Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

13.4.12

Triều Tiên xác nhận vụ phóng tên lửa tầm xa thất bại



Hãng tin nhà nước KCNA thông báo: “Các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia đang tìm hiểu nguyên nhân thất bại”.

Vào lúc 12 giờ, giờ địa phương (10 giờ, giờ Việt Nam), CHDCND Triều Tiên đã chính thức thông báo tên lửa được phóng đi vào sáng sớm 13.4 không thể bay vào quỹ đạo, xác nhận những khẳng định trước đó của các nước láng giềng về vụ phóng tên thất bại.

* CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm xa vào sáng nay, 13.4, song các nước láng giềng nói rằng nó đã đâm xuống biển không lâu sau khi được phóng đi.

 Người dân Hàn Quốc theo dõi hình ảnh đồ họa về vụ phóng qua truyền hình - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi hình ảnh đồ họa về vụ phóng qua truyền hình - Ảnh: AFP
Tên lửa mang theo vệ tinh được phóng đi từ tây bắc CHDCND Triều Tiên vào sáng hôm nay, theo BBC.

Tuy nhiên, các quan chức Nhật và Hàn Quốc cho hay nó chỉ bay được ít phút trước khi đâm xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.

Kênh truyền hình NHK của Nhật dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết tên lửa bay được 120 km và vỡ thành bốn mảnh, rơi xuống vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên. Hãng tin CBS thì cho biết tên lửa vỡ làm bốn mảnh và rơi xuống biển Hoàng Hải.

Quân đội Hàn Quốc nói các mảnh vỡ rơi xuống vị trí cách bờ biển phía tây nước này 200 km. Quân đội Mỹ cũng đã xác nhận vụ phóng tên lửa thất bại, theo Reuters. Trong khi đó, Bình Nhưỡng vẫn chưa lên tiếng về vụ phóng.

Các nhà báo nước ngoài chờ đợi thông tin liên quan đến vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên tại trung tâm báo chí ở Bình Nhưỡng vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
Các nhà báo nước ngoài chờ đợi thông tin liên quan đến vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên tại trung tâm báo chí ở Bình Nhưỡng vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP

Theo các quan chức Hàn Quốc, tên lửa được phóng đi vào lúc 7 giờ 39 phút, giờ địa phương (5 giờ 39 phút, giờ Việt Nam).

Cả Nhật và Hàn Quốc đã đe dọa sẽ bắn rơi tên lửa nếu nó đe dọa lãnh thổ của họ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok phát biểu: “Các quan chức tình báo Hàn Quốc tin rằng vụ phóng tên lửa đã kết thúc thất bại”.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này đang tiến hành chiến dịch thu hồi các mảnh vỡ và nói thêm rằng đây là một vụ thử tên lửa đạn đạo.

 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Naoki Tanaka cũng thông báo: “Vào khoảng 7 giờ 40 (5 giờ 40, giờ Việt Nam), chúng tôi xác nhận một vật thể bay xác định đã được phóng đi từ CHDCND Triều Tiên và rơi sau khi bay được hơn một phút”.

Quân đội Mỹ cho hay CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo Taepodong-2 vốn bị vỡ ra thành từng phần không lâu sau khi cất cánh và không mang lại mối đe dọa trong bất kỳ thời điểm nào.

Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ Tư lệnh phương Bắc đã “phát hiện và theo dõi một tên lửa Taepodong-2 của CHDCND Triều Tiên vào lúc 22 giờ 39 phút, giờ GMT” (5 giờ 39 phút, giờ Việt Nam), theo thông báo của NORAD.

Theo Reuters, Cơ quan Vũ trụ CHDCND Triều Tiên đã nói họ không có thông tin về vụ phóng vốn buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải triệu tập cuộc họp khẩn
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP

CHDCND Triều Tiên nói mục đích của vụ phóng là đưa một vệ tinh vào quỹ đạo nhằm đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành song Mỹ và các quốc gia khác tố giác đây là vụ phóng tên lửa tầm xa trá hình vốn vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Hãng AFP dẫn lời một nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc cho biết Hội đồng Bảo an gồm 15 nước sẽ họp khẩn trong hôm nay, 13.4, nhằm quyết định bước đi kế tiếp sau hành động của CHDCND Triều Tiên.

Sau vụ phóng thất bại của CHDCND Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này đang theo dõi sát sao các hành động khiêu khích kế tiếp như là các vụ thử tên lửa tiếp theo hoặc một vụ thử hạt nhân thứ 3, theo AFP.

