Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

3.4.12

'Ép dân không phải là cách phục vụ dân'

"Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân", cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?
- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.
Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.
Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.
Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.
Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?
Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.
Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.
- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?
- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.
Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.
Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.
Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.
Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.
- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?
- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.
Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.
Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.
- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore... cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?
- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.
Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách... Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?
- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?
- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.
Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.

- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?
- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.
Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
Hoàng Thùy thực hiện

Làn sóng xe sang tiền tỷ ồ ạt đổ về Việt Nam


Trên tờ báo điện tử VTC News đưa tin, dù thị trường trong nước ảm đạm, trăm người bán một người mua cũng không ngăn được những dòng xe tiền tỷ đổ bộ về Việt Nam trong tháng 3 và tháng 4.

Một trong những dòng xe tiền tỷ được biết đến là Song mã tiền tỉ nhà BMW: 520i và 328i mới. Là một trong những thương hiệu xe sang có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong 2 năm trở lại đây, BMW không ngần ngại ra mắt liên tục 2 dòng sản phẩm mới 520i và 328i chỉ trong vòng 1 tháng bất chấp tình trạng xe mới ế ẩm như hiện nay. 
BMW 328i
BMW 328i

Xe có vận tốc tối đa (giới hạn điện tử) ở 250 km/h. Mạnh mẽ hơn nhưng xe được quảng bá chỉ tiêu thụ 6,8L/100km và lượng khí thải CO2 được giữ ở mức 159-165 g/km. Xe có giá bán sau thuế là 2,578 tỷ đồng. Ngoài ra còn các hãng xe khác như: Porsche ra mắt hàng khủng 911 Carrera 2012, xe có giá bán sau thuế là 5,592 tỷ đồng và 6,437 tỷ đồng, xe sang lạ, giá mềm Range Rover Evoque, giá từ 2,27 tỷ đến 3,15 tỷ đồng (tương đương 108.000 -150.000 USD…

Vinashin thoát vụ kiện của Quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ


Theo Dân Trí đưa tin, quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott Advisers LP (Mỹ) đã từ bỏ vụ kiện với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Khoản nợ của Vinashin đối với Elliott là 13,2 triệu USD, một phần trong tổng toàn bộ số nợ trên 4 tỷ USD của Tập đoàn này.

Ban đầu, Vinashin đề nghị hoàn trả 35% số nợ song Elliott không chấp nhận phương án này.
Ban đầu, Vinashin đề nghị hoàn trả 35% số nợ song Elliott không chấp nhận phương án này.
Hồi cuối năm ngoái, Elliott đâm đơn kiện Vinashin tại Tòa tối cao Anh để đòi một phần khoản nợ trị giá 600 triệu USD mà nhẽ ra Vinashin đã phải thanh toán từ tháng 12/2010 (đáo hạn lần đầu).

Ban đầu, Vinashin đề nghị hoàn trả 35 cent trên mỗi 1 USD tiền nợ (tức trả 35%) song Elliott không chấp nhận phương án này.

Sau khi bị Elliott Vin (Hà Lan) NV kiện lên Tòa án London thì Vinashin đã bác lại đơn kiện đòi bồi thường này và khẳng định, đơn kiện là “vô giá trị”.

Elliott Vin mua lại khoản cho Vinashin vay từ Bank of America N.A nhưng đã không thông báo hợp thức cho Credit Suisse về việc này như hợp đồng cho vay yêu cầu và Elliott phải chứng minh được họ là chủ nợ hợp lệ.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Việt Nam cần 10 USD để rà phá lượng bom mìn khổng lồ

Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm, nhưng hàng ngày vẫn có nhiều người dân phải bỏ mạng oan ức vì hậu quả của chiến tranh, đó là bom mìn còn sót lại!. Báo Vì Dân mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này.


Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, để giải quyết lượng bom mìn khổng lồ đang làm ô nhiễm trên 20% diện tích đất nước, Việt Nam cần nguồn kinh phí trên 10 tỷ USD.

“Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần kinh phí trên 10 tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD khác cho tái định cư và đảm bảo an sinh xã hội ở vùng bị ô nhiễm bom mìn”, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tối 2/4 tại Nhà hát lớn Hà Nội, trước sự có mặt của nhiều quan khách quốc tế, các đại sứ quán cũng như các nhân chứng sống của thực trạng bom mìn còn rải khắp lãnh thổ Việt Nam. Buổi giao lưu nhằm phát động, huy động nguồn lực trong và ngoài nước chung tay khắc phục hậu quả của bom mìn sau chiến tranh.
Xử lý bom mìn
Xử lý bom mìn


Cũng theo Phó thủ tướng Nhân, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn, làm sao sau vài chục năm tới cơ bản giải quyết hậu quả. “Đó là nhiệm vụ của Chính phủ và là trăn trở của hơn 80 triệu dân Việt Nam”, ông Nhân nói và nhấn mạnh thêm bom mìn, vật liệu nổ không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước mà còn đe dọa tính mạng người dân hàng ngày hàng giờ. Hàng năm, Việt Nam đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho việc rà phá, cấp cứu hỗ trợ các nạn nhân…


Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Rà phá bom mìn là nhiệm vụ của Chính phủ và là trăn trở của hơn 80 triệu dân Việt Nam".

