuất thần” gồm: Nhóm nhảy Cao gót MIX, Trần Hoàng Hà, Nguyễn Đặng Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Vũ Phạm Ngọc Tân, Dương Mạnh Hòa, Nguyễn Phương Anh.

Từ trái sang: Đăng Khoa, Phương Anh, Dương Mạnh Hòa nắm tay nhau trong giây phút công bố kết quả.
Từ trái sang: Đăng Khoa, Phương Anh, Dương Mạnh Hòa nắm tay nhau trong giây phút công bố kết quả. 
MC Quyền Linh lần lượt công bố top ba gồm: Dương Mạnh Hòa, Nguyễn Phương Anh và Nguyễn Đặng Đăng Khoa. Không bất ngờ, khi "cô gái xương thủy tinh" là người được nhiều phiếu bình chọn nhất từ khán giả. Còn tài năng popping Dương Mạnh Hòa và cậu bé 11 tuổi Nguyễn Đặng Đăng Khoa tranh nhau một chiếc vé do giám khảo quyết định. Bầu không khí đêm công bố thật sự nghẹt thở và cũng lấy đi nước mắt của các thí sinh, ban giám khảo và đông đảo người xem.

Mạnh Hòa nắm chặt tay cậu bé Đăng Khoa khi chờ đợi ban giám khảo lựa chọn. Nhạc sĩ Huy Tuấn trao cho Đăng Khoa một phiếu để bước tiếp vào vòng chung kết. Theo anh, hai tiết mục không thể nào đưa lên bàn cân được vì nó quá cân bằng và lựa chọn của Huy Tuấn vẫn dành cho cậu bé tài năng với những bước nhảy như thần tượng của em - ông hoàng nhạc Pop thế giới Michael Jackson.

Người đẹp Thúy Hạnh cũng không thể kiềm chế được những giọt nước mắt khi thấy gương mặt xúc động của Đăng Khoa. Và cô phải loay hoay mãi mới quyết định, một tấm vé cho Mạnh Hòa. Gương mặt của anh chàng "robot" không khỏi bất ngờ và xúc động trước quyết định của nữ giám khảo. Anh chỉ biết nói cảm ơn và hứa cố hết sức mình vì những điệu nhảy mà anh cho là nghệ thuật.
Phương Anh không kìm được nước mắt trước việc Đăng Khoa bị loại. Còn cậu bé 11 tuổi ngồi sụp xuống sàn, ôm mặt khóc. Ảnh: A.N.
Phương Anh không kìm được nước mắt trước việc Đăng Khoa bị loại.
Còn cậu bé 11 tuổi ngồi sụp xuống sàn, ôm mặt khóc. Ảnh: A.N.

Giám khảo Thành Lộc cảm thấy nghẹt thở khi phải chọn một trong hai thí sinh mà anh yêu thích. Anh nói: "Tôi cảm thấy tiết mục nào cũng được xứng đáng có mặt ở đêm chung kết. Nhưng quyết định của tôi là Dương Mạnh Hòa".

Không ít người hâm mộ bàng hoàng vì Michael Khoa phải chia tay cuộc thi quá sớm. Dù hứa là sẽ không khóc trong đêm này, Phương Anh một lần nữa không thể kìm được những giọt nước mắt khi thấy Michael Khoa khi phải chia tay cuộc thi. Không chỉ riêng Phương Anh, Đăng Khoa, tất cả thí sinh có mặt đều không ngăn được xúc động.

Ca sĩ Hà Okio xuất hiện trong đêm công bố kết quả với ca khúc quen thuộc Sài gòn cà phê sữa đá làm không khí sôi động hơn.

Đêm bán kết thứ năm diễn ra lúc 20h ngày 31/3 trên VTV3.
Hoàng Dung

Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  

Những sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong dự án mua tàu Hoa Sen là nội dung chính tại phiên sơ thẩm chiều 27/3. Theo cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình, khi mua tàu Hoa Sen, bị cáo tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Chiều 27/3, phần lớn thời gian Hội đồng xét xử tập trung xét hỏi về những sai phạm trong dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen (chở khách và ôtô). Theo cơ quan công tố, đầu năm 2007, Phạm Thanh Bình khi đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin được Công ty Maersk Broker (Singapore) môi giới mua tàu Cartour của Italia. Đây là tàu cũ được sản xuất năm 2001.