Hôm 8.10, một quan chức Hàn Quốc nói CHDCND Triều Tiên có vẻ như chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân thứ ba sau vụ phóng tên lửa trong hôm nay.

Quá trình chuẩn bị đang được thực hiện tại thị trấn Punggye-ri ở đông bắc, nơi CHDCND Triều Tiên từng thực hiện hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009, hãng AFP dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay.

Sơn Duân - Ngát Ngọc - Nguyễn Đan

Thứ trưởng BXD Nguyễn Thanh Nghị thẩm định Thị trấn Ba Đồn là đô thị loại IV

Ngày 12/4/2012 tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IV.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị
Dự Hội nghị có ông Nguyễn Hữu Hoài - Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo các Sở Xây dựng, Nội vụ của tỉnh, Huyện uỷ và UBND huyện Quảng Trạch, Đảng uỷ và UBND thị trấn Ba Đồn, đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành ở trung ương, các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng và các Hội, Hiệp hội chuyên ngành Xây dựng.

Theo Đề án đề nghị công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV do đại diện UBND huyện Quảng Trạch trình bày thị trấn Ba Đồn là thị trấn huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Quảng Trạch trong tổng thể các đô thị của tỉnh và cả nước, nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình và được xác định là vùng kinh tế tổng hợp, động lực phát triển của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Năm 2008 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 612/BXD-KTQH về việc thoả thuận thị trấn Ba Đồn là đô thị loại IV. Tuy nhiên, cùng với việc thành lập Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình và việc Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Hòn La được phê duyệt thì khoảng 350 ha đất của thôn Xuân Kiều xã Quảng Xuân thuộc Thị trấn được chuyển sang Khu kinh tế Hòn La.

Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện để công nhận loại cho các đô thị có sự điều chỉnh địa giới hành chính thì cần có sự đánh giá và được công nhận là đô thị đạt các tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô thị.

Vì vậy, việc xem xét công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV trên cơ sở Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV là cần thiết và là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các bước tiếp theo khi tiến hành thành lập thị xã Ba Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Bình.

Tại Hội nghị đại diện Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng, các chuyên gia phản biện, các thành viên Hội đồng thẩm định đã phát biểu đóng góp ý kiến cho Đề án. Các thành viên Hội đồng thẩm định đã bày tỏ sự nhất trí với đánh giá phân loại nêu trong Đề án và đóng góp ý kiến nêu lên sự cần thiết của việc lập và thực hiện các chương trình, dự án nhằm nhanh chóng khắc phục các tiêu chí mới chỉ đạt ngưỡng tối thiểu hoặc chưa đạt theo quy định.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho biết các thành viên Hội đồng đều nhất trí đánh giá cao các thành tựu của Thị trấn, Đề án đã đánh giá đúng tiềm năng, vị thế cũng như thực tế phát triển của Thị trấn, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung đầu tư và quản lý Thị trấn tốt hơn.

Thứ trưởng lưu ý UBND tỉnh Quảng Bình và UBND huyện Quảng Trạch trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục các tiêu chí mà đến nay Thị trần mới đạt ngưỡng tối thiểu hoặc chưa đạt so với quy định, quan tâm rà soát, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch Thị trấn trong đó cần đặt Thị trấn trong mối liên hệ vùng; đầu tư cho thiết kế đô thị, xây dựng những công trình kiến trúc là điểm nhấn đô thị; tập trung các nguồn lực cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị bằng các nguồn vốn ngân sách và cả các nguồn vốn thu hút ngoài ngân sách để cải thiện các tiêu chí chưa đạt và cho sự phát triển sau này của Thị trấn trở thành thị xã; quan tâm hơn đến công tác quản lý đô thị; tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết Hội đồng thẩm định nhất trí đề nghị Bộ Xây dựng công nhận Thị trấn là đô thị loại IV.

H. Phước

Việt Nam tổ chức cho Việt Kiều thăm Trường Sa

Việt Nam tổ chức cho Việt Kiều thăm Trường Sa. Bộ Ngoại giao gọi kế hoạch tổ chức chuyến thăm của người Việt ở nước ngoài tới quần đảo Trường Sa là hoạt động 'bình thường'.
Việt Nam đặt Trường Sa dưới quyền quản lý của tỉnh Khánh Hòa
VN đặt Trường Sa dưới quyền quản lý của tỉnh Khánh Hòa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khi được hỏi tại cuộc họp báo hôm thứ Năm 12/4 về "kế hoạch của Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cử một đoàn lớn ra thị sát Trường Sa" đã trả lời: "Việc người Việt Nam đi thăm các địa danh của đất nước, trong đó có các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là việc làm bình thường".

Quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam.

Điều đặc biệt là việc tổ chức cho Việt kiều ra thăm Trường Sa, vốn nằm trong khu vực một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền, cho đến nay vẫn được giữ kín.

Việc chủ đề này được nêu ra trong cuộc họp báo chính thức có sự tham dự của các hãng thông tấn nước ngoài dường như là động thái đối ngoại trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang lời qua tiếng lại về chủ quyền ở Biển Đông.

Gần đây, tình hình, tưởng chừng đã lắng xuống sau khi lãnh đạo cao cấp nhất của hai Đảng Cộng sản cầm quyền ở cả hai nước thống nhất các nguyên tắc chung để giải quyết bất đồng trên biển hồi tháng 10/2011, lại nóng lên với việc Trung Quốc tiếp tục bắt ngư dân Việt và tăng cường khai thác Hoàng Sa.

Việt Nam cũng có một số đối sách, tuy vẫn cấm người dân biểu tình phản đối ở trong nước.

Việc cử sư sãi ra các đảo ở Trường Sa làm Phật sự và mới đây nhất là ký hợp đồng dầu khí với Nga đều được coi như hành động khẳng định chủ quyền.

Tế nhị

Trường Sa, Hoàng Sa và tranh chấp Biển Đông, nhất là với Trung Quốc, tuy không danh chính ngôn thuận vẫn bị coi là các chủ đề 'tế nhị' ở trong nước.
Một kế hoạch cho Việt kiều ra thăm Trường Sa năm ngoái đã bị hủy bỏ không rõ lý do.

Về nguyên tắc, đây không phải khu vực cấm, nhưng vì xa xôi cách trở, chỉ có thể tiếp cận bằng tàu thủy hoặc máy bay nên các chuyến đi tới Trường Sa phải được hỗ trợ của chính quyền.

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei đều tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa.

Với 23 đảo và bãi cạn, Việt Nam nắm trong tay con số đảo lớn nhất ở nơi này.

Nhận định về kế hoạch tổ chức cho Việt kiều thăm Trường Sa, luật sư Vũ Đức Khanh hiện đang sống tại Canada, nói: "Theo cá nhân tôi thì chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận được".

"Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của lịch sử, chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là khu vực không có tranh chấp về chủ quyền quốc gia."

"Quan điểm nhất quán của bất cứ chính phủ hợp pháp nào của Việt Nam là phải cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải đồng thời ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình phù hợp với luật pháp và thông lệ của quốc tế."

Ông Khanh cho rằng trong khi các hành vi gây hấn, bạo lực và cố tình làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình là điều hết sức cần thiết nên tránh, "việc Ủy ban người Việt ở nước ngoài có ý định sẽ tổ chức cho ngoại kiều đi thăm Trường Sa là một quan điểm đúng đắn, một hành động thiết thực, hợp tình, hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc giới thiệu, bày tỏ quan điểm, lập trường của phía mình đồng thời mưu tìm, kiến tạo một giải pháp hòa bình, công bằng và ổn định lâu dài cho toàn bộ khu vực và thế giới".

Ông luật sư cũng ngỏ ý sẵn sàng tham gia.

12.4.12

Vì sao Hải quân Mỹ triển khai tàu chiến hiện đại tại Singapore?


Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc. Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov bình luận như vậy về thỏa thuận triển khai bốn tàu chiến Mỹ tại Singapore.

Các tàu này được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong vùng nước ven biển và sẽ hiện diện trên cơ sở luân phiên. Chiếc tàu đầu tiên sẽ đến khu vực vào cuối năm nay.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Leslie Hull-Ryde gọi thỏa thuận với Singapore là “chưa từng có.”
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Nhà phân tích Nga Leonid Ivashov coi đây là một bước tiến mới theo hướng tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á để đối trọng với ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc: “Tăng cường hiện diện tại Singapore là một trong những yếu tố của cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Người Mỹ hiện nay đang cho lực lượng quân sự của mình tiến gần lãnh thổ Trung Quốc, bố trí căn cứ tại Singapore, trước đó là tại Úc, tăng cường sự hiện diện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về toàn diện. Trung Quốc đang đẩy mạnh khả năng quân sự của mình, đặc biệt là các thành phần có thể hoạt động trong khu vực đại dương.