Nhắc đến hậu quả của bom mìn sót lại sau chiến tranh, dù đã qua đi gần 40 năm, Phó thủ tướng dẫn con số hơn 40.000 người chết (trong đó tới 30.000 trẻ em) và 60.000 người bị thương. “Chính phủ Việt Nam sẽ huy động tối đa nguồn lực để khắc phục hậu quả chiến tranh song cũng rất cần sự giúp đỡ của các nước, đặc biệt là Mỹ, để đẩy nhanh tiến độ”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.


Cán bộ, chiến sĩ công binh Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn đưa quả bom tìm thấy sau chiến tranh đến vị trí hủy
Cán bộ, chiến sĩ công binh Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn đưa quả bom tìm thấy sau chiến tranh đến vị trí hủy




Trước đó, giao lưu tại chương trình, ông Nguyễn Thiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (một trong 6 tỉnh có mật độ bom mìn dày đặc) cho biết, người dân có thể gặp bom mìn khi cuốc ruộng, đào móng nhà, làm thủy lợi, thậm chí cả khi mò hến. Tuy địa phương đã có nhiều nỗ lực trong tìm kiếm, rà phá bom mìn, song kết quả vẫn rất hạn chế.

Còn anh Hồ Văn Lữ (bản Của, xã Hưng Tân, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tuy sinh ra sau chiến tranh song luôn bị ám ảnh bởi bom mìn. Anh từng tận mắt chứng kiến hai vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ xảy ra ở địa phương khiến nhiều cháu nhỏ thiệt mạng. “Tôi chỉ mong muốn Nhà nước, các tổ chức quốc tế quan tâm rà phá hết bom mìn, làm sạch đất đai để bà con yên tâm sinh sống và canh tác”, anh Lữ chia sẻ.

Ngay trong buổi tối, 34 tổ chức trong nước đã tài trợ 7,5 tỷ đồng và 9 tổ chức quốc tế tài trợ 15 triệu USD cho Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Trong đó, riêng Tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy (NPA) ủng hộ 6,3 triệu USD.

Tháng 4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chương trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả bom mình sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504) với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn; đẩy nhanh tốc độ rà phá bom mìn.

Hiện cả nước còn khoảng 6,6 triệu ha đất (trên 21% diện tích đất nước) bị ô nhiễm bởi 800.000 tấn bom mìn các loại, chưa kể số còn sót lại trên biển. Ban chỉ đạo 504 đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ giải phóng diện tích này trong khoảng thời gian dưới 100 năm. 5 năm tới, việc rà phá, làm sạch sẽ tập trung ở 6 tỉnh có mật độ bom mìn còn sót lại nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngoài ra, trước năm 2015, Ban chỉ đạo cũng cần lập xong bản đồ ô nhiễm bom, mìn trên toàn quốc.

2.4.12

Từ cậu bé bán nước chè đến 'ông Tổng' Invest Consult Group

Là người đầu tiên xây dựng một công ty chuyên tư vấn về đầu tư và kinh doanh cho các đơn vị đầu tư nước ngoài ngay sau khi cánh cửa đổi mới mở ra năm 1987, ông Nguyễn Trần Bạt từng được đánh giá là “một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc” trong cuốn Barons the Global 500 Leaders for the New Century.



Gần đây, Nguyễn Trần Bạt còn được công chúng trong và ngoài nước chú ý ở góc độ là tác giả của khoảng 15.000 trang viết là các bài báo, sách và các công trình nghiên cứu về đường lối phát triển của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Tác phẩm mới nhất của ông do Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản đầu năm nay mang tên Đối thoại với tương lai, dày 939 trang, đang được người hâm mộ chuyền tay nhau đọc, ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác đã xuất bản từ năm 2005, như Văn hóa và con người, Cải cách và phát triển, Suy tưởng, Cội nguồn cảm hứng...

Bán nước chè dạo kiếm sống

- Thưa ông, là doanh nhân kiêm nhà nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam ở thời điểm hiện tại, ông đã sử dụng những ưu thế nào của mình khi tiếp cận các mục tiêu nghiên cứu trên?

Ưu thế của tôi là chọn cách tiếp cận có màu sắc văn hóa. Vì thế, những “món” tôi bày ra đều dễ bán. Mặt khác, vốn hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ở quy mô rộng lớn, có điều kiện tiếp xúc với các nhà chính trị thế giới, hoặc gặp gỡ những người điều hành các tập đoàn lớn trên thế giới, nên tôi có những ưu thế riêng...