Phạm Thanh Bình đã giao cho Trần Văn Liêm - Giám đốc Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin thực hiện mua tàu. Tàu Hoa Sen (Cartour) kể từ khi đưa về nước hoạt động (cuối tháng 12/2007) chỉ chạy được 39 chuyến đã phải dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả. Tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa với chi phí hết hơn 340.000 USD.

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'
Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  
Theo kết quả giám định của công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam, nguyên nhân thủng vỏ là do khuyết tật ẩn tỳ bên trong tấm tôn từ khi đóng tàu mà người sử dụng không phát hiện được. Điều này do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng của tàu trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan…

Cơ quan công tố cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen của công ty Viễn Dương, các bị can Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước. Trong đó, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức. Hậu quả các bị can đã gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng gồm thiệt hại tiền lãi vay và phí vay vốn, chi phí sửa chữa vết nứt ở đáy tàu.

Tại phiên tòa chiều 27/3, bị cáo Bình cho rằng, trên thế giới loại tàu như Hoa Sen không có nhiều, phù hợp với Việt Nam nên ông đã quyết định mua trước khi dự án được cấp trên đồng ý. Mua tàu Hoa Sen, bị cáo Bình tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Thứ nhất muốn vận hành con tàu này vì trước nay chưa có. Thứ hai muốn thử nghiệm một phương thức vận tải mới bởi từ trước đến nay chỉ có vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ chứ chưa có đường sông trong khi tai nạn giao thông và lũ lụt xảy ra nhiều. Thứ ba đó là mục tiêu chung của Chính phủ và Vinashin tạo tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên đường sông trong thời kì đổi mới.

“Nếu để xây dựng tuyến đường sắt phải mấy 10 năm với chi phí hàng chục ngàn tỷ đồng, trong khi tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên biển chỉ mất chừng 5 năm với chi phí khoảng 2.000 tỷ đồng”, bị cáo Bình viện dẫn lý do khi phải thực hiện gấp rút dự án mua tàu Hoa Sen về để thử nghiệm.

Trả lời luật sư về niềm tin ra sao khi đầu tư mua tàu Hoa Sen, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình cho rằng, thời điểm đó rất khó khăn để đưa ra quyết định vì biết rằng đầu tư sẽ lỗ. Tuy nhiên, ông hy vọng với số lượng tàu lớn dần chỉ vài năm sau sẽ có hiệu quả.

Trước những con số thiệt hại mà đại diện cơ quan giám định đưa ra trong phiên xử chiều 27/3 như trả tiền lãi cho việc đầu tư mua tàu Hoa Sen, chi phí cho vết nứt sửa chữa tàu… bị cáo Bình cho rằng không thể coi đó thiệt hại bởi đây là khoản đầu tư.

“Bị cáo xin khẳng định vết nứt ở dưới đáy tàu là tiềm ẩn, không phải lỗi của người đi mua. Sau 3 tháng hoạt động ở Việt Nam mới xảy ra sự cố”, bị cáo Bình với vẻ mặt bình tĩnh khi khẳng định thông tin trên với cơ quan công tố.

Tại phiên xử, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin khẳng định, trước khi mua tàu Hoa Sen cũng đã thông báo cho Hội đồng quản trị và các phòng ban biết. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng lời nói đó không chính xác bởi trong lời khai với cơ quan điều tra ông Bình có nói: “Với dự án tàu Hoa Sen không đưa ra hội đồng quản trị vì mất thời gian và phức tạp. Quyết định và đưa ra chỉ là hình thức”.

Nhận định về dự án tàu Hoa Sen, bị cáo Bình thừa nhận có một số sai phạm như bản cáo trạng đã truy tố.

