Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

9.5.12

Anh Ba Dũng – người đứng nơi đầu sóng…

Nhận được bài viết tâm huyết của bạn đọc, Ban biên tập đăng lên đây để mọi người cùng chia sẻ.
***
Tân Linh là phóng viên của báo Văn Hóa. Năm 2011 sau Đại hội Đảng lần thứ XI và Bầu cử quốc hội, lúc Thủ tưởng chuẩn bị tái nhiệm, tôi có viết một bài về anh Ba Dũng. Nay tôi gửi qua  bài viết như một tình cảm đối với Người lãnh đạo Chính phủ của mình.
Năm  2011, năm bắt đầu nhiệm kỳ mới của Quốc hội và Chính phủ. Đất nước  đặt niềm tin hy vọng vào những nhà lãnh đạo mới đặng chèo lái con thuyền Việt Nam tiếp tục vượt sóng, hòa nhập biển lớn. Và thật vui nhìn lại sau lưng  thời gian năm năm vừa trải, thấy sự ngoan cường cùng nghị  lực phi thường và sức mạnh vươn lên của cả một dân tộc khi thế giới còn chưa qua  cơn khủng hoảng kinh tế quốc tế. Trong hành trình ấy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  ngay từ khi nhậm chức lần đầu cho đến nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị Thủ tướng, đã như người  ở nơi đầu sóng với dằng dặc những trăn trở âu lo, những chuyến công du, những hội nghị, những chuyến “vi hành” về với dân đang bị bão lụt, khó khăn… Ông là nhân vật  mà có thể qua đó, người ta thấy hình ảnh một đất nước, một dân tộc có bản lĩnh đang trên hành trình đi tới…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến với người dân
 vùng rốn lũ Hà Tĩnh trong cơn lũ lịch sử tháng 10-2010 
Anh Ba Dũng
Cái tên gọi thân thiết ấy có từ ngày vị Thủ tướng còn hàn vi. Anh Ba Dũng sinh ra ở nơi cuối cùng của đất Việt có tên Cà Mau. Tố chất người Nam bộ và thử thách cuộc đời chiến đấu từ thủa thiếu niên đã trui rèn bản lĩnh để sau này khi là người đứng đầu Chính phủ anh dám đương đầu với mọi khó khăn từ lúc “vạn sự khởi đầu nan”…
Ít ai biết được rằng từ năm 12 tuổi, Ba Dũng đã ghi danh trong đội ngũ quân Giải phóng miền Nam, chuyên làm liên lạc, văn thư, y tá rồi lần lượt tham gia chiến đấu, giữ các chức vụ chỉ huy….
Quãng đời tham gia chiến tranh vệ quốc ấy đã nuôi lớn chí anh hùng của người con trai đất Mũi. Nhưng những tấm huân chương  của người sáu lần nhận danh hiệu Dũng sĩ ấy không làm lãng quên bổn phận người lính của mình. Khi đã trở thành Thủ tướng, dẫu “quyền cao chức trọng”, nhưng với đồng đội, bạn bè, anh Ba Dũng vẫn giữ tình cảm như xưa. Đức thủy chung nhân hậu đã là một phần cuộc đời người lính ấy. Nhà báo Phan Văn Toàn, phó Tổng Biên tập báo Nghệ An khi nhắc đến người Thủ trưởng cũ, vẫn giữ ấn tượng về một người đồng đội, một người chỉ huy thân tình. Phan Văn Toàn viết: “Sau ngần ấy thời gian, tình cảm của anh Chính trị viên Ba Dũng nay đã là Thủ tướng Chính phủ đối với đồng chí đồng đội vẫn vẹn nguyên như những ngày chúng tôi cùng chung chiến hào bảo vệ Tổ quốc…” Xa nhau ba mươi năm có lẽ, vẫn nhớ đến từng đồng đội năm nào và anh Ba Dũng khi đã ở chức Thủ tướng vẫn muốn tìm lại những “cố nhân” mỗi khi có dịp.