- Nhiều người chú ý đến một chi tiết trong tiểu sử của ông: từng là “cậu ấm” con nhà giàu, nhưng 10 tuổi đã lăn lộn kiếm sống ở Ga Hàng Cỏ với ấm nước chè dạo... Ký ức nào về Hà Nội thuở ấy ông nhớ nhất?
Với bạn bè  

Hồi 7 - 8 tuổi, một mình tôi có tới ba người phục vụ. Sau cải cách, gia đình tôi “vượt biên” từ Nghệ An ra Hà Nội và phải bán nước chè để sinh sống. Một người bạn vong niên của tôi - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc - kể rằng, hồi ấy ông cũng phải đi bán hàng dạo để sống. Chúng tôi bị chao đảo bởi những khốn khó xung quanh hơn là những khốn khó của chính mình.
Trong ký ức của tôi, Hà Nội 40 - 50 năm trước khá lịch lãm, là một vùng đất mà bất cứ người Nghệ nào đặt chân đến cũng thấy mình lạc lõng. Lúc ấy, từ xứ nhà quê ra, tôi đã cảm nhận được mình thô lỗ và nhỏ bé trước Hà Nội bởi cái giọng nói khó nghe của mình. Nhưng tôi cảm ơn Hà Nội vì đã đem lại cho tôi một nền tảng văn hóa mà thế hệ chúng tôi cảm thấy mình may mắn có được.

- Ông đã học như thế nào để trở thành một doanh nhân?

Tôi học hành khá có hệ thống. Ban ngày học Đại học Xây dựng, buổi tối chăm chỉ theo học văn và có được trình độ cử nhân ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng và đi làm, buổi tối tôi lại học thêm toán tin để hiểu biết về cơ học.

Có thời kỳ tôi đi dạy và là Chủ nhiệm bộ môn nền móng và công trình ngầm. Năm 1990, tôi học luật và sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia Đoàn Luật sư. Về kinh tế, tôi tự học Kinh tế học phương Tây từ rất sớm, vào năm 1976, và học rất căn bản, bao gồm kinh tế học vĩ mô, vi mô, phát triển...

Học và đọc. Tôi là một người đọc chuyên nghiệp, 8 - 9 tuổi tôi đã tiếp xúc với những tác phẩm nổi tiếng thế giới. Đến năm 12 tuổi, tôi đã đọc không biết cơ man nào là sách vở... Tôi nghĩ văn học chính là công cụ cơ bản để nhào nặn những kiến thức rắc rối của tôi thành kiến thức xã hội học, nối các kiến thức rời rạc thành một thực thể trong con người tôi.

- Từ học đến hành, “phiên dịch” để nối kết các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, ông thấy công việc nào mình làm có ý nghĩa nhất trong hành trình đi đến thành công của mình?

- Cả cuộc đời mình tôi chưa bao giờ coi việc gì là phụ và làm việc gì cũng cực kỳ nghiêm túc. Trong quân ngũ, tôi là một người lính trung thành; khi đi làm, tôi là một kỹ sư năng nổ. Ở cương vị nào tôi cũng luôn hoàn thành mọi nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, dốc hết tâm huyết cho công việc.

Tôi bắt đầu biết yêu đất nước Việt Nam, con người Việt Nam từ khi tham gia vào cuộc chiến tranh. Và những ấn tượng tuyệt vời có được từ sự quan sát con người, đó chính là cái mà tôi nhận được từ cuộc chiến tranh đó.

- Theo ông, như thế nào gọi là thành đạt?

Hạt giống được gieo trồng cẩn thận khi mọc thành cây sẽ phát triển tốt tươi. Con người cũng vậy, được giáo dục kỹ lưỡng thì không khó thành đạt. Nhưng phải nhớ một điều, kể cả sự sống sót cũng là thành đạt, khi sự sống sót đó đã phải trải qua những điều kiện tưởng như không sống nổi. Dân tộc ta có thể tự hào vì đã sống trong những điều kiện tưởng như không thể sống sót được.

'Nhà tư tưởng trong kinh doanh'

- Năm 1987, công ty tư vấn do ông thành lập đã đi vào hoạt động và hầu như chưa có đối thủ cạnh tranh. Là một doanh nhân có tên tuổi, ông nghĩ thế nào về quá trình khởi nghiệp của mình?

Với cựu Đại sứ Hoa Kỳ Peter Peterson  

Năm 1986, nước ta mới bắt đầu tạo điều kiện cho những người có khát vọng kinh doanh. Là người thức tỉnh sớm về đời sống thương mại, tôi cũng sớm trở thành một giám đốc điều hành (CEO). Tôi không leo lên cao trong đời sống kinh doanh vì đất nước chúng ta tạo điều kiện cho thế hệ chúng tôi thức tỉnh muộn.
Nhưng tôi không phải là một nhà kinh doanh đúng nghĩa, mà là một nhà tư tưởng trong lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh chỉ là phương tiện để tôi tạo ra cuộc sống tài chính của một người đàn ông hơn là lý tưởng. Khi đã kiếm đủ tiền, tôi sẽ quay về làm khoa học.