Trên nguyên tắc, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa hai trung tâm quyền lực có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Không nhất thiết phải là chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng hôm nay họ đang chiến đấu với nhau trên lãnh thổ nước ngoài. Điều này được chứng minh bởi các sự kiện ở Libya. Việc lật đổ chế độ Gaddafi trước hết đã làm giảm đi nghiêm trọng sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi.”

Vào cuối tháng Giêng, Mỹ đã đã thỏa thuậnvới Australia rằng trong 6 năm quân số Mỹ ở Australia sẽ tăng gần 13 lần, lên đến 2500 người. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ được cấp căn cứ không quân “Tindal” ở Darwin, bắc Australia, là nơi Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và máy bay chở dầu.

Mỹ đang tạo ra một trong những đầu cầu khu vực để cân bằng ảnh hưởng trên biển. Bởi vì tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc sẽ không với tới căn cứ quân sự này của Mỹ. Đồng thời, từ căn cứ này còn có thể kiểm soát sự lưu thông của tàu thuyền trong vùng biển Đông.

Trong khi đó, Mỹ khéo léo sử dụng những mối quan ngại của Ấn Độ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và cố gắng lôi kéo nước này vào liên minh. Một bằng chứng của điều này là tuần tập trận chung “Malabar 2012″. Tàu chiến của hai nước diễn tập chống quân đội đối phương và các mục tiêu hải quân trên bờ biển, tiến hành trinh sát hàng hải, các tàu chống tàu ngầm và nhóm tàu sân bay.

Phú nguyễn (Theo Tiếng nói nước Nga)

Thái độ của Nga trước việc Trung Quốc phản đối dự án khí đốt ở Biển Đông ?

Sau khi chính phủ Trung Quốc chính thức phản đối dự án khai thác khí đốt ở bồn trũng Nam Côn Sơn giữa PetroVietnam và tập đoàn Nga Gazprom. Thái độ từ phía Nga sẽ như thế nào?

Nam Côn Sơn
Nam Côn Sơn
Trong lúc giới chức Việt Nam và Nga không đưa ra bình luận gì về thỏa thuận giữa Gazprom và PetroVietnam, dư luận đặt câu hỏi liệu áp lực từ phía Trung Quốc sẽ có tác động thế nào tới dự án khai thác khí ở hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.

Liệu Gazprom có xử sự giống như BP đã làm mấy năm trước hay không ?
Thông tin không được công bố ra ngoài, nhưng sau bị rò rỉ qua công điện của giới ngoại giao Hoa Kỳ trên Wikileaks cho thấy vào thời điểm trước khi BP quyết định rút lui, công ty này đã bị 'cả Trung Quốc và Việt Nam gây áp lực'. 

Một điện tín đánh đi hôm 23/04/2008 từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở London viết: "Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa có hành động với tài sản của BP tại Hoa lục nếu như công ty này không ngừng các dự án mới tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông".
"Theo Bộ Ngoại giao Anh, Trung Quốc đã chỉ ra rất rõ ràng rằng nếu BP tiếp tục các dự án mới thì việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới các dự án khác của BP tại Trung Quốc." 

Về phần mình, chính phủ Việt Nam cũng nói với BP rằng các dự án trên bờ của hãng này ở Việt Nam có thể gặp khó khăn nếu BP thuận theo áp lực của Trung Quốc. 

Kết quả sau đó là vào tháng 6/2007, BP đã ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề". 

Tháng 3/2009, BP chính thức rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3. 

Hai lô này, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh cách bờ 370 km, được phát hiện từ năm 1996, nằm ở khu vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam. 

Trường hợp của BP cho thấy một giải pháp dung hòa trong việc làm ăn của các công ty nước ngoài tại các vùng các bên cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là rất khó khăn. 

Nhiều khi, nó vượt ra ngoài phạm trù kinh tế, và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chính trị của các bên liên quan. 

Nga, đồng minh lâu năm và đối tác chính của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, có khá nhiều quyền lợi trong việc duy trì hậu thuẫn cho Hà Nội. Gazprom, tuy có làm ăn với Trung Quốc, nhưng cũng là tập đoàn nhà nước và bị chi phối bới việc hoạch định chính sách của Điện Kremlin. 

Bởi vậy, giới bình luận cho rằng tập đoàn này sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn trước áp lực của Trung Quốc. 

Điều này chắc chắn sẽ đặt các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh trước một bài toán nan giải.

BBC

11.4.12

Mục đích Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ thăm Trung Quốc là gì?

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Trung Quốc nhằm 'tăng thiện chí và độ tin cậy chính trị' giữa quân đội hai bên trong khi các diễn biến mới ở Biển Đông đang gây căng thẳng giữa hai nước.