Người ta vẫn thường nhắc đến chuyện khi đã về Hà Nội làm việc rồi, mỗi lần về miền Tây, ông không quên đến thăm gia đình Phan Trung Kiên người đồng đội từng dùng cái cối giã gạo làm xuồng đưa mình đi cấp cứu giữa rừng U Minh năm nào. Trong tâm tưởng, vị Thủ tướng luôn coi  Phan Trung Kiên là ân nhân, người đã cứu sống mình trong chiến tranh…
Chuyện anh Ba Dũng nhiều lần trở về căn nhà đơn sơ của một người bạn chiến đấu quê Hà Tĩnh thắp nhang và tạo mọi điều kiện để đưa hài cốt bạn chiến đấu của mình là Hoàng Văn Tợi về nghĩa trang quê nhà huyện Cẩm Xuyên…cũng khiến người dân nơi đây ấn tượng mãi về một con người sống có thủy chung, sau trước. Nhớ lại ngày cùng chiến đấu, Tiểu đoàn trưởng Ba Dũng cùng Chính trị viên đại đội 2 là Hoàng Văn Tợi chỉ huy đơn vị truy kích địch. Khi quay lại có một tên bị thương nặng ngỡ đã chết bỗng bất thần bắn vào Hoàng Văn Tợi. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng,  Tợi “Nhờ Thủ trưởng Ba Dũng sau này thắng lợi, đất nước yên hàn chuyển lời nhắn về gia đình ở Nghệ Tĩnh…”. Mai táng xong cho đồng đội, Ba Dũng mang theo về lời hứa với người đã khuất… Bây giờ, những người tháp tùng ông vẫn kể mỗi khi về Hà Tĩnh công tác, lần nào ông cũng đến thăm gia đình Hoàng Văn Tợi.  
Người ở nơi đầu sóng
Năm năm cuối của thập kỷ đầu tiên TK XXI( 2006 – 2010) cũng là năm năm đầu tiên ông giữ vai trò Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói đó là chặng đường nhiều gian nan thử thách, nhưng là chặng vượt sóng gió đầy ấn tượng của Việt Nam khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái. Trên chặng đường hội nhập và phát triển với việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam như con thuyền bắt đầu ra biển lớn… Và hai năm 2008 – 2009 sóng gió từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã như thử thách lòng người, thử thách bản lĩnh dân tộc trước vận hội và thách thức mới. Và vị Thủ tướng 57 tuổi được ví như người “thuyền trưởng” trong Bộ chỉ huy con tàu đất nước bắt đầu chuyến dong buồm ra khơi…
Tôi còn nhớ như in năm 2008, khi kinh tế xã hội bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng suy thoái toàn cầu, đứng trước thách thức ấy, Thủ tướng đã đến với Mặt trận TQVN, họp với các nhà tư vấn của Mặt trận để chia sẻ những khó khăn thách thức trước tình hình kinh tế xã hội và lắng nghe các nhân sĩ – trí thức, thành viên Ban tư vấn bày tỏ tâm tư, nói thẳng hiện tình và hiến kế cùng Chính phủ đưa đất nước vượt qua khó khăn, “Kiềm chế lạm phát, đảm bảo phát triển ổn định, thực hiện an sinh xã hội”… Người đứng đầu chính phủ đã ngồi đó, lắng nghe hết mọi câu chuyện. Có câu chuyện buồn về lãng phí, tham nhũng, quan liêu, có những lời hiến kế chân tình… Báo chí coi cuộc gặp ấy như một Hội nghị Diên Hồng thời hội nhập. Lòng dân khi đã đồng thuận thì thác ghềnh nào cũng không đáng ngại. Chỉ một lần như vậy lòng dân cảm thấy yên ổn, dẫu cuộc sống có bất trắc khó khăn đến đâu. Khi kinh tế gắng gượng vượt khỏi khủng hoảng thì thiên tai liên tiếp giáng những đòn khủng khiếp, lại phải gồng lên, “lá lành đùm lá rách”, lo ổn định, an cư cho đồng bào hoạn nạn.