Tiêu tiền khó hơn kiếm tiền

- Đồng vốn đầu tiên đã sinh lời trong tay ông như thế nào?

Lập gia đình rồi, đến năm 27 tuổi, tôi vẫn phải ở nhờ nhà bên ngoại. Suốt từ 1973 - 1990, tôi chỉ đau đáu một nỗi niềm: “Ước gì có tiền mua một căn hộ”. Và năm 1990, tôi đủ tiền mua cái villa đầu tiên, giá khoảng 100 lượng vàng. Sau 5 năm, tôi đã có một lượng tài sản giúp tôi có thể “sống” trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

- Thu nhập chính của Công ty từ khách hàng nước ngoài?

Đúng. Cho đến nay, 80 - 90% thu nhập của Công ty tôi vẫn là từ nước ngoài. Tôi hầu như chưa lấy tiền của người Việt. Vì tôi đã làm sớm, sớm đến mức lúc đó Chính phủ chưa nghĩ ra cách quản lý những đồng tiền ấy. Đó là cơ may của tôi.

- Luận về cách sử dụng đồng tiền, ông thấy khó hay dễ?

Nhiều người nói kiếm tiền khó. Tôi thấy tiêu tiền khó hơn. Nếu để tiền mặt sẽ dẫn đến chi tiêu bừa bãi, vợ con sinh ra hư hỏng. Nếu biến tiền thành tài sản thì khó cho việc chi tiêu. Làm thế nào để mình không hư hỏng cùng với sự tăng lên của đồng tiền là điều tôi đã nghĩ đến. Nhìn cách tiêu tiền là có thể hiểu được đạo đức của người kiếm tiền.

Tôi có những người bạn giàu nứt đố đổ vách, người là tỷ phú lớn của Đức, người sở hữu nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới..., nhưng họ đều là những người tiêu tiền một cách nề nếp. Dù đi máy bay riêng, nhưng họ vẫn có thể ăn trưa cùng tôi với một ổ bánh mì.

Trả lại người Việt những gì vốn có

- Trong các nghiên cứu của ông, vấn đề tựu trung nhất được đề cập là việc thúc đẩy hiệu quả tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới. Vậy trong kinh doanh và trong cuộc sống nói chung, những vấn đề nào của người Việt thời hội nhập cần được “đối thoại”, thưa ông?
Thăm nhà văn Tô Hoài

Hội nhập là để chơi với nhau, làm ăn với nhau, mục đích là tìm kiếm lợi ích trong quá trình hội nhập. Trong cuốn Đối thoại với tương lai, tôi có đề cập việc “Hãy trả lại cho người Việt những đặc điểm tự nhiên vốn có và hãy tôn trọng những phẩm chất tự nhiên đó”.
Hãy để những phẩm chất đó được phát triển thư thái như các dân tộc khác và không nên cưỡng ép nó theo quan niệm chủ quan.

Chúng ta xua người Việt vào các cuộc thi đua, làm cho người Việt chạy theo một tiếng còi. Đó là sự vô trách nhiệm trước thân phận con người. Con người không phải là một thành viên mà là một cá thể, hãy để họ sống như chính họ.

- Ngoài những khái niệm “độc quyền” như kinh doanh trí tuệ, kinh doanh trí khôn..., Invest Consult Group của ông còn có một viện nghiên cứu tư nhân?

Tôi đã có ý tưởng thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển Invest Consult trong công ty của mình từ đầu năm 1999, sau khi trao đổi với cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và nhận được sự đồng tình của ông về tình trạng thiếu hụt một lực lượng phản biện khoa học với các dự án của Đảng và Nhà nước cũng như sự cần thiết phải có những ý kiến phản biện bài bản và những viện nghiên cứu độc lập.

Tháng 4/2000, Viện Nghiên cứu Phát triển Invest Consult ra đời với chức năng nghiên cứu các vấn đề về toàn cầu hóa, phát triển Việt Nam và phát triển doanh nghiệp.

Cùng với Viện, chúng tôi có các ấn phẩm lưu hành nội bộ và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm nghiên cứu mới nhất khi họ có nhu cầu như các ấn phẩm Người hướng dẫn khoa học, Người hướng dẫn tài chính và doanh nghiệp, Thế giới ngày nay...

- Xin cảm ơn ông! 