Liên quan đến dự án này, nhiều bị cáo như Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Văn Liêm cũng lần lượt bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan công tố cáo buộc bị cáo Liêm (thời điểm đó là giám đốc công ty Viễn Dương) ký hợp đồng mua tàu Hoa Sen trong khi chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự án chưa được thẩm định phê duyệt, không thực hiện thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư… Còn bị cáo Hậu dù biết rõ hồ sơ dự án chưa lập xong, chưa thẩm định nhưng vẫn thực hiện chỉ đạo của ông Bình tiến hành chuyển 80 tỷ đồng dưới hình thức tiền gửi và có công văn đề nghị ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu cao tốc Hoa Sen.

Riêng bị cáo Hiệp, cơ quan công tố cho rằng đã thực hiện giải ngân gần 2,8 tỷ đồng để công ty Viễn Dương ký quỹ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu khi dự án chưa lập xong và chưa được thẩm định.

Tại phiên tòa, bị cáo Hậu và Hiệp lần lượt cho rằng mình vô can, không làm sai trái các quy định. “Công ty Viễn Dương trình lên để vay vốn khi chưa hoàn thiện và thẩm định thì đó là trách nhiệm của khách hàng vay vốn chứ không thuộc về bên cho vay”, bị cáo Hiệp nói.

Với vẻ mặt khá điềm tĩnh, bị cáo Liêm ông cho rằng chỉ làm theo cấp trên bởi công ty của ông chỉ là công ty con.

Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử cũng lần lượt hỏi các bị cáo như Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Phạm Thanh Bình, Tô Nghiêm liên quan đến các sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân và việc phá dỡ vỏ tàu Bạch Đằng Giang để bán.

Tàu Hoa Sen là loại tàu ro-pax (tàu chở xe và hành khách) trọng tải 7.550 DWT, cao 7 tầng và có sức chứa 500 ôtô 4 chỗ, 70 xe tải, 160 xe container 40 feet cùng gần 640 hành khách. Tàu được đóng năm 2001 và được Vinashin mua lại từ Italia vào cuối năm 2007 với giá 60 triệu euro (tương đương gần 1.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá lúc đó) nhằm chuyên chở hàng hóa, khách du lịch trên tuyến Bắc - Nam. Tuy vậy, chỉ sau 40 lần hải hành với trục trặc, Vinashin đã phải cho dừng hoạt động con tàu từ đầu năm 2009 do thua lỗ, kém hiệu quả.
Hà Anh

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn 

Trong buồng điều khiển hành trình tàu tên lửa, “thuyền trưởng” Hoàng Văn Tiến căng mắt nhìn phía trước, tay nắm chắc bộ đàm lắng nghe các “sĩ quan” hàng hải, rađa, súng - pháo - tên lửa báo cáo tình hình. "Thuyền trưởng" ra khẩu lệnh: “Công kích tên lửa! Toàn tàu về vị trí chiến đấu. Mở máy phóng...”. Qua bộ đàm, tiếng của sĩ quan ngành 2 vang lên: “Máy phóng sẵn sàng, đài chỉ huy!”.

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn
Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn 
Giọng Tiến đanh lại: “Chuẩn bị: ba... hai... một... Phóng!”. Lần lượt 11 quả tên lửa trên chiến hạm rời bệ phóng, theo quỹ đạo hướng thẳng tới mục tiêu. Đó là một “lát cắt” trong buổi thực hành tình huống chiến đấu của học viên sĩ quan năm thứ 5 Học viện Hải quân tại Trung tâm mô phỏng kíp tàu 1241.8 - một loại tàu chiến hiện đại, được trang bị tổ hợp tên lửa UranE và các loại pháo hạng nặng công kích cùng một lúc nhiều mục tiêu trên mặt biển và trên không.


Tấn công trên tàu tên lửa

Hôm đó, các học viên thực hành tình huống giả định: tại tọa độ X của vùng biển miền Trung VN, một nhóm tàu mặt nước của địch đang xâm nhập, gây hấn, chiến hạm 1241.8 được lệnh hành trình đến tọa độ xác định và công kích tấn công đối phương, giữ vững chủ quyền biển đảo.

Thủy thủ đoàn do các học viên trẻ từ 22-24 tuổi của lớp TP14 nhập vai, từ thuyền trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ các ngành hàng hải, vũ khí, rađa, thông tin, cơ điện...