Và đến hôm nay, khi  Việt Nam vượt qua chặng đường sóng gió 5 năm ấy, chúng ta có đủ niềm tin vào sức mạnh dân tộc, vào bản lĩnh những người lãnh đạo. Nhìn lại tình hình KT – XH năm 2010, mới thấy sự nỗ lực của cả một đất nước: GDP 2010 đạt 6,7 %, không chỉ cao hơn chỉ tiêu 6,5 % mà còn là kết quả cao hàng đầu khu vực (chỉ sau Trung Quốc và Singapore), tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD.Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1168 USD, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đưa ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp và chuyển sang nhóm trung bình. Trong khi các cường quốc kinh tế nhiều nước chưa hoàn toàn thoát khỏi suy thoái, thì Việt Nam lại nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, hồi phục và tạo đà bứt phá. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo chí quốc tế đánh giá là một trong những nhân vật nổi bật khi thuyết giải những bài học thành công của Việt Nam trong việc đối phó với khủng hoảng, duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Một trong  những vấn đề quan tâm hàng đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vấn đề an sinh xã hội. Bởi suy cho cùng, mục tiêu phấn đấu cuối cùng là vì con người. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với chất lượng cuộc sống con người. Đất nước sau ba mươi lăm năm ra khỏi chiến tranh, nhưng vẫn còn đầy rẫy những vấn đề xã hội. Đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa chưa hết khó khăn nghèo khổ. Làm sao để mục tiêu dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh đến được với tất cả người dân. Trăn trở nhiều về điều đó, nhiều chính sách đầu tư phát triển vùng dân tộc, vùng khó khăn đang được triển khai có hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao… Mức hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt, hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng…
Không phải ngẫu nhiên mà một tờ báo Hàn Quốc, tờ  The Korea Herald ngày 20.7.2011 có bài ngợi ca sự phát triển kinh tế xã hội VN và không quên nhắc đến người đứng đầu Chính phủ. Theo bài báo trên, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới ưu tiên nguồn lực cho những chương trình dự án nhằm hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách giám bớt khó khăn do lạm phát…
Đâu chỉ chăm lo điều hành đất nước trong lúc phải cân đối giữa tăng trưởng và kìm chế lạm phát, bất ổn vĩ mô, chăm lo phát triển kinh tế cải thiện đời sống dân sinh, những năm tháng vừa qua quả thật đặt lên vai Thủ tướng quá nhiều vấn đề lớn lao đòi hỏi người đứng đầu chính phủ một bản lĩnh chính khách hơn bao giờ hết. Trong cái chớp mắt lịch sử năm năm ấy, anh Ba Dũng hồi nào, bây giờ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện và thể hiện bản lĩnh đầy đủ của mình bằng dằng dặc những chuyến đi ngoại giao mang tầm thời đại, hết Mỹ, Trung quốc lại Âu châu, Á châu, Nam Mỹ, Phi châu…Khi vừa hay tin Thủ tướng đang thăm Châu Âu, mấy hôm sau đã thấy ông quần xắn, áo phao, lội nước đi thị sát vùng rốn lũ Hương Khê, Hà Tĩnh…
Bản lĩnh ấy thể hiện từ những cuộc hội đàm, những cuộc đối thoại chiến lược, những ứng xử quốc tế…Chả ai có thể dạy hết cho những điều ấy mà phải từ bản lĩnh, từ tấm lòng, từ trái tim và trách nhiệm với Tổ quốc, dân tộc…  Chỉ 5 tháng sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của Hội nghị APEC (tháng 11/2006). Tháng 5/2007, tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á. Trong nhiệm kỳ này, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2008/2009). 2010 được đánh giá là năm “đỉnh cao đối ngoại” của Việt Nam, cũng là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị cấp cao nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20, Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế giới…
Bằng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng với lãnh đạo cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam. Năm 2010 được đánh giá là năm “đỉnh cao đối ngoại” của Việt Nam, cũng là một năm bận rộn của vị Thủ tướng khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Cấp cao nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20, Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế giới… Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động trong các tiến trình hợp tác khu vực. Thủ tướng Việt Nam đã thể hiện dấu ấn đậm nét khi điều hành thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á cuối tháng 10. Những vấn đề nóng của khu vực, thế giới đã được bàn thảo, đặc biệt là những tranh chấp ở Biển Đông. Với sự “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam đã chia sẻ hợp tác về quốc phòng an ninh, tranh thủ được sự quan tâm, đồng thuận của nhiều quốc gia về các vấn đề gai góc tại khu vực.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Campuchia nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là phát triển, tăng cường và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài; củng cố mối quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, qua đó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư. Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao Tiểu vùng tại Campuchia nhằm tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng trong Tiểu vùng, đặc biệt với Lào và Campuchia.