Kim Hoa
DNSG Online




Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước các sự kiện nóng bỏng của xã hội

Trước hàng loạt những vụ việc nóng của xã hội được báo chí đưa ra ánh sáng thời gian gần đây như: vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng), sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi, sự cố thuỷ điện sông Tranh 2, nữ doanh nhân xuất cảnh để lại món nợ lớn... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ, đã có những văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm, góp phần ổn định và củng cố lòng tin của nhân dân cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiên Lãng đã sai phạm trong giao đất, thu hồi đất
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiên Lãng đã sai phạm
 trong giao đất, thu hồi đất
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đã có khoảng 1.200 bài viết trên báo in và báo điện tử về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện, Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng gây xôn xao dư luận cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai. Đồng thời, hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.

Kiểm tra thông tin về nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao ở Phú Yên: Việc Báo Người lao động số ra ngày 12/3/2012 phản ánh nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao tại xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.

"Cơn lốc dự án BT": Báo Tiền phong, ra các ngày từ 14-17/3/2012, đăng loạt bài "Cơn lốc dự án BT" phản ánh tình hình quản lý và triển khai thực hiện các dự án BT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, rà soát tình hình thực hiện các dự án BT trên địa bàn, kiểm tra vấn đề báo nêu, nếu đúng phải có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.

Các khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nội: Trên Báo Đời sống và Pháp luật số ra các ngày từ 13-15/3/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng khu "đất vàng" bị bỏ hoang từ nhiều năm nay trên khắp các địa bàn của Hà Nội và những tiêu cực diễn ra xung quanh việc quản lý những khu đất này.

Một khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nộ
Một khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nội
Trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng kiểm tra sự việc nêu trên, nếu đúng phải có giải pháp quản lý theo đúng quy định của pháp luật các khu đất đã giao còn để hoang phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.

Sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi: Báo Thanh niên trong các ngày 5/3/2012 và 27-29/2/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai gây tác hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Về việc trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/3/2012.

Về việc 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp tại Malaysia: Trước sự việc nêu trên báo Người lao động ra ngày 17/3/2012 phản ánh các nhà chức trách Malaysia phát hiện 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp, sống chen chúc qua ngày trong nhiều tháng qua tại Malaysia.

42 nữ công nhân Việt Nam tại Malaysia đều mong muốn sớm được về nhà (ảnh The Star)
42 nữ công nhân Việt Nam tại Malaysia đều mong muốn sớm được về nhà (ảnh The Star)
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an kiểm tra sự việc báo Người lao động nêu, nếu đúng phải có biện pháp khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Malaysia đưa số lao động trên về nước. Đồng thời, điều tra làm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2012.

Kiểm tra thông tin nêu trên Báo Nông nghiệp Việt Nam: Báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 20/2/2012 đăng bài "Hà Tĩnh: Nguy cơ giải thể một đơn vị Anh hùng", phản ánh về việc UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quy chế bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, phát triển rừng của các lâm trường, khiến nhiều công nhân phải nghỉ việc...

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 29/3/2012.

"Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn": ngày 7-3-2012, trên Báo Thanh Niên có đăng bài "Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn", phản ánh bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình An, nợ tiền thu mua thủy sản của bà con nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay không trả được. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Cần Thơ kiểm tra sự việc báo nêu, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-3-2012.

Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2: Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng khẩn trương kiểm tra, có giải pháp khắc phục việc thấm nước qua đập thủy điện Sông Tranh 2, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đập Thủy điện Sông Tranh 2
Đập Thủy điện Sông Tranh 2 

Theo phản ánh của báo chí những ngày qua, ở khu vực bờ đập chính của Thủy điện Sông Tranh 2, xuất hiện vết nứt, kèm theo hiện tượng rò rỉ nước, khiến nhiều người dân xã Trà Dân, huyện Bắc Trà My hoang mang, lo lắng. Ngày 19/3, Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho rằng, công trình trên vẫn an toàn và “nằm trong tầm kiểm soát”.
Mộc Lan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ

Nền tảng vững chắc trong công tác xây dựng lực lượng (XDLL) là nhân tố để toàn lực lượng CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANCT, giữ gìn TTATXH, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy trong buổi đến thăm và làm việc với Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân vào sáng 2-4. Cùng tham dự buổi làm việc có Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an.

Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân đã báo cáo Tổng Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay.

Thượng tướng Trần Đại Quang khẳng định trong thời gian tới lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, nêu cao tinh thần tận tụy trong công tác, vượt mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân vừa tham mưu, đề xuất, vừa tổ chức thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương về các lĩnh vực công tác Đảng, công tác xây dựng tư tưởng chính trị, công tác cán bộ...
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thượng tướng Trần Đại Quang
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thượng tướng Trần Đại Quang
Bày tỏ nhất trí với báo cáo của đồng chí Tổng cục trưởng, các đồng chí lãnh đạo Tổng cục, Thượng tướng Trần Đại Quang nêu rõ xây dựng Đảng, XDLL là công tác trọng tâm, then chốt, quyết định toàn bộ công tác Công an; vì vậy, Tổng cục XDLL CAND có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng CAND. Để hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình, Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục, cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục phải nhận thức rõ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, XDLL; mỗi CBCS trong Tổng cục phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhất là phải nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để kịp thời tham mưu giúp Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an cụ thể hóa, triển khai thực hiện trong lực lượng CAND, góp phần XDLL CAND trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao.


Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân ngày càng nặng nề hơn, tính chất phức tạp. Lực lượng Công an Nhân dân là lực lượng nòng cốt để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân.

Về phương hướng nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, lực lượng công an phải giữ vững lập trường tư tưởng, phát huy cao độ ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống trong sạch lành mạnh, đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép, ứng xử có văn hóa...

(Theo TTXVN)

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân


Theo BBC đưa tin về cuộc gặp của Phó thủ tướng VN và TQ. Đáng chú ý là việc giải quyết ngư dân Việt Nam bị TQ bắt như thế nào. Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc chi tiết bài viết

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải của Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện hai tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc giam giữ.
Ông Hải đã đưa ra yêu cầu này với người đồng cấp Trung Quốc là Lý Khắc Cường trong cuộc gặp tại thành phố Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm thứ Bảy ngày 31/1.
Ông Lý hiện là ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc và được cho là sẽ thay thế thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo.
Ông Hải đang có chuyến công cán đến Hải Nam để tham dự hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao về châu Á diễn ra từ ngày 01 đến 03/4.
Hai vị phó thủ tướng đã thảo luận về những diễn biến gần đây trên Biển Đông
Hai vị phó thủ tướng đã thảo luận về những diễn biến gần đây trên Biển Đông
Phó thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Tuy nhiên, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không cho biết ông Lý đã trả lời như thế nào đối với yêu cầu thả ngư dân của ông Hải.
Ông Hoàng Trung Hải một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển mà hai nước đã ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Hải yêu cầu hai nước thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trên để xử lý các vấn đề nảy sinh trên biển.

Giải quyết 'thích hợp'

Trong khi đó, phó thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường dùng chữ ‘thích hợp’ để mô tả cách hai nước nên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Phó Thủ tướng Lý cho rằng hai nước nên xuất phát từ tầm nhìn lâu dài và có những biện pháp thiết thực để duy trì sự phát triển bền vững trong quan hệ song phương, theo tường thuật của Tân Hoa Xã.
Ông Lý cũng cho rằng Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ Trung-Việt và mong muốn hợp tác cùng có lợi với Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực.
Hai vị phó thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn đưa kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ đô la vào năm 2015, trong đó góp phần từng bước giảm nhập siêu của Việt Nam.
Cũng trong trong khuôn khổ chuyến thăm Hải Nam, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có cuộc tiếp xúc với bí thư Tỉnh ủy của tỉnh này là ông La Bảo Minh để bàn các biện pháp thúc đẩy các quan hệ kinh tế, thương mại giữa Hải Nam và các địa phương của Việt Nam.
Trong một cuộc trao đổi với BBC, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói ông tin rằng cuối cùng phía Trung Quốc cũng phải thả vô điều kiện các ngư dân Việt Nam như những lần trước đây.
“Dù thế nào cũng phải giải quyết theo thỏa thuận cấp cao giữa hai nước,” ông Thắng nói.
Ông nói trước những động thái gần đây của phía Trung Quốc tại ngư trường gần Hoàng Sa, trong số các ngư dân Việt Nam cũng có người lo sợ.
Tuy nhiên đa phần các ngư dân vẫn đánh bắt tại Hoàng Sa đó là công việc bình thường và là cuộc sống của họ.
“Đó là ngư trường quen thuộc của ngư dân Việt Nam nhiều thế kỷ nay,” ông giải thích.

31.3.12

Những hình ảnh sinh động của người dân phương Nam giỗ Quốc Tổ

Ngay từ sáng sớm 31/3, hàng triệu người dân khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận đã cùng nhau dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng.
Bàn thờ vua Hùng tại Suối Tiên
Bàn thờ vua Hùng tại Suối Tiên



Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã đổ về Suối Tiên (quận 9)
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã đổ về Suối Tiên (quận 9) 