Chuyến thăm của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, được nói kéo dài từ ngày 11 đến 17/4.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Báo Quân đội Nhân dân nói chuyến đi diễn ra theo lời mời của Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc “nhằm khẳng ̣định thiện chí và góp phần tăng cường độ tin cậy về chính trị giữa nhân dân và quân đội hai nước”.

Tuy nhiên, bản tin ngắn gọn của tờ báo này không cho biết lịch trình và nội dung cụ thể.

Nỗ lực ngoại giao

Có nhận định cho rằng mặc dù là chuyến thăm định kỳ, nhưng đây có thể cho thấy nỗ lực làm giảm căng thẳng đang diễn ra vì tranh chấp Biển Đông.

Mới hôm 10/4, Trung Quốc yêu cầu Nga không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông, không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông, cho rằng hình thức thăm viếng khó giải quyết tận gốc căng thẳng.

Ông nói: “Nói đến vấn đề Biển Đông, tính từ sau chuyến thăm năm ngoái của ông Nguyễn Phú Trọng, vẫn chưa thực hiện được những gì hai bên đã hứa.”

“Trung Quốc không tôn trọng những lời hứa và thỏa thuận mà hai bên đã ký,” ông Dy chỉ trích.

Tháng 10/2011, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Tuy vậy, thời gian gần đây, hai nước công khai to tiếng vì những diễn biến quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo ông Dương Danh Dy, Việt Nam "cũng có những hành động khiến Trung Quốc khó chịu lắm” như loan báo việc đoàn sáu vị sư ra Trường Sa hồi tháng Ba.

Kế tiếp phải kể đến biến cố 21 ngư dân đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ và Trung Quốc lại vừa cho hay một tàu du lịch đã hoàn tất hành trình ba ngày khảo sát dự án du lịch ở quần đảo Hoàng Sa.

Ông Dy nói: “Ở Trung Quốc hiện nay, phái hiếu chiến hay cũng là nhóm lợi ích luôn nghĩ rằng việc chạy đua vũ trang quân sự có lợi cho họ hơn.”

Khi được hỏi về ông Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nhận định: “ Đã là người Trung Quốc mà ở cương vị lãnh đạo như vậy, thì dứt khoát họ phải đại diện cho lợi ích bá quyền nước lớn của Trung Quốc.”

“Chỉ có khác biệt là có người dùng biện pháp lỗ mãng như Đặng Tiểu Bình, và có người lại khôn khéo như Chu Ân Lai, nhưng họ đều cùng một ruộc.”

'Không dùng vũ lực'

Tuy hai nước đang liên tục to tiếng vì Biển Đông, ông Dy cho rằng việc dùng vũ lực không đem lại lợi ích cho nước nào.
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa

“Việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông không đem lại lợi ích cho bất kỳ phe phái nào.”

“Trong tình hình hiện nay, nếu xảy ra xung đột quân sự thì Trung Quốc cũng không có lợi, và thậm chí còn là quốc gia bị thiệt nhất.”

“Nếu ép quá thì Việt Nam có khả năng sẽ trở thành đồng minh với Mỹ, mà nếu điều này xảy ra thì Trung Quốc càng không có lợi,” ông Dy nhận định.

 Cũng từ Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ ở Trung Quốc, nói ông "không phản đối việc gìn giữ tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc".

Nhưng ông nói nếu Trung Quốc "cậy mạnh mà đánh, Việt Nam sẽ đánh trả".

“Chưa chắc ưu thế quân lực, phương tiện chiến tranh hiện đại của Trung Quốc đã thắng.”

"Hải quân Việt Nam nhỏ và yếu hơn Trung Quốc, nhưng họ không thể huy động toàn bộ hải quân ra Biển Đông được," Thiếu tướng Vĩnh nói.

Trong khi đó, ông Dương Danh Dy cho rằng bối cảnh ngoại giao hiện nay thuận lợi hơn cho Việt Nam so với lần cuối cùng có chiến tranh lớn với Trung Quốc.

"Ở cuộc chiến 1979, Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc coi trận đánh đó chỉ là đánh cho người ta xem."

"Nay, nếu xảy ra xung đột, Việt Nam lại ở vị trí hoàn toàn ngược lại khi nhận được sự ủng hộ từ Asean cũng như bạn bè quốc tế. Trong khi, Trung Quốc sẽ là một quốc gia đơn độc, thiếu đồng minh," ông Dy nhận xét.

BBC

10.4.12

Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?

Vì Dân xin chuyển đến bạn đọc bài viết "Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?" của Đất Việt.

Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.

Lùi một bước để tiến ba bước?

Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.

Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.

Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.
Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.
Một bài bình luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ nhận xét, Trung Quốc đang trở nên ôn hòa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.

Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan  trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.

Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002.

Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.

Ầm thầm chuẩn bị tấn công bất thình lình?

Theo các báo cáo thăm dò và khảo sát của phương Tây và các quốc gia trong khu vực, Tây Thái Bình Dương chứa trữ lượng dầu và khí đốt vô tận. Trữ lượng tài nguyên ở khu vực này, trong các báo cáo thăm dò của Trung Quốc thậm chí, luôn cao hơn bất cứ báo cáo nào khác. Do đó, Bắc Kinh cho rằng nếu có thể kiểm soát được khu vực này, họ sẽ không phải đau đầu bận tâm về việc làm thế nào để thỏa mãn cơn thèm năng lượng của nền kinh tế, và do đó, vấn đề an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo. Theo ước tính của Trung Quốc, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Tây Thái Bình Dương có thể đủ cho Trung Quốc “dùng xả láng” trong hơn 60 năm.

Với khoản tiền “khủng” theo các tuyên bố chính thức là 100 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng năm 2012 (nhiều nhà phân tích khẳng định con số thực còn cao hơn rất nhiều), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực gia tăng sức mạnh và các khả năng cần thiết để các yêu sách liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc được đảm bảo và được tôn trọng.
Trung Quốc không tiếc "tiền tấn" hiện đại hóa quân đội. Ảnh minh họa: CNBC.
Trung Quốc không tiếc "tiền tấn" hiện đại hóa quân đội. Ảnh minh họa: CNBC.

Các thành tựu đáng kể trong công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc được thể hiện thông qua các tên lửa đạn đạo chống hạm mới – có khả năng buộc Mỹ phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định đưa lực lượng vào giải cứu các đồng minh trong khu vực trong trường hợp một cuộc chiến giữa Trung Quốc và họ bùng lên.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không tiếc tiền của đầu tư mở rộng kho máy bay chiến thuật mặt đất và các tên lửa hành trình có cánh đối hạm chưa kể lực lượng tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân cũng được chú trọng phát triển.

Không thể không kể đến sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng tàu khu trục hải quân tàu đổ bộ mới cũng như các trực thăng mẫu hạm có khả năng chở hàng nghìn hải quân Trung Quốc nhanh chóng đổ bộ tới các hòn đảo tranh chấp.

Không dừng lại ở đó, nếu không có gì thay đổi, tháng 8 năm nay, Bắc Kinh sẽ đưa tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang vào hoạt động – gia tăng đáng kể sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Trong khi đó, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.

Đáng chú ý, đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".

Từ những dấu hiệu trên, hàng loạt các chuyên gia trong một bài phỏng vấn với Asia Times nhấn mạnh rằng tương lai, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công quân sự giới hạn.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines và Việt Nam.

“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.

Ông Tsang cảnh báo, tấn công Việt Nam hoặc Philippines sẽ đẩy các quốc gia ASEAN đến chỗ phải tìm đến Mỹ cầu viện.

Tuy nhiên, ông Tsang nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu bất chấp các cuộc chiến ngôn từ gần đây với Trung Quốc sau vụ một quan chức Viện Hải Dương học nước này tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo chắc chắn là một phần lãnh hải thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc tính chuyện triển khai hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc là quá nguy hiểm và không được bất cứ ai khoan dung. Mỹ có vai trò rất lớn ở đây và sẽ ngay lập tức gây áp lực lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ra một lệnh ngừng bắn”, ông Tsang tuyên bố thêm.

Trong khi đó, James Holmes, một Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.

“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.

Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi các cuộc tấn công bất thình lình và quy mô nhỏ của Trung Quốc.

Bạch Dương (Tổng hợp)

5.4.12

Mỹ dùng Triều Tiên kìm hãm Trung Quốc




Ngày 3/4, Đài tiếng nói nước Nga dẫn nguồn tin từ các phương tiện truyền thông Đức cho biết, đây không phải là lần đầu Berlin được chọn làm địa điểm diễn ra “mật đàm” giữa Mỹ và Triều Tiên xung quanh chương trình hạt nhân.
Cuối tuần qua, đại diện Mỹ và Triều Tiên vừa có cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân ở Viện Aspen tại Berlin, Đức. Thông tin về cuộc họp không được tiết lộ.
Cùng ngày, Đài truyền hình NHK Nhật Bản cũng loan tin Chính phủ Triều Tiên và Mỹ đã có cuộc tiếp xúc tại Đức để thảo luận về kế hoạch phóng tên lửa tầm xa, và Bình Nhưỡng khẳng định tiếp tục duy trì lập trường của mình.

Đài NHK cho biết, cuộc đối thoại có sự tham dự của Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Geun và cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Pickering.


Kwangmyongsong 3 sẵn sàng vào bệ phóng.
Kwangmyongsong 3 sẵn sàng vào bệ phóng.

Thông tin đưa ra thêm lần nữa khẳng định ý kiến cho rằng kế hoạch phóng vệ tinh Kwangmyongsong 3 của Bình Nhưỡng nằm trong di huấn của cố Chủ tịch Kim Jong Il, và Mỹ cũng nhận được thông báo từ Triều Tiên trước đó, chứ không “bất ngờ” như Washington từng tuyên bố. 


Trước nay, giới phân tích quốc tế không ít lần nghi ngờ việc Mỹ dùng Triều Tiên như quân bài trong cuộc đấu với Trung Quốc, kiềm chế sự trỗi dậy của quốc gia đông dân nhất hành tinh này.


Theo Alexandr Zhebin, Giám đốc Trung tâm Hàn Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông - Nga, Mỹ đang cố gắng khẳng định vị trí của họ ở Triều Tiên, không phải bằng áp lực vũ lực trực tiếp mà bằng con đường “ngoại giao dân gian”. Điều này thể hiện bằng những động thái gần đây trong mối quan hệ quan hệ của Mỹ với Triều Tiên. 
 (>> chi tiết)


Ngoài tuyên bố tạm ngừng viện trợ 240.000 tấn lương thực cho Bình Nhưỡng, Washington không có bất cứ động thái đáng kể nào cho thấy nỗ lực của họ nhằm ngăn chặn việc phóng tên lửa mang vệ tinh Gwangmyongsong 3 của Triều Tiên.


Trong khi vệ tinh Mỹ xác định nhiều xe tải của Bình Nhưỡng di chuyển radar và các thùng nhiên liệu tới căn cứ Dongchang, sẵn sàng cho cuộc phóng vệ tinh, Washington thản nhiên tuyên bố: Sẽ tổ chức các cuộc đối thoại 6 bên và với các nước đồng minh nhằm tìm kiếm giải pháp đối phó với kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên. 


Trả lời báo chí hôm 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner lấp lửng: “Hỏi hay nói về Triều Tiên” là một sai lầm và cần phải quay trở lại kế hoạch.


Trước đó, Hải quân Mỹ đã điều động các loại radar tiên tiến đến khu vực Thái Bình Dương “nhằm chuẩn bị đối phó với kế hoạch phóng tên lửa có gắn vệ tinh Gwangmyongsong-3 của Triều Tiên”, tuy nhiên, lực lượng tác chiến tại Thái Bình Dương không nhận được lệnh “đánh chặn tên lửa” của Bình Nhưỡng. 

Tùng Dương

So sánh sức mạnh của Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc


Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.



Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.


Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.
Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có. 
Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:

Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào. 

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2. 

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.



Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.
Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.
Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.



Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của Không quân Việt Nam.
Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của Không quân Việt Nam. 
Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định. 

Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.

Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.



Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.
Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.  
Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không?

Nguồn tin công nghiệp hàng không Nga chỉ tiết lộ, Su-30MK2 của Việt Nam chỉ có vài “cải tiến nhỏ”, vậy cải tiến nhỏ ở đây là những gì? 

Ông Chang cho rằng, những cải tiến nhỏ có thể cho phép máy bay Su-30MK2 của Việt Nam mang nhiều vũ khí hiện đại hơn so với Su-30MK2 của Trung Quốc, nhiệm vụ của các máy bay này là tập trung cho không đối hải.

Theo ông Chang, đường lối quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự. Một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, tập trung sức mạnh của các tiêm kích vào hai nhiệm vụ chính nói trên sẽ cho phép Việt Nam xây dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả.

Với một lực lượng không quân nhỏ, ngay cả khi số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến khá ít ỏi, nhưng nếu sử dụng đúng cách vẫn tạo ra một hiệu quả chiến đấu mạnh mẽ, đặc biệt nếu các máy bay này có khả năng tích hợp các hệ thống vũ khí hiện đại, ông Chang bình luận.

Ông Chang nhận định thêm, xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3 triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác. Điều này có thể nhận định rằng các máy bay này có nhiều thiết bị hiện đại hơn mặc dù buồng lái vẫn theo kiểu những năm 1980.



Đối với máy bay Su-30MK2, sau khi thực hiện đầy đủ các hợp đồng, Việt Nam là quốc gia có nhiều máy bay Sukhoi nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ. 

Sukhoi đã quyết định thành lập một trung tâm các máy bay Sukhoi tại Việt Nam để tiện cho việc bảo dưỡng cho Không  quân Việt Nam và cả khu vực. (Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng vì theo một số nguồn tin, trung tâm nói trên đặt tại Malaysia, (>> chi tiết)
Trong khi đó, các máy bay Su-27SK, Su-30MK2  của Trung Quốc phải thực hiện các hoạt động bảo dưỡng gián tiếp qua Ukraine (do sao chép bất hợp pháp Su-27 để chế tạo J-11). Tương lai Trung Quốc phải tự bảo dưỡng các máy bay của mình, ngay cả những hoạt động sửa chữa lớn đều phải tự thực hiện.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tương lai của các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam chủ yếu đến từ hệ thống vũ khí. 

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.

Kết thúc bài viết của mình, ông Chang kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẽ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương. 

baodatviet

Trung Quốc hãy vui vẻ với quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines


Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ không cảm thấy bị đe dọa vì sự tăng cường hợp tác quốc phòng giữa nước này và Mỹ. 


Để đổi lại việc mở các căn cứ quân sự tại Philipines, nước này sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự và huấn luyện binh lính.



Philippines yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự để đổi lại việc Mỹ muốn mở các căn cứ tại Philippines.
Philippines yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự để đổi lại việc Mỹ muốn mở các căn cứ tại Philippines.  

Để đổi lại việc mở các căn cứ tại Philippines, nước này sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự và huấn luyện, trong đó có thêm một tàu chiến lớp Hamilton và có thể là một phi đội máy bay tiêm kích F-16 cũ, vấn đề này sẽ được hai bên đưa ra thảo luận tại một cuộc họp giữa hai bên vào ngày 30/4/2012 tại Washington.

Bên cạnh đó, theo thỏa thuận sử dụng chung, Mỹ đang xem xét tiếp cận 6 sân bay dân sự của Philippines để nâng cấp khả năng phục vụ cất/hạ cánh các máy bay vận tải, chiến đấu và do thám của Mỹ, tiếp nhiên liệu và triển khai tạm thời.

Các cuộc đàm phán giữa các Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của hai nước sẽ được tiến hành trước cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào cuối năm 2012.

Ông Rosario còn cho biết, Philippiness ủng hộ việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung thường xuyên hơn và cuộc tập trận đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/4/2012 tại phía Tây đảo Palawan. Động thái trên của Philippines có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario.

Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ không cảm thấy bị đe dọa vì sự tắng cường hợp tác quốc phòng giữa nước này và Mỹ.

Ông Rosario bày tỏ, Philippines hài lòng về việc Trung Quốc đang trong tiến trình xây dựng quân đội và tăng ngân sách quốc phòng do vậy, Philippines mong muốn Trung Quốc hãy “vui vẻ chấp nhận” việc Philippines tăng cường các khả năng quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước.

Hiện nay, Mỹ đã triển khai khoảng 600 lính biệt kích tại miền Nam Philippines. Ông Rosario cho biết, Mỹ có thể tăng cường các chuyến thăm của binh sỹ, máy bay và tàu chiến Mỹ tới Philippiness nhưng hai bên sẽ không thảo luận về việc thiết lập căn cứ thường trực của Mỹ tại Philippines.

Mỹ là đồng minh thân cận nhất và cũng là đối tác an ninh chiến lược duy nhất của Philippines kể từ khi hai nước này ký một hiệp ước phòng thủ chung. Trong 10 năm qua, Philippines đã nhận hơn 512 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ.

Ông Rosario cũng lên tiếng hoan nghênh mối quan hệ tình báo chặt chẽ hơn tại Biển Đông, sau khi Mỹ đề xuất triển khai các máy bay do thám P3C Orion tới tuần tra những khu vực tranh chấp trên Biển Đông vào năm 2011.

Ông này nói: “Bất kỳ phương thức hợp tác nào giữa hai nước cũng sẽ cung cấp thêm thông tin tình báo cho Philippines trong lĩnh vực hàng hải. Có nhiều thông tin hơn thì sẽ tốt hơn”.

Trước đó, ngày 28/3/2012, Australia cũng đã cho phép các máy bay do thám Mỹ hoạt động từ các hòn đảo xa ngoài khơi biển Ấn Độ Dương.
Hoàng Ngân (theo Reuters)