Vừa kết thúc chuyến thăm các nước châu Âu, ngày 12/10/2011 ông lại có mặt vùng lũ đồng bằng Sông Cửu Long, xắn quần đi thị sát tận nơi để sẻ chia khó khăn với người dân và bàn cách đói phó với thiên tai…

Người đứng đầu Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là người có gương mặt tươi vui, lạc quan thể hiện sự cởi mở, chân thành. Ở đây, người ta nhìn thấy một sự an nhiên nào đó, thể hiện bản lĩnh của người đứng nơi đầu sóng. Người tiếp xúc Đức Giáo hoàng đầu tiên với cương vị Thủ tướng nước Việt Nam, cũng là người tìm thăm em bé nghèo vượt khó học giỏi đất phương nam mấy hôm trước, cũng là người tiếp nhà bác học trẻ Ngô Bảo Châu…Người bắt tay hàng mấy trăm nguyên thủ quốc gia thể hiện mong muốn Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, lại “vi hành” đến nơi khó khăn bão lũ, nắm bàn tay những người đồng bào nghèo khó của mình…Người đó là Nguyễn Tấn Dũng… Nhớ lần dân làng Bát Tràng một buổi tối cuối năm 2005 đến nhà riêng ông Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng lại được ông và phu nhân niềm nở đón tiếp, rồi hỏi han tình hình làm ăn sinh sống thân tình. Câu chuyện ấy được lưu truyền mãi. Bức ảnh chụp ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi cùng người dân làng Bát tại nhà riêng từ ấy được treo trang trọng trong những ngôi nhà bình dân ở làng nghề…
Ông được đánh giá thành công  với các chính sách xã hội, và đưa nền kinh tế Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, thích nghi với các nền kinh tế thế giới và có nhiều cải cách dân chủ đáng kể…Ông cũng là người đưa nền kinh tế Việt Nam dần thích ứng với cấu trúc nền kinh tế các nước trên thế giới tạo ra sự “bùng nổ” trong việc thành lập các công ty vừa và nhỏ, tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, bước đầu cải cách tốt cơ cấu hành chính, tạo ra nhiều chính sách an sinh xã hội…
Năm năm làm người đứng nơi đầu sóng, làm sao tránh khỏi những va đâp của cuộc đời, nhưng với sứ mệnh cao cả ấy, tin rằng Thủ tướng càng dày dặn thêm bài học và kinh nghiệm chính trường. Còn đó những khó khăn thử thách.  Còn đó nỗi lo về bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát, rồi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ảnh hưởng đến bữa cơm từng gia đình…Rồi thì những  bất ổn ở Biển Đông gần đây… tất cả đặt cho Thủ tướng những câu hỏi phải tìm cách trả lời… Và càng cần sẻ chia, bởi không phải chính sách lúc nào cũng chính xác như lập trình, cũng thỏa mãn được lợi ích tất cả.
Hơn một lần, Thủ tướng đã đứng ra nhận khuyết điểm trước phiên họp toàn thể Quốc hội về vụ Vinashin, đồng thời đưa ra các giải pháp vực dậy nền công nghiệp quan trọng này. Cũng hơn một lần ông nhận trách nhiệm về những vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong quá trình điều hành đất nước. Nhận nhiệm vụ trong nhiệm kỳ Chính phủ mới, ngày 3/8/2011, Tại kỳ họp Quốc hội, thay mặt các thành viên Chính phủ, Thủ tướng bày tỏ trách nhiệm của mình: “Chúng tôi nguyện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước… “.