Năm nay, lễ giỗ Tổ được tổ chức chính thức tại Khu tưởng niệm các Vua Hùng thuộc Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (quận 9), trong 2 ngày (30 và 31/3 – tức mùng 9 và 10/3 âm lịch) với các nghi thức: rước lễ, dâng hương, dâng hoa…
Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ
Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ 
Ban tổ chức còn phối hợp với Thành đoàn, quận đoàn quận 9 và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố tổ chức Hội trại truyền thống “Tự hào nòi giống Tiên Rồng” lần 2. Kèm theo đó là tổ chức các trò chơi dân gian, liên hoan nghệ thuật cờ người, hội sách, biểu diễn nghệ thuật Thư – Họa Việt, Ẩm thực…
Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải nhận hương để dâng lễ tại đền các vua Hùng - quận 9. Ảnh: Vũ Sơn
Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải nhận hương để dâng lễ tại đền các vua Hùng - quận 9. Ảnh: Vũ Sơn 
Tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, Lễ hội Giỗ tổ cũng diễn ra các nghi thức: dâng hương, rước kiệu “Quốc Tổ Hùng Vương vi hành điền Đất Tứ Linh” với trên 2.000 diễn viên đến từ hơn 30 đoàn dân tộc: Tày, Thái, Êđê, Chăm, Khmer, K’Ho, Dao, M’Nông, Mường…
Đại diện các ban ngành, tôn giáo dâng hương trong lễ Giỗ tổ tại đền các vua Hùng - quận 9 Ảnh: Vũ Sơn
Đại diện các ban ngành, tôn giáo dâng hương trong lễ Giỗ tổ tại đền các vua Hùng - quận 9 Ảnh: Vũ Sơn 
Thông qua buổi rước kiệu, tái hiện thời kỳ dựng nước của các triều đại vua Hùng qua các huyền sử: trăm trứng trăm con, Lang Liêu, Mai An Tiêm, Sơn Tinh Thủy Tinh… Đặc biệt trong ngày giỗ Tổ, khách đến tham quan được giảm 50% vé vào cổng.

Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ
Đội nghi lễ thực hiện nghi thức dâng hương lên Quốc Tổ


Năm nay Đầm Sen tổ chức giỗ Tổ liên tục trong 2 ngày, 31/3 & 1/4 với các hoạt động như Hội làng; thi làm bánh truyền thống như bánh chưng, bánh dày…; đua thuyền Rồng.
Đội rước lễ vua Hùng
Đội rước lễ vua Hùng
Được biết, Đầm Sen tặng 5.000 vé mời tham dự giỗ Quốc Tổ và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại công viên trong 2 ngày 31/3 & 1/4/2012.
Một vài hình ảnh về giỗ Tổ của người dân phương Nam:
Đoàn cung nghênh vua Hùng vi hành quanh vùng đất Tứ Linh của Suối Tiên
Đoàn cung nghênh vua Hùng vi hành quanh vùng đất Tứ Linh của Suối Tiên


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ
Tất cả các dân tộc anh em hội tụ trong ngày giỗ Tổ 


Tái hiện cảnh vợ chồng Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày lên vua Hùng
Tái hiện cảnh vợ chồng Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày lên vua Hùng 

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4: “Vì nước, vì dân” là tiêu chí hàng đầu


Từ khi thành lập đến nay, trải qua 82 năm phát triển và trưởng thành, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Đảng ta luôn khẳng định: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là then chốt.

Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng được đề ra một cách thẳng thắn, công khai với số cán bộ giữ cương vị lãnh đạo và quản lý các cấp. Trong đó tập trung 3 mục tiêu chính:

Đảng viên tại Đại hội Đảng
Đảng viên tại Đại hội Đảng 
Một là, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp;

Hai là, xây dựng đội ngũ các bộ lãnh đạo quản lý nhất là ở cấp trung ương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy chính quyền cơ quan, đơn vị.

Cả 3 nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung thứ nhất là trọng tâm xuyên suốt và cũng là vấn đề cấp bách nhất.

Nước ta hiện có gần 4 triệu đảng viên, về số lượng là đông, nhưng không “tinh” như trước; tính chiến đấu, tính cách mạng cũng không “mạnh” như trước. Thử so sánh, khi tiến hành lãnh đạo Cách mạng Tháng 8, cả nước chỉ có 5.000 đảng viên, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài cực kỳ phức tạp, thế mà 5.000 đảng viên cộng sản lúc đó đã thu phục được trái tim, khối óc của 20 triệu dân cả nước, thu phục được hàng ngàn đảng viên các đảng phái.

Hiện nay, không ít cán bộ lãnh đạo quản lý khi đánh giá, nhận định về tình hình cán bộ đảng viên thường chủ quan, máy móc cho rằng cán bộ lãnh đạo các cấp thuộc đơn vị mình là mẫu mực, tài đức vẹn toàn, được sự sáng suốt lựa chọn từ cơ sở, được nhân dân tin dùng... Nhưng khi tìm hiểu kỹ mối quan hệ của các đồng chí ấy với người lãnh đạo, thì thấy tất cả đều có mối quan hệ “dây mơ rễ má” với nhau.

Xây dựng Đảng phải hết sức bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề cho đúng. Công tác cán bộ, công tác Đảng đòi hỏi phải thực hiện một cách công khai, minh bạch, dân chủ, trong sáng một cách thật sự.