Trong cabin, nơi tập trung nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại của một chiến hạm, sau khi thuyền trưởng Hoàng Văn Tiến ra lệnh toàn tàu tập trung, nhổ neo chuẩn bị rời bến, thì máy trưởng kiêm lái tàu Phan Bá Khánh mở máy, tăng dần tốc độ đạt mức 38 hải lý/giờ.

Nhân viên hàng hải Hồ Sỹ Lương theo dõi thông số trên các màn hình, liên tục báo cáo. Ở các buồng bên cạnh, các sĩ quan rađa, vũ khí... cũng vào vị trí chiến đấu.

 Biển cả mênh mông hiện ra trước mũi tàu, rồi từng đợt sóng cao gió lớn khiến con tàu nặng gần 500 tấn, công suất máy hàng vạn mã lực cũng chênh chao.

Tàu hành trình khoảng nửa giờ thì sĩ quan rađa Lưu Vĩnh Hải báo cáo về đài chỉ huy: “Đã phát hiện được nhóm mục tiêu, mục tiêu số 1 cự ly 35km, phương vị 31 độ, vận tốc 6,2m/giây.

Mục tiêu số 2 cự ly 37km, phương vị 38 độ, vận tốc 6,2m/giây”. Bộ phận rađa cũng thực hiện phát hiệu lệnh xác định chủ quyền mục tiêu, nhưng hai mục tiêu không có tín hiệu trả lời.

Thuyền trưởng Tiến ra lệnh cho bộ phận vũ khí thực hiện giải tính, đưa ra các phương án chiến đấu hiệu quả nhất và quyết định chọn phương án có xác suất thành công cao hơn, sử dụng lượng tên lửa ít hơn.

Trong phòng điều khiển phóng tên lửa, hai sĩ quan Bùi Ngọc Toán và Phùng Thế Lát tập trung cao độ trước những thông số trên màn hình, liên tục báo cáo tình hình về sở chỉ huy. Vài phút sau đó, vị thuyền trưởng trẻ tuổi ra lệnh công kích đối phương bằng tên lửa. 11 trong tổng số 16 quả tên lửa trên tàu lần lượt rời bệ phóng. Kết quả, các tên lửa đã tấn công trúng mục tiêu, tàu 1241.8 hoàn thành nhiệm vụ và quay về căn cứ.

Như trên tàu thật

“Chiến hạm 1241.8” là một khối nhà kiên cố nằm trong Học viện Hải quân. Mỗi căn phòng trong trung tâm được trang bị những thiết bị chuẩn mô phỏng các buồng chức năng của tàu tên lửa thật gồm buồng điều khiển hành trình (đài chỉ huy), phòng điều khiển bắn tên lửa, phòng điều khiển bắn pháo, phòng điều khiển động cơ tuôcbin...

Phòng điều khiển hành trình là nơi cho sự cảm nhận thật nhất trong hệ thống này. Cabin được thiết kế với đầy đủ thiết bị theo dõi, điều khiển, xử lý.

Phía trước cabin là một màn hình rộng lớn hình vòng cung, chiếu hình ảnh trên biển dạng 3D. Đứng trong cabin này có thể quan sát được hành trình con tàu, cảm nhận được các cấp độ sóng, nghe được mọi thứ âm thanh...

Sau buổi thực hành, học viên Bùi Sỹ Lương hào hứng: “Với thiết kế, không gian, trang thiết bị, chức năng... y như trên tàu thật,

Trung tâm mô phỏng kíp tàu tên lửa 1241.8 đã tạo cơ hội cho những học viên sĩ quan hải quân chúng tôi tiếp cận với tàu tên lửa hiện đại, nắm bắt được toàn bộ quy trình, kỹ thuật, chiến thuật và thao tác điều khiển hành trình, điều khiển các loại vũ khí chiến đấu trên tàu”.

Còn học viên Lưu Vĩnh Hải thổ lộ: “Việc liên tục thực hành, thực hiện các tình huống và hợp đồng chiến đấu nhiều lần với hệ thống mô phỏng giúp chúng tôi thuần thục mọi thao tác nghiệp vụ, nhớ nằm lòng các tình huống chiến đấu”.

Đại tá Lương Mạnh Cường - phó chính ủy Học viện Hải quân - cho biết sau khi lực lượng hải quân được trang bị các tàu tên lửa hiện đại thì Học viện Hải quân - nơi đào tạo sĩ quan hải quân duy nhất của toàn quân - cũng được trang bị song song một hệ thống mô phỏng những con tàu như thế để giúp các học viên thao tác theo chức trách, nhiệm vụ trên tàu.

Hiện nay, Học viện Hải quân đang lắp đặt hệ thống mô phỏng tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 để đầu năm tới đưa vào sử dụng.

“Thực hành với các hệ thống mô phỏng, học viên sĩ quan hải quân tiến bộ rất nhanh trong chuyên môn. Với các tình huống kỹ thuật, chiến thuật, học viên có thể thực hành nhiều lần, làm đi làm lại cho đến khi thành thục.

Nhờ vậy, học viên ra trường có thể tiếp cận nhanh, làm chủ các trang bị, vũ khí mới, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của các đơn vị hải quân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống” - đại tá Cường khẳng định.

* Tiêu đề gốc: Điều khiển chiến hạm trên... cạn

JYJ chụp hình chung với phu nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Các anh ấy có vinh dự rất lớn khi được biểu diễn trước rất nhiều "First Lady" (Đệ nhất phu nhân).
Vào ngày hôm qua (27/3), 3 thành viên của JYJ đã nhận được một vinh dự rất lớn khi được chọn là ca sĩ trình diễn trong một gala khá "đặc biệt". Gala này được tổ chức cho các vị Đệ nhất phu nhân của những nguyên thủ quốc gia trên thế giới thưởng thức khi đến Hàn Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân 2012.
JYJ chụp ảnh chung với phu nhân các lãnh đạo thế giới, Phu nhân Trần Thanh Kiệm mặc áo dài và đứng hàng thứ 2, bên trái Yoochun
JYJ chụp ảnh chung với phu nhân các lãnh đạo thế giới,
Phu nhân Trần Thanh Kiệm mặc áo dài và đứng hàng thứ 2, bên trái Yoochun 
Các anh ấy đã biểu diễn 2 ca khúc: Be My Girl và In Heaven cho các vị Đệ nhất phu nhân. Sau chương trình, JYJ còn được nhận vinh dự to lớn hơn là chụp ảnh chung với các "khách mời cao cấp" này. Trong số họ, chúng tớ còn phát hiện có bà Trần Thanh Kiệm - phu nhân Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng của nước ta nữa đấy.
JYJ chụp ảnh chung với phu nhân các lãnh đạo thế giới 
Các thành viên JYJ phát biểu: "Chúng tôi rất vui và vinh dự khi được mời đến một sự kiện có ý nghĩa như thế này. Hi vọng là phần biểu diễn nhỏ của chúng tôi có thể làm hài lòng các vị Đệ nhất phu nhân các quốc gia và đem lại những kỉ niệm tốt đẹp cho các vị phu nhân trong những ngày tại Hàn Quốc".

Tổng thống Mỹ Obama bị nghe khi nói nhỏ với phía Nga


Các quan chức Hoa Kỳ đã phải lên tiếng bào chữa cho lời nói nhỏ của Tổng thống Barack Obama nhắn gửi người tương nhiệm Dmitry Medvedev của Nga bị nghe được vì microphone không tắt tại Seoul.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh nguyên tử tại Hàn Quốc tuần này, Tổng thống Mỹ nêu ra chủ đề an toàn cho một thế giới không bị nạn khủng bố nguyên tử đe dọa.
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Trọng tâm của chính sách mà ông Obama theo đuổi là nối lại đàm phán và ký kết với nước Nga trong chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân,
Nhưng phát biểu bị nghe được 'không chính thức' của ông hôm 26/3 cho thấy các tuyên bố cứng rắn trong năm tranh cử tại Mỹ chưa chắc đã là điều ông Obama muốn làm với Nga.
Một số microphone đã ghi được cuộc nói chuyện của hai lãnh đạo Mỹ và Nga.
'Xin Nga thêm thời gian'
Ông Obama nhắn ông Medvedev gửi tới ông Vladimir Putin, người sẽ lên làm tổng thống Nga nhiệm kỳ ba, rằng Hoa Kỳ cần thêm thời gian để giải quyết các chống đối với chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Ông nói: "Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi, nên sau bầu cử tôi sẽ thoải mái hơn,"
Ông Medvedev trả lời bằng tiếng Anh: "Tôi hiểu," và hứa sẽ "truyền tin đó cho Vladimir".
Hai tổng thống có vẻ quý mến nhau với màn ông Obama gọi ông Medvedev là "đợi nhé" sau cuộc họp và chạy ra bắt tay.
Các phóng viên báo ảnh chụp được cảnh hai ông cười vui vẻ với nhau.
Nay, phe Cộng Hòa Mỹ đã lên tiếng chỉ trích ông Obama là tỏ ra mềm yếu trước nước Nga.
Ứng viên Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, ông Mitt Romney nói lời của ông Obama "đáng gây báo động" và đặt câu hỏi liệu ông Obama có thẳng thắn về nghị trình chính trị trong năm tranh cử hay không.
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Nhưng quan chức Nhà Trắng đã lên tiếng bào chữa cho ông Obama.
Tùy viên báo chí Jay Carney nói với các nhà báo ở Seoul rằng Nga là đối tác của Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Một số quan chức Nga thì tin rằng ông Obama phải thu hút cử tri tại Mỹ nhưng cũng cần Nga để có một chính sách đối ngoại cân bằng hơn.
Trong khi đó, một số trang mạng tiếng Nga thì cười câu nói của Tổng thống Medvedev.
Khi trả lời ông Obama, ông Medvedev nói tiếng Anh là ông sẽ "transmit the information to Vladimir", với 'transmit' (truyền sóng) là từ dùng trong công nghệ điện đài chứ không phải 'chuyển tin' theo cách nói tiếng Anh bình thường.
Người ta cũng cho rằng qua vụ việc này, ông Medvedev một lần nữa tỏ ra ông chỉ là người phụ thuộc vào ông Putin, nhân vật có quyền lực tối cao ở Nga.
Theo BBC



Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ


Báo Vì Dân xin gửi bạn đọc bài viết Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ của RFI Việt ngữ


Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo.

Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo.

Bản tin trên mạng của chính phủ Trung Quốc cho biết là hôm qua, 26/03/2012, trong cuộc họp gồm nhiều nhân vật quan trọng trong chế độ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo « tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn nạn này không được giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ đảng Cộng sản Trung Quốc.»
Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 14/03/2012.
REUTERS/Jason Lee
Ông Ôn Gia Bảo khẳng định là « nạn thâm ô tăng đều đặn trong lãnh vực quốc doanh » và « nơi nào mà bộ máy hành chánh tập trung nhiều, nơi nào có tài nguyên nhiều, có vốn nhiều, nơi đó tham ô hoành hành dễ dàng ». Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu phải ngăn cấm số tệ nạn như « sử dụng công quỹ, tiền thuế của dân để mua thuốc lá, rượu ngoại, quà cáp, tổ chức liên hoan, hội thảo ». Ông kêu gọi cán bộ cao cấp làm gương công khai hóa tài sản của bản thân và của vợ con.
Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo nạn tham ô đe dọa chế độ. Ngay từ lúc mới lên cầm quyền cách nay 9 năm, hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nhiều lần cảnh báo điều đó. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lúc đương quyền cũng tuyên bố « tham ô là than hồng thiêu cháy chế độ ».

Công luận càng ngày càng công khai tố cáo và đả kích cán bộ tham ô qua internet. Điển hình là hàng loạt cán bộ tham ô thích khoe khoang đồng hồ đắt tiền đã bị một blogger tố giác trên mạng internet, với hình ảnh và giá tiền cụ thể.

Người dân Trung Quốc cũng không còn thụ động chấp nhận bất công áp bức. Tháng 12 năm ngoái , dân oan làng Ô Khảm, tiếp theo đó là ít nhất hai làng khác ở Quảng Đông đã nổi dậy chống tình trạng cướp đất.

Theo nhận định của giới ly khai, cặp lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã thất bại trong việc cải cách tạo cơ sở lành mạnh cho Trung Quốc phát triển bền vững.
Nguồn: RFI Việt ngữ

Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam

Tin của các trang lãnh đạo -cũng ngạc nhiên khi lại có thể mạnh mẽ như vậy ???
Nguồnhttp://nguyentandung.org/bien-dao/trung-quoc-bat-tin-trong-quan-he-voi-viet-nam.html



Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.
Bắt tàu cá Việt Nam bất chấp luật pháp và đạo lý
Trước sự việc Trung Quốc bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của nước ta. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân, tàu cá nói trên. Chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”
Tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. Còn nhớ, trước đó tròn 1 tháng (ngày 22/2), 11 ngư dân của ta trên tàu cá QNg 90281TS cũng của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc đó, hôm 29/2, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.” Đồng thời nhấn mạnh: Hành động dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát lấy tài sản của ngư dân ta của phía Trung Quốc “đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”
Ngang nhiên lặp lại hành vi bắt và đánh đập tàu cá Việt Nam
Những hành động như kể trên của phía Trung Quốc không có gì là mới, chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều, ngang nhiên hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Không những thế, ngày 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn lớn tiếng cho rằng: Việc các ngư dân Việt Nam bị bắt là do đã xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung Quốc là hợp lý và đúng luật. Vờ lên mặt đạo đức khi nhắc nhở, Việt Nam nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa. Hoà theo giọng điệu đó, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng tải ý kiến của một vài chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây chỉ là hành động cảnh cáo với những ai có ý định xâm phạm lãnh hải của họ. Những lý lẽ họ đưa ra cho thấy sự cố tình bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những chứng cứ lịch sử luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ bao đời nay, bất chấp cả đạo lý khi giở trò bắt bớ, đánh đập các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá ngay trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc: Lời nói không đi đôi với việc làm
Theo luật pháp quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được thế giới công nhận là của Trung Quốc. Một trong những chứng cứ minh chứng cho điều này là tại Hội nghị San Francisco năm 1951  đa số nước tham dự hội nghị bỏ phiếu không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Một năm sau, trong Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.
Cho tới năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đó đang được quản lý bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hợp pháp của Việt Nam. Những hành động trên được coi là sự cưỡng chiếm bất hợp pháp hay nói cho đúng là hành động xâm lược một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Nay, họ lại muốn tuyên bố chủ quyền và mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bởi, theo Luật quốc tế cụ thể là theo UNCLOS 1982 thì tuyên bố như thế sẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Lễ ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc (trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 10/2011)
Mà đã là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đương nhiên ngư dân của Việt Nam có quyền đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế khác. Vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu xét về luật pháp quốc tế là đây là hành vi sai trái, Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả bắt giữ, đánh đập, lục soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường – những con người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu làm nhà, chứ không hề biết đến súng đạn, thù hận. Trung Quốc cố tình làm thế với mục đích khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp đất của phía Trung Quốc là quá rõ ràng. Nó không hề phù hợp với hành vi của một cường quốc, với xu thế của cộng đồng quốc tế hiện nay khi giải quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình. Có lẽ cũng vì thế mà họ đã buộc phải bội tín với phương châm “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” mà chính họ hay rao giảng. Cách đây chưa đầy 6 tháng, ngày 11/10, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Đảng ta tới Trung Quốc, họ đã cùng với chúng ta ký “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước” làm kim chỉ nam cho việc giải quyết những tồn tại về các vấn đề trên biển.
Đối với Trung Quốc thì lời nói không hoặc chưa bao giờ đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Còn về phía Việt Nam, kết hợp với sự đấu tranh cương quyết đúng về lý, hợp về tình, chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế, với những người có lương tri. Hành vi bất chấp đạo lý và luật pháp của Trung Quốc trước sau sẽ bị lên án bởi công luận, cộng đồng quốc tế.
Bạch Dương