Khi chúng tôi viết những dòng này, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ nhất đã hoàn tất việc bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và ở phiên họp toàn thể cuối buổi chiều ngày 25.7, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chính thức giới thiệu với Quốc hội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái ứng cử vào chức vụ mà ông đương nhiệm để Quốc hội lựa chọn. Đúng một ngày sau, các vị đại biểu do dân bầu đã thể hiện sự tin tưởng của mình với ông bằng số phiếu tán thành rất cao: 94%.
Lại một lần nữa, anh Ba Dũng đứng ở nơi Đảng cần, dân tin: nơi đầu sóng.
Phạm Nguyễn Tân Linh

Trường Sa hôm nay – Xúc động ngày trở về

Có những người con đất Việt vì nhiều lý do khác nhau, đã sống xa quê hương hơn 36 năm qua. Ngày trở về của họ, thật bất ngờ lại diễn ra trong một không gian, thời gian đặc biệt: tại quần đảo Trường Sa. Nơi đây hằn sâu ký ức của biết bao thế hệ tổ tiên người Việt trong việc gìn giữ, xây dựng và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Xúc động ngày trở về
Trở về sau bao năm lưu lạc xứ người,
 nhà báo Nguyễn Phương Hùng bật khóc tại buổi giao lưu
 với quân và dân xã đảo Song Tử Tây
Giọt nước mắt lúc nào cũng chực trào ra, nhà báo Nguyễn Phương Hùng (67 tuổi, kiều bào Mỹ) đã vỡ òa trong khoảnh khắc của ngày trở về thăm quê hương”… Ông Hùng là một trong những kiều bào may mắn được tham gia chuyến hải trình đặc biệt cùng Đoàn công tác số 6 ra thăm, tặng quà và “chia lửa” với quân và dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) trong những ngày tháng 4 lịch sử.
Ông Hùng kể, nhớ như in những kỷ niệm thời trai trẻ ở Bắc Giang, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Đó là một vùng quê yên ả và thanh bình, với màu xanh bạt ngàn của những đồi chè trải dài mà dường như không có điểm kết thúc,…
Tại buổi giao lưu với quân và dân xã đảo Song Tử Tây, ông Hùng không kìm được lòng mình. Ông đã khóc nức nở, giọt nước mắt của một người đã ở tuổi xế chiều, với nhiều tâm tư khó giãi bầy. “Một người bạn hỏi tôi tại sao 36 năm anh mới trở về, anh có gì hối hận không?. Dạ thưa, tôi có một hối hận là tại sao ngần ấy năm tôi mới trở về đất nước của tôi…”. Nói xong, nước mắt ông lại nhạt nhòa.
Sau năm 1975, nhiều người trong hoàn cảnh của ông Hùng, đến nay vẫn chưa có dịp về thăm lại quê hương, vì nhiều lý do khác nhau. Ông Hùng tâm sự: “Bà con mình bên ấy, xa quê hương bao nhiêu năm rồi, thông tin về đất nước lại chủ yếu đọc trên báo và các trang mạng ngoài nước nên chắc chắn có những thông tin chưa hẳn khách quan, thậm chí xuyên tạc, sai sự thật. Vì vậy mà không ít người còn cứng lòng lắm…”. Ông Hùng cho biết: khi trở lại My, ông sẽ kể với bạn bè, người thân về những gì đã thấy và cảm nhận. Bởi vì theo ông, thực tế một số bà con đã có mong muốn trở về nhưng lại chưa dám làm điều như ông đã trải qua. “Ngày hôm nay, chúng tôi trở về không để tìm một chỗ ngồi, một chỗ đứng (trong xã hội – PV), mà về để tìm một “chỗ nằm” – nơi chúng tôi đã sinh ra và