Có nhiều trường hợp xem qua thì thấy việc thực hiện công tác cán bộ rất đúng quy trình, rất dân chủ công khai. Thế nhưng thực chất, sự dân chủ, công khai đó đã bị khống chế, “phù phép”. Một số trường hợp, quyền lợi và bổng lộc cá nhân đã thủ tiêu tính chiến đấu, tính Đảng của người lãnh đạo.

Để củng cố niềm tin của nhân dân, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, không còn cách nào khác phải xây dựng và chỉnh đốn Đảng một cách khẩn trương, chắc chắn. Phải đặt lợi ích của dân tộc, của Đảng lên trên hết.

Chúng ta cần soi rọi, suy ngẫm xem từ khi tuyên thệ trước cờ Đảng, trước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã vì dân vì nước chưa. Làm được điều này, Đảng ta sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, đất nước ta sẽ phồn vinh.
HỮU QUAN

Hot girl, ngôi sao chen chúc cổ vũ bóng đá trận đấu SG.FC

Trận đấu giữa Sài Gòn FC – Becamex Bình Dương chiều nay có lẽ đã đạt được số kỷ lục khán giả của riêng sân Thống Nhất ở mùa giải 2012: gần 20 ngàn người.
Những người đẹp và ca sĩ đã lôi khán giả đến sân Thống Nhất. Ảnh: Anh Tài
Những người đẹp và ca sĩ đã lôi khán giả đến sân Thống Nhất. Ảnh: Anh Tài
Lần đầu tiên, NHM được chúng kiến hình ảnh khán đài A1, A2, A3 và B không còn một chỗ trống, các khán giả phải ngồi lên cả lối đi và đứng ở những hành lang để theo dõi trận đấu. Dẫu biết những trận đấu vừa qua của Sài Gòn FC dù vẫn có số lượng khán giả khoảng trên 10 ngàn người. Nhưng đã từ rất lâu, chiều nay chúng tôi mới thấy lại hình ảnh cả quãng đường Đào Duy Từ dẫn vào khán đài B,C và đường Nguyễn Kim trước cửa sân Thống Nhất đông như trẩy hội. Người ta chen chúc nhau để mua vé và lũ lượt đổ vào sân để theo dõi trận đấu khiến cái quá khứ hoàng kim của bóng đá Sài Gòn từ những ngày rất xa ở thế kỷ trước bỗng như hiện về. 
Sức hút của ông Vua nhạc sến Ngọc Sơn cũng rất mạnh mẽ...
Sức hút của ông Vua nhạc sến Ngọc Sơn cũng rất mạnh mẽ...

... mà ai cũng xinh, ai cũng đẹp, như muôn loài hoa khoe sắc trên... khán đài
... mà ai cũng xinh, ai cũng đẹp, như muôn loài hoa khoe sắc trên... khán đàih
Cảm xúc ấy khó tả lắm!

Chiều nay, sân Thống Nhất vẫn còn đấy sự góp mặt của các nghệ sĩ, những cô gái chân dài để làm xôm tụ khán đài, và cũng để làm nóng trước trận đấu. Tuy nhiên, sữ hấp dẫn của những ngôi sao sân cỏ, của tính chất quyết liệt và hấp dẫn của trận đấu giữa 2 cái tên Sài Gòn FC và B.Bình Dương mới chính là động lực kéo người hâm mộ Sài Gòn quay lại với khán đài, đúng như tính chất “có thực mới vực được… khán đài”.
NHM đến rất đông và tô đẹp thêm cho không khí BĐVN thêm tươi mát và đẹp đẽ.  Sân Thống Nhất đang là thiên đường của bóng đá và NHM.
NHM đến rất đông và tô đẹp thêm cho không khí BĐVN thêm tươi mát và đẹp đẽ.
 Sân Thống Nhất đang là thiên đường của bóng đá và NHM.
Danh hài Tấn Beo cũng góp mặt trên sân Thống Nhất, càng làm cho bầu  không khí lễ hội tại sân Thống Nhất thêm xôm tụ.
Danh hài Tấn Beo cũng góp mặt trên sân Thống Nhất, càng làm cho bầu  không khí lễ hội tại sân Thống Nhất thêm xôm tụ.
Như một vết dầu loang, người ta tin và mong lắm sân Thống Nhất sẽ còn nóng và đông hơn nữa với những trận đấu của Sài Gòn FC. Ngược lại, người ta cũng mong đội bóng sẽ thi đấu ngày càng hay hơn và khát vọng hơn hơn cho thỏa những mãnh lực mà mọi người đã tiếp sức cho họ từ khán đài.

Báo Vì Dân xin giới thiệu chùm ảnh những nghệ sĩ, những hot girl đã góp phần làm nóng khán đài và biến sân Thống Nhất trở thành sân khấu lớn của ngày hội bóng đá của bongdaplus.vn