Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

17.4.12

Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của Việt Nam

Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN

Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn thể các lực lượng vũ trang. Bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), trong đó xây dựng hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, vững chắc, đủ sức răn đe và giáng trả quân xâm lược là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình dựng xây, gìn giữ đất nước.

Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam
Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam

Việt Nam, với vị trí địa chính trị, địa quân sự hiện nay, trước tình hình căng thẳng ở khu vực biển Đông, trước các phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại thì phòng thủ BVTQ từ hướng biển bao gồm vùng trời, vùng biển và hải đảo là hướng chính, sống còn.

Một hệ thống phòng thủ BVTQ là tin cậy, vững chắc dựa trên ít nhất 3 yếu tố:

Một là: Cơ sở lý luận-Học thuyết quân sự mà hệ thống phòng thủ đó được xây dựng có tính thực tiễn và sức sống hay không?

Hai là: Việc tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí và sử dụng lực lượng trong hệ thống đó như thế nào?

Ba là: Hệ thống phòng thủ đó được tồn tại trong một thế ra sao? Đây là yếu tố quyết định độ tin cậy, vững chắc của hệ thống phòng thủ..

Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam xuất phát từ cơ sở BVTQ trước nạn xâm lược

Do “sách trời định sẵn”, Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà thuật ngữ hiện đại gọi là “địa chính tri, địa quân sự” rất quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vì thế mà từ xa xưa các thế lực luôn nhòm ngó, lăm le và đưa quân đến xâm chiếm hết lần này đến lần khác.

Không chỉ phương Bắc, từ nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam cũng không thoát khỏi sự nhòm ngó của phương Tây. Pháp xâm chiếm Việt Nam cai trị gần một thế kỷ. Và từ giữa thế kỷ 20, Việt Nam phải tiến hành liên tiếp 2 cuộc chiến tranh giải phóng ròng rã suốt hơn 30 năm trời.


Tàu chiến hiện đại của Việt Nam
Tàu chiến hiện đại của Việt Nam


Như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử gồm nhiều cuộc chiến tranh và lịch sử chiến tranh đó đã ghi nhận một điều là bất kỳ kẻ xâm lược nào cũng đều bị đánh trả khốc liệt với một tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Quân xâm lược lúc nào cũng đông và hùng mạnh, Việt Nam thì nhỏ bé. Vậy làm thế nào để chống lại chúng? Làm sao để biến được ít thành nhiều, yếu thành mạnh?...

Trải qua hơn 4000 năm xây dựng và gìn giữ đất nước, đời cha truyền lại cho đời con…Từ “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp bí tông truyền” của Trần Quốc Tuấn; từ tư tưởng quân sự trong “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi…đã hình thành một kinh nghiệm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nghệ thuật QSVN được thăng hoa trong thời đại Hồ Chí Minh, nó tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, bản sắc Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Nghệ thuật QSVN hình thành và phát triển trước yêu cầu nhiệm vụ BVTQ chống xâm lược, cho nên, nghệ thuật QSVN không có tư tưởng tấn công xâm lược (hoạt động quân sự ngoài biên giới quốc gia) mà nó mang đậm tư tưởng phòng thủ tự vệ.

Vì vậy, tất cả mọi ý chí, hành động, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng trong hệ thống phòng thủ BVTQ đều bắt nguồn từ học thuyết quân sự độc đáo này.

Chiến tranh hiện đại ngày nay bao giờ cũng được phát động từ một quốc gia tiềm lực quân sự, KHKT hùng mạnh. Phạm vi của cuộc chiến rộng lớn, bao gồm lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và trong lòng biển. Thời gian chiến tranh phải hạn chế ngắn nhất có thể.

Và, cuối cùng, mục đích phải đạt được là: Hủy diệt khả năng phòng thủ phản công của đối phương, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang và trang thiết bị kỹ thuật quân sự, tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương. Phá hoại tiềm lực công nghiệp và khả năng phát triển của đất nước đó. Từ đó làm thay đổi cục diện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước đó, buộc đất nước đó thay đổi thể chế chính trị, kinh tế theo hướng có lợi cho nước tấn công.

Để đạt được điều đó bắt buộc các quốc gia này có một tư tưởng, học thuyết quân sự phù hợp cho hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang mình.

Phòng thủ tự vệ và tấn công xâm lược là 2 phạm trù khác biệt. Biểu hiện rõ nét nhất là sự khác nhau giữa tổ chức xây dựng, bố trí và sử dụng lực lượng.

Chẳng hạn, một đơn vị chiến đấu (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay) khi tấn công xâm lược phải đối phó với rất nhiều đòn đánh trả. Như máy bay, phải đối phó với 3 nguy cơ: Pháo cao xạ, tên lửa đất đối không và máy bay đối phương. Cho nên bắt buộc máy bay của họ phải có đủ khả năng đối phó 3 nguy cơ đó.
Vì thế, xu hướng chế tạo và sử dụng vũ khí trang bị đa nhiệm là yêu cầu tất yếu, là kết quả hợp lí, phù hợp nhất, xuất phát từ tư tưởng, học thuyết quân sự của các cường quốc đi tấn công các quốc gia nhược tiểu.

Việt Nam thì khác. Mục tiêu của cuộc chiến là BVTQ cho nên thời gian không hạn chế, có thể kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…”, miễn sao đánh bại quân xâm lược.
Khu vực tác chiến lại nằm trong phạm vi bố trí phòng thủ nên sự cơ động lực lượng là nhanh nhất (lực lượng tại chỗ).

Do đó, tính đa nhiệm của vũ khí trở nên không quan trọng bằng tính chuyên môn hóa của vũ khí.

Chẳng hạn như SU-30 của Việt Nam không những không cần quan tâm đến tác chiến không đối đất mà còn được mặt đất hỗ trợ, do đó chỉ tập trung cho không đối không hay không đối hải để chiếm ưu thế khi tác chiến với SU-30 cùng loại trên không phận Việt Nam.

Như vậy, có thể nói: Hệ thống phòng thủ đất nước Việt Nam trước những nguy cơ, thách thức rình rập đe dọa, được hình thành từ cơ sở lý luận-nghệ thuật QSVN, nghệ thuật chiến tranh nhân dân BVTQ.

Đây là nghệ thuật QS siêu đẳng, không có đối thủ, đã tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, qua thử thách khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên thế giới.

Hệ thống phòng thủ BVTQ của Việt Nam ngày nay có chiều sâu, phạm vi rộng. Nếu như trước đây tổ tiên ta đã có trận tuyến Bạch Đằng, sông Như Nguyệt…thì ngày nay hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc phải bao trùm toàn bộ vùng trời, vùng đất, vùng biển Việt Nam với sự tham gia của toàn dân, toàn quân với tất cả trang bị vũ khí Việt Nam có.

Hệ thống phòng thủ vô hình, biến hóa luôn mang tư tưởng tiến công, tiến công địch bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào khi chúng đặt chân đến…chỉ có thể tồn tại, phát huy trong cuộc chiến tranh nhân dân BVTQ thời đại Hồ Chí Minh.
Lê Ngọc Thống 

Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tiến hành khảo sát cho dự án đầu tư khai thác du lịch tại thác Bản Giốc.


Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc
Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc  
Lãnh đạo Saigontourist đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng để tìm hiểu khả năng 'đầu tư và xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp' tại khu vực gần thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, ông Trần Hùng cho biết đây là một phần trong chủ trương mời gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước "nhằm giúp xây dựng nền kinh tế chung của tỉnh và đặc biệt cho khu vực người thiểu số".

Ông Trần Hùng cho biết các địa điểm được khảo sát sẽ chỉ nằm ở khu vực đất của Việt Nam.

Các dự án phát triển ở khu vực này chắc chắn thu hút chú ý của dư luận, bởi lẽ thác Bản Giốc cùng một số địa điểm khác có liên quan tới tranh chấp biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính phủ hai bên hoàn tất quá trình phân giới cắm mốc vào phút chót năm 2008. Sau đó, Hà Nội đã bị chỉ trích là "nhân nhượng quá nhiều" cho Bắc Kinh.

Thỏa thuận biên giới

Thác Bản Giốc, một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, là một phần của sông Quây Sơn và được chia làm hai phần, thác chính và thác phụ.

Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.

Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.

Việc chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn".

Kinh doanh du lịch trước khi có cắm mốc phân định biên giới giữa hai nước tại khu vực này còn nghèo nàn, tuy phía Trung Quốc đã có xây dựng một số khách sạn, nhà nghỉ.

Ông Trần Hùng, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, cũng nói thêm hiện tại mới đang ở giai đoạn khảo sát, tuy nhiên tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng công ty Saigontourist để hỗ trợ cho dự án này.

Đại diện của Saigontourist đã đi khảo sát tìm hiểu một số địa điểm có tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng này và tùy theo quỹ đất mà địa phương có thể giao, Saigontourist sẽ tiến hành lập dự án về quy mô đầu tư với hy vọng sẽ sớm triển khai dự án.

Vĩnh Phúc: Vụ thảm sát kinh hoàng ở tiệm Internet lúc nửa đêm


Vụ thảm sát kinh hoàng lúc 23h ở Vĩnh Phúc

Đến thời điểm hiện tại, chị Nguyệt vẫn chưa biết con trai mình đã chết, gia đình cũng thống nhất chưa thể cho chị biết lúc này.

Khoảng 23h ngày 11/4, tại một tiệm Internet ở thôn Bồ Trọng, mẹ con chị Lương Thị Nguyệt đã bị sát hại dã man, hung thủ đang ở tuổi cắp sách đến trường…

Tiếng kêu thảm thiết

Khi chúng tôi có mặt tại thôn Bồ Trọng (xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc), ông Lương Văn Quân– anh ruột của chị Lương Thị Nguyệt (SN 1972, trú tại Bồ Trọng) vẫn chưa hết bàng hoàng. Nhà ông Quân ở đối diện nhà chị Nguyệt. Ông là người đầu tiên chứng kiến sự việc, cũng chính là người đã tay không bắt sống hung thủ.
Một trong hai chiếc xe đạp tại hiện trường vụ án
Một trong hai chiếc xe đạp tại hiện trường vụ án

Ông Quân cho biết, lúc đó khoảng 23h ngày 11/4, ông đang ngồi thì bất ngờ nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết của cháu Nguyễn Hoài Trung (SN 1996): “Mẹ ơi cứu con, bác Quân ơi cứu cháu với!”. Nghe tiếng kêu cứu, ông Quân chạy sang định mở cửa, nhưng cửa chính của ngôi nhà đã bị khóa bên trong. Lúc này ông Quân lại nghe Trung nói: “Đi cửa phụ bác ơi”.

Lúc ông Quân nhìn vào được trong nhà thì thấy một cảnh tượng kinh hoàng, trên sàn nhà đâu đâu cũng thấy máu. Đang chưa kịp định thần thì bất ngờ một thanh niên lao ra, tay cầm con dao chém vào người ông, nhưng rất may ông Quân đỡ được và bắt tại trận đối tượng này. Sau đó dân làng cũng kéo đến hỗ trợ ông Quân cùng bắt giữ đối tượng.

Ông Quân đi vào trong nhà, thấy cháu Trung nằm bất tỉnh trên vũng máu với nhiều vết chém chí mạng. Ở phòng trong, em gái ông - Lương Thị Nguyệt (mẹ cháu Trung) cũng nằm bất tỉnh với tay trái bị đứt lìa. ông Quân cùng nhiều người vội sơ cứu cho em và cháu, đồng thời cấp báo cho công an. “Trong nhà lúc đó còn có cháu Huyền (3 tuổi, con gái chị Nguyệt - PV), rất may là hôm đó cháu ngủ say và đắp chăn, nếu cháu thức thì không biết có chuyện gì xảy ra nữa”, ông Quân nói.

Ngay trong đêm, gia đình đã đưa chị Nguyệt và cháu Trung tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên ít giờ sau thì cháu Trung tử vong. Chị Nguyệt bị thương nặng đã phải chuyển lên Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cứu chữa.

Đến thời điểm hiện tại, chị Nguyệt vẫn chưa biết con trai mình đã chết, gia đình cũng thống nhất chưa thể cho chị biết vào lúc này.

Hung thủ là khách quen

Khi nhận được tin báo của gia đình chị Nguyệt, lực lượng công an xã Bồ Lý đã nhanh chóng có mặt để tạm giữ đối tượng Tài, bảo vệ hiện trường và báo cáo lên Công an huyện Tam Đảo. Sau đó, thấy tính chất vụ việc quá nghiêm trọng, Công an huyện đã báo cáo sự việc lên lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại trụ sở công an, đối tượng gây ra vụ án kinh hoàng này khai tên là Đào Văn Tài (SN 1994, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) – một khách hàng thường xuyên tại quán Internet của chị Nguyệt. Tài hiện là học sinh lớp 12 tại một trường ở Tam Đảo.

Ban đầu Tài khai nhận có một người tên là Chiến thuê Tài vào chém chị Nguyệt và cháu Trung với giá 1 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó Tài lại khai rằng chỉ gây án một mình, mục đích là cướp tài sản. Tài nghĩ chị Nguyệt đi Đài Loan về, có thể có rất nhiều tiền, vàng, nên nảy sinh ý định cướp.

Theo đó, trong đêm 11/4, khoảng 21h, Tài đi xe đạp, đeo cặp sách tới quán Internet của chị Nguyệt để chơi. Đến gần 23h, chị Nguyệt nói đã hết giờ, đề nghị Tài về để đóng cửa đi ngủ, nhưng Tài không về. Sau khi chị Nguyệt vào trong buồng thì Tài đi theo và ra tay sát hại chị. Sau 3 nhát chém chí mạng, thấy chị Nguyệt gục xuống bất tỉnh, Tài tưởng chị đã chết nên quay ra chỗ cháu Trung đang chơi bên máy vi tính, chém cháu vào đầu, gáy… Dường như quá hốt hoảng vì cháu Trung kêu cứu, Tài mở cửa sau định thoát ra ngoài, nhưng gặp ông Quân và bị tóm gọn.

Tại hiện trường vụ án, công an thu được 2 chiếc xe đạp, 3 con dao phay và 2 chiếc mũ phớt màu đen.
Được biết, bố của Đào Văn Tài là Phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại Vĩnh Phúc. Tài đã từng nhiều lần lừa tiền của gia đình rồi nói dối là bị trộm cắp. Mỗi lần có tiền, Tài lao vào ăn chơi.

Vật chứng chờ lời giải

Vụ án mạng xảy ra, đại diện gia đình chị Nguyệt đã đề nghị cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ việc đối tượng Tài giết hại các thành viên trong gia đình nhằm mục đích gì, còn ai là đồng phạm của Tài hay không? Theo ông Lương Văn Quân, tại hiện trường có tới 2 chiếc xe đạp, 2 chiếc mũ phớt và 3 con dao. Với chừng ấy vật chứng, có thể Tài không gây án một mình.

Một số người dân sinh sống gần nhà chị Nguyệt cũng cho biết, họ nhìn thấy 2 thanh niên lảng vảng bên ngoài quán Internet nhà chị Nguyệt, trước thời điểm vụ án mạng xảy ra ít phút. Dư luận cho rằng, do nghĩ chị Nguyệt giàu có, nhà lại chỉ có 3 mẹ con (chị Nguyệt đã ly hôn –PV) nên các đối tượng đã chuẩn bị kế hoạch cướp rất tàn bạo, manh động.

Theo tìm hiểu của PV, chị Nguyệt đi xuất khẩu lao động từ năm 2001, đến năm 2004 thì về nước. Chị xây được một căn nhà khá khang trang. Cách đây 6 tháng chị Nguyệt mở quán Internet để nâng thêm thu nhập.

Ông Quân cho biết, trong ngày đưa tang cháu Trung, gia đình đối tượng Tài có đến và đưa phong bì 10 triệu đồng, gọi là tiền ma chay. “Cháu tôi đâu có tội tình gì, tiền với chúng tôi bây giờ cũng không quan trọng, mong rằng các cơ quan chức năng sớm làm rõ sự việc”, ông Quân nói.
Vụ án đang được Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục làm rõ.

(Theo GĐ&XH)

Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền Trung Quốc


Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc có thể mất quyền lực nếu không giám sát chặt chẽ hơn với các lãnh đạo cấp cao để chống tham nhũng.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail

Trong bài xã luận xuất bản trên báo Cầu thị, ông Ôn lặp lại những cảnh báo trước đây rằng, nạn tham nhũng lan tràn trong tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc có thể khiến “cả người dân và chính quyền tới chỗ diệt vong”. Ông cho rằng, tệ nạn tham nhũng phổ biến bởi "sự tập trung quyền lực và thiếu giám sát hiệu quả".

''Chúng ta nên hiểu một cách sâu sắc rằng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền”, Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh. ''Nếu vấn đề này không được giải quyết đúng đắn, bản chất của chế độ có thể thay đổi và cả người dân cũng như chính quyền có thể bị diệt vong. Đó là phép thử vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt”.

Ông Ôn nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, giám sát tệ lộng quyền, và thúc giục các quan chức phải tiếp tục làm việc vì "một chính phủ trong sạch trong năm 2012". Ở bài xã luận có tựa đề "Thực thi quyền lực dưới ánh mặt trời", ông viết rằng tất cả các cấp chính quyền phải được giám sát bởi nhân dân, và cần có các biện pháp thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa với giới chức.

Tuyên bố của ông Ôn được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vợ ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đang là nghi can của một cáo buộc giết doanh nhân người Anh Neil Heywood đã làm chấn động Trung Quốc. Bản tin phát ngày 10/4 của Tân Hoa xã cho biết, ông Bạc bị đình chỉ chức vụ vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.

Trong bài viết của mình, ông Ôn nói rằng, chính phủ nên xem xét yêu cầu các nhóm cốt cán trong đảng cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt đối với những người có vợ/chồng và con đã ra nước ngoài.

Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái, tại một cuộc họp với cơ quan pháp luật, ông Ôn Gia Bảo cảnh báo sẽ chống lại việc cho phép tham nhũng lan tràn trong chính phủ: "Ở thời bình, tham nhũng là nguy cơ lớn nhất với một đảng cầm quyền. Lý do căn bản của tham nhũng là quyền lực không được giám sát và hạn chế thích hợp", ông nói.

Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố, chính phủ sẽ đảm bảo chi tiêu ngân sách minh bạch hơn. “Chính phủ sẽ yêu cầu mọi cấp đưa ra tất cả nguồn thu chi trong báo cáo ngân sách". Ông cũng cam kết mọi thông tin chính phủ cần được công bố theo luật pháp sẽ được đưa ra nhanh chóng, chính xác và chi tiết.

Thái An (theo smh)

16.4.12

Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Ngày 4/4, 200 lính thủy đánh bộ thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Thuỷ quân lục chiến 3 của Mỹ đã tới thành phố Darwin, miền Bắc Australia.

(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)
(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)

hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.
hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.

Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.
Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.

Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.
Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.

Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).
Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.

Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.
Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.

Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.
Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.

Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.
Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.

Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.
Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.

Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.
Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.

Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.
Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.

Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.
Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.

Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.
Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.

200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.
200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".
Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.
Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.

15.4.12

Trung Quốc sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ đi qua Biển Đông


TQ sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ lặn dưới Biển Đông

“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.

Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

Nữ sinh Lê Ngọc Hoài An với vẻ đẹp trong sáng Trường THPT Lê Quý Đôn


Vẻ đẹp trong sáng của Trường THPT Lê Quý Đôn


Lê Ngọc Hoài An sở hữu gương mặt thánh thiện, ánh mắt và nụ cười như thiên thần, khiến bất kỳ ai dù chỉ gặp một lần cũng phải nhớ mãi.

Lê Ngọc Hoài An
Hoài An sinh năm 1996, hiện đang học lớp lớp 10B8 trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa, Hà Nội
Không những xinh đẹp, dễ thương, cô bạn còn học rất giỏi, suốt 9 năm học Hoài An luôn là học sinh giỏi, gương mẫu của lớp

Hoài An có sở thích hát, nhảy, chụp ảnh, đọc sách, và thích gặp gỡ bạn bè, nói chuyện, thư giãn sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng. Cô bạn có giọng hát truyền cảm, ấm lòng người nghe

Lê Ngọc Hoài An 

Hoài An có một niềm đam mê lớn về nghệ thuật, làm mẫu ảnh, làm ca sĩ

Hoài An ước mơ sẽ có một công việc ổn định cho tương lai và theo đuổi nghệ thuật như một nghề nghiệp "tay trái" vì niềm đam mê của mình


Lê Ngọc Hoài An 

Là một người thân thiện, hòa đồng, dễ gần, Hoài An luôn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như văn nghệ của trường, lớp vì cô bạn rất đam mê ca hát

Hoài An chia sẻ là chưa tham gia cuộc thi nào về thời trang hay sắc đẹp nào vì nghĩ rằng bản thân cần phải trau dồi và rèn luyện  hơn nữa, và mong tương lai sẽ có cơ hội thử sức mình trong một cuộc thi nào đó để học tập thêm nhiều kinh nghiệm, cố gắng không ngừng để hoàn thiện bản thân


Vóc người nhỏ nhắn, gương mặt dễ mến...



Mèo là con vật mà Hoài An rất yêu mến bởi nó dễ thương và rất đáng yêu

Đối với Hoài An thì gia đình là số một, bởi vì gia đình là chỗ dựa vững chãi mãi mãi, không ai có thể nâng đỡ và theo sát cô bé suốt cuộc đời bằng gia đình của mình. An luôn muốn cố gắng phấn đấu để mọi thành viên trong nhà đều hài lòng và tự hào


Nước da trắng mịn, mái tóc đen huyền, đôi mắt đẹp hút hồn đối phương
Hoài An thường nghe nhạc để không xả stress sau những căng thẳng thường ngày, đồng thời có thể học tập cách xử lí giọng hát của các ca sĩ cũng như gián tiếp trau dồi thêm tiếng Anh qua những ca khúc nước ngoài. An thích âm nhạc vì âm nhạc cũng là ngôn ngữ của tâm hồn và cuộc sống
Lê Ngọc Hoài An 








Thanh Lan

Ai chịu trách nhiệm vụ sạt lở đất đá thải, vùi lấp cả chục hộ dân ở Thái Nguyên ?

Sạt lở khu đổ đất đá thải, vùi lấp cả chục hộ dân

Thái Nguyên: Kinh hoàng sạt lở núi thải mỏ than Phấn Mễ
Thái Nguyên: Kinh hoàng sạt lở núi thải mỏ than Phấn Mễ
Rạng sáng ngày 15/4, khu vực đổ đất đá thải của Mỏ than Phấn Mễ (thuộc Công ty cổ phần gang thépThái Nguyên) tại xóm Khuôn 1, xã Phục Linh, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ sạt lở, vùi lấp khoảng 10 hộ dân đang sinh sống ở khu vực dưới chân núi đất đá thải.

Theo các nhân chứng tại hiện trường, vào khoảng hơn 4h sáng, tại khu vực này bắt đầu bị sạt lở, một vài người đã kịp chạy thoát ra ngoài khi xảy ra hiện tượng sạt lở. Sau khi nghe tiếng kêu cứu, người dân ở lân cận đã kịp thời tìm được ông Hà Văn Xuân đang còn sống và đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Vợ ông Xuân là bà Vũ Thị Hồng đã ngạt thở và tử vong. Ngôi nhà của ông Xuân bị đẩy ra xa hàng trăm mét, hư hỏng toàn bộ. Người dân địa phương cho biết, hiện còn ít nhất 7 người đang bị vùi lấp dưới đống đất đá thải.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ và các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ địa phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, đến 11h cùng ngày chỉ mới tìm thấy được xác của bà Vũ Thị Hồng. Do lượng đất đá sạt lở quá lớn, phương tiện cứu hộ, nhất là máy xúc có quá ít nên việc tìm kiếm các nạn nhân còn lại hết sức khó khăn.

Sạt lở khu đổ đất đá thải vùi lấp chục hộ dân
Sạt lở khu đổ đất đá thải vùi lấp chục hộ dân
Ông Nguyễn Đình Dinh, Phó chủ tịch HĐND xã Phục Linh, huyện Đại Từ, cho biết, vụ sạt lở với chiều dài gần 1 km đã phá huỷ gần bốn ha hoa màu, nhà cửa của nhân dân.

Được biết, khu vực bị ảnh hưởng do thảm hoạ gây ra đã từng được thông qua phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB). Có rất nhiều lý do về việc chưa thực hiện GPMB gần khu vục sạt lở nguy hiểm.
Ông Hà Văn Phi, một chủ hộ bị ảnh hưởng, cho biết, trước nguy cơ thảm hoạ lơ lửng treo trên đầu người dân, xóm Khuôn 1 cũng như các hộ dân trong khu vực đã rất nhiều lần đề nghị mỏ than Phấn Mễ dừng đổ thải, họp dân để thông qua giải pháp an toàn nhưng họ vẫn không nghe. Ông Hà Văn Hào bức xúc nói, trời không mưa mà còn sạt lở như vậy, nếu trời mưa thì không biết núi thải sẽ chạy đến tận đâu?.
Sau khi sự việc xảy ra, mỏ than Phấn Mễ đã hỗ trợ việc mai táng cho bà Vũ Thị Hồng 40 triệu đồng. Đối với mỗi khẩu trong khu vực bị ảnh hưởng, mỏ hỗ trợ 2 triệu đồng/khẩu.
Mỏ than Phấn Mễ. Ảnh minh họa
Mỏ than Phấn Mễ. Ảnh minh họa
Ông Trương Mạnh Kiểm (Phó chủ tịch UBND huyện Đại Từ) cho biết, việc hỗ trợ nhằm mục đích giải quyết những khó khăn trước mắt. Về lâu dài thì phải xác định rõ trách nhiệm liên quan, chế độ chính sách cụ thể đối với những hộ dân bị ảnh hưởng. Ngay lập tức, các ngành chức năng của huyện phải thống kê các hộ liền kề vùng bị ảnh hưởng có nguy cơ bị sạt lở lấn tới thì phải di chuyển.

Được biết, tại khu vực này, Mỏ than Phẫn Mễ đã đổ đất thải từ hàng chục năm nay. Lượng đất đá thải từ quá trình khai thác mỏ qua nhiều năm tồn lưu chất cao như núi trên diện tích khoảng 3 ha.

Truy tố blogger "Điếu Cày" Nguyễn Văn Hải


Truy tố blogger "Điếu Cày"

Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần ra trước TAND TP.HCM để xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cáo trạng, năm 2001, Lê Xuân Lập (công tác tại Báo Thanh tra Chính phủ, đại diện ở TP.HCM) xin Hội Nhà báo Việt Nam thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng bị từ chối. Tháng 9.2007, sau khi thôi làm việc ở Báo Thanh tra Chính phủ, Lập tiếp tục có đơn xin Thủ tướng Chính phủ thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng cũng không được chấp thuận. Tuy nhiên, ngày 19.9.2007, ông Lập và một số người khác (trong đó có ông Nguyễn Văn Hải) hẹn gặp nhau tại một quán cà phê ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) để thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, thiết kế blog do ông Lập làm chủ nhiệm. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hải tự động thay mật khẩu mới để nắm giữ, quản lý blog, tiêu chí bài viết không phù hợp nên ông Lập không tham gia nữa.
ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải
ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải
Ông Nguyễn Văn Hải tập hợp thêm ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasaigon) và bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý), những người có cùng quan điểm tham gia. Sau khi quản lý blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, những người này có nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, chống nhà nước và trên blog cá nhân của từng người. Từ tháng 9.2007 đến tháng 10.2010 đã có 421 bài (94 bài tự viết và 327 bài đăng lại từ những trang web chống phá nhà nước) đăng trên blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, trong đó có 26 bài viết có nội dung chống phá nhà nước.
Cáo trạng kết luận, các bị can trên đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet tạo ra blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do” để liên lạc, trao đổi, đăng nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước nhằm kích động, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân, lôi kéo những phần tử có tư tưởng chống đối nhằm gầy dựng, chuẩn bị lực lượng khi có thời cơ sẽ sẵn sàng hoạt động thay đổi chế độ.
Cáo trạng cũng quy kết các ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn sang Thái Lan từ ngày 13.3.2008 - 16.3.2008 để tham gia khóa huấn luyện mục đích nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam.
Quang Hiển

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ chặn đúng yết hầu năng lượng Trung Quốc ?

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ làm yết hầu năng lượng Trung Quốc kẹt cứng

Bốn tàu chiến đấu ven biển của Mỹ luân phiên đồn trú ở Singapore sẽ làm kẹt cứng yết hầu năng lượng của Trung Quốc, giúp Mỹ tăng cường can dự biển Đông…

Tàu chiến kiểu mới của Mỹ làm kẹt eo biển Malacca
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.
Báo chí Trung Quốc bình luận rằng tàu chiến đấu ven biển mặc dù có điểm còn hạn chế, nhưng không thể coi thường mối đe dọa của nó đối với tuyến đường năng lượng của Trung Quốc và biển Đông.
Căn cứ hải quân Changi, nằm ở góc đông bắc Singapore, vài tháng nữa có thể sẽ đón một vị khách mới ở bờ bên kia Thái Bình Dương, đó là tàu chiến đấu ven biển của Hải quân Mỹ.
Theo báo giới Mỹ, ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Hoàng Vĩnh Hoằng tại Lầu Năm Góc, hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến về việc Mỹ triển khai luân phiên 4 tàu chiến đấu ven biển tại Singapore.
Sau khi kết thúc hội đàm, hai bên ra tuyên bố chung cho biết: “Việc triển khai này khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực này, đồng thời sẽ tăng cường khả năng Mỹ huấn luyện và tiếp xúc với các đối tác trong khu vực”.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Tàu chiến đấu ven biển là loại tàu chiến mặt nước thế hệ mới được Hải quân Mỹ đưa ra khi thực hiện chuyển đổi tác chiến từ “đại dương” đến “biển gần”, cũng sẽ là trang bị quan trọng tăng cường sự hiện diện quân sự của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.


Trong khi đó, Singapore – nước kề sát biển Đông, lại trấn giữ nơi xung yếu năng lượng là eo biển Malacca, đã đồng ý cho tàu chiến tiên tiến của quân Mỹ luân phiên đến đồn trú, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cục diện chiến lược của khu vực này.
Làm mắc kẹt yết hầu năng lượng của Trung Quốc
Vào tối ngày 3/4, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã lặng lẽ đến cảng Darwin, miền bắc Australia. Ngày thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Singapore đã công bố thông tin tàu chiến đấu ven biển đến đồn trú ở căn cứ hải quân Changi.

Các bước điều chỉnh triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là chặt chẽ, liên tục như vậy.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lưu Giang Bình đã có bài trả lời phỏng vấn tờ “Tin tức Thế giới” cho rằng, việc điều động lực lượng quân sự của Mỹ ở Australia và Singapore chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc.

Nhưng, việc triển khai ở Singapore quan trọng hơn, bởi vì khoảng cách giữa Singapore và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) gần hơn.
Lưu Giang Bình cho rằng, một mục tiêu chủ yếu quay trở lại châu Á của quân Mỹ chính là làm suy yếu vai trò ảnh hưởng và vị thế chủ đạo của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, có ý đồ thông qua can thiệp vấn đề này để ngăn chặn các bước không ngừng trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời thông qua tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á như Philippinese, Việt Nam, Thái Lan để tạo ra một chuỗi ở tây nam Thái Bình Dương nhằm bao vây chiến lược quân sự đối với Trung Quốc.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Cho nên, Singapore, nước có vị trí địa lý quan trọng, được Mỹ coi là một “ngọn giáo dài” can thiệp biển Đông.
Lưu Giang Bình phân tích: “Đương nhiên, hành động này của quân Mỹ, hoàn toàn không chỉ giới hạn sự chú ý tới biển Đông, mà còn có eo biển Malacca”.
Ai cũng biết rằng, Singapore nằm ở chỗ hẹp nhất của eo biển Malacca, có điều kiện thuận lợi kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược này.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Lưu Giang Bình nói thêm rằng: “Hiện nay, gần 90% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải được vận chuyển qua eo biển Malacca, còn cửa nam của eo biển Malacca giáp Singapore cũng là nơi yết hầu của eo biển này; điều này có nghĩa là, khi quân Mỹ sử dụng tàu chiến đồn trú ở đây, bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược có liên quan đến an ninh cung ứng năng lượng của Trung Quốc”.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

14.4.12

Vụ phóng Tên lửa Triều Tiên thất bại hay sự thật mãi bị chôn vùi ?


Tên lửa Triều Tiên rơi hay sự thật mãi bị chôn vùi? Để cứu vãn tình thế, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân sau vụ phóng vệ tinh thất bại.

Sau khi vụ thử tên lửa của Triều Tiên thất bại, tin đồn dấy lên về việc Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3 để cứu vãn tình thế. Các nước lại nín thờ chờ xem liệu Bình Nhưỡng có tái diễn kịch bản năm 2009 hay không.

Cứu vãn tình thế khó xử

Mặc dù Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ là để mừng kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và để phục vụ công tác nghiên cứu mang tính chất hòa bình nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng, kế hoạch này mang nhiều thông điệp hơn nữa.

Bình Nhưỡng muốn thông qua vụ phóng tên lửa lần này để củng cố quyền lực của tân Lãnh đạo Kim Jong Un và thể hiện sức mạnh quân sự nhằm tăng cường vị thế của nước này trong các cuộc đàm phán sắp tới với các cường quốc.
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)

Sáng sớm ngày 13/4, tên lửa của Triều Tiên đã được phóng đi dưới sự theo dõi chặt chẽ của các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, báo chí đồng loạt đưa tin, tên lửa của Triều Tiên đã nổ tung, vỡ tan và rơi xuống đại dương khoảng hơn 1 phút sau khi được phóng đi. Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên sau đó cũng chính thức thừa nhận, vụ phóng tên lửa của họ đã thất bại.

Rõ ràng, vụ phóng tên lửa thất bại đã đẩy chính phủ Triều Tiên vào tình trạng “bối rối”. Sự thất bại này chính là thách thức đầu tiên hay có thể gọi là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un phải đối mặt. Theo dự đoán của một số chuyên gia, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân ngay sau đó để cứu vãn tình thế khó xử cho họ.

"Khả năng Triều Tiên tiến hành thêm một vụ phóng tên lửa tầm xa hay một vụ thử hạt nhân hoặc là một hành động khiêu khích quân sự nào đó nhằm củng cố sự đoàn kết bên trong nước này là rất cao”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc đã nhận định như vậy tại một cuộc họp Quốc hội.

Như vậy, sau khi nín thở chờ Triều Tiên phóng tên lửa, các nước lại nín thở chờ xem liệu nước này có tiếp tục thách thức các cường quốc thế giới bằng một vụ thử hạt nhân mới - vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên nếu nó được thực hiện.

Sự thật vụ phóng vệ tinh sẽ mãi bị chôn vùi?

Trở lại với vụ Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh và... thất bại, trong một bài báo mang tên “Đi, đi và… mất hút” đăng trên tờ Asia Times, tác giả cho rằng, sự thất bại trong vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ chôn vùi sự thật và để lại một bí ẩn mãi không có lời giải.

Theo Asia Times, việc tên lửa Triều Tiên vỡ vụn đã mang theo sự thật về mục đích của vụ phóng xuống đáy biển Hoàng Hải.

Câu hỏi: “Liệu Triều Tiên phóng vệ tinh nghiên cứu hay thử tên lửa tầm xa?” có thể sẽ mãi là bí ẩn đối với nhân loại.

Mỹ và Hàn Quốc đang tích cực thu lượm mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay cả khi tìm được, kết quả phân tích cũng chỉ có thể cho thấy được một phần nhỏ trong công nghệ tên lửa của Bình Nhưỡng.

Bài báo cũng cho biết, cho dù tên lửa đã rơi, song điều đó sẽ không ngăn CHDCND Triều Tiên ngắm pháo hoa trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành./.

MH/VOV online
Tổng hợp

13.4.12

Việt Nam sẽ bảo vệ quyền lợi Công ty khí đốt Nga trên Biển Đông


Việt Nam nói việc ký hợp đồng dầu khí với tập đoàn Gazprom là 'phù hợp luật pháp quốc tế' và cam kết bảo vệ quyền lợi của đối tác.

Hôm 5/4, công ty khí đốt khổng lồ của Nga ra thông cáo nói đã đạt thỏa thuận với tập đoàn dầu khí PetroVietnam để cùng khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.

BP đã phải rút lui khỏi dự án với Việt Nam vì áp lực của Trung Quốc
BP đã rút lui khỏi dự án vì áp lực của Trung Quốc
Ngày 10/4, Trung Quốc chính thức lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói nước này mong doanh nghiệp nước ngoài "tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của nước đương sự giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, tránh dính líu vào tranh chấp Nam Hải dưới bất cứ hình thức nào".

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Năm 12/4 tuyên bố dự án giữa PetroVietnam và Gazprom là hoàn toàn hợp pháp.

'Lợi ích hợp pháp và chính đáng'

Người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói với các phóng viên tại Hà Nội: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".

Ông Nghị nói thêm rằng Việt Nam cam kết bảo vệ lợi ích chính đáng của các công ty nước ngoài làm ăn với Việt Nam tại Biển Đông.

"Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam."
"Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."

Ông không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.

Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.

So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.

Việt Nam đã thường xuyên điều tàu hải quân hộ tống và canh gác các tàu thăm dò hải dương của dân sự, nhưng tiềm lực hải quân của Việt Nam hiện giờ chưa đủ mạnh để có thể bảo vệ tàu bè ở đại dương một cách hữu hiệu.

BBC

Mỹ , Hàn Quốc, Nhật Bản chạy đua tìm mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên

Hải quân Hàn Quốc đã phát động một chiến dịch tìm kiếm nhằm thu thập mảnh vỡ từ vụ phóng tên lửa thất bại của CHDCND Triều Tiên, theo AFP.

Chỉ vài phút sau khi tên lửa được phóng vào buổi sáng 13.4, Mỹ và Hàn Quốc đã tuyên bố vụ phóng thất bại, vài giờ sau đó, hãng tin nhà nước CHDCND Triều Tiên thừa nhận rằng vệ tinh không thể được đưa lên quỹ đạo.

 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP
 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP


Người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói với AFP: “Chúng tôi đã xác định vị trí các mảnh vỡ và đang thực hiện nỗ lực để thu thập chúng”.

Thông báo được đưa ra bất chấp lời cảnh báo của CHDCND Triều Tiên vào tuần trước nói rằng không được phép thực hiện các chiến dịch như thế.

“Nếu bất kỳ ai… nỗ lực bắn hạ hoặc thu thập mảnh vỡ tên lửa vũ trụ, chúng tôi sẽ trả đũa không thương xót”, Ủy ban Thống nhất Hòa bình Tổ quốc của CHDCND Triều Tiên tuyên bố.

Theo hãng Yonhap, hơn một chục tàu hải quân Hàn Quốc, nhiều chiếc trong số đó được trang bị hệ thống định vị siêu âm hoặc thợ lặn, đang lùng sục khu vực.

Trong khi đó, kênh tin tức CBS Radio News đưa tin hai tàu khu trục Hàn Quốc được trang bị tên lửa đánh chặn cùng các trực thăng đang sục sạo vùng biển để tìm mảnh vỡ.

Chính phủ Nhật cho biết lực lượng của họ đang hợp tác với quân đội Mỹ để đánh giá lộ trình bay của tên lửa và thu thập mảnh vỡ, theo CBS Radio News.

Các tàu quét mìn và những tàu khác của hải quân Mỹ cũng đang có mặt trong khu vực.

“Chúng tôi tin rằng một số mảnh vỡ lớn đang nằm dưới đáy biển”, người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc phát biểu.

Theo Yonhap, đáy biển tại khu vực sâu khoảng 70 đến 100 mét nên việc thu thập các mảnh vỡ lớn rất khả thi.

Sơn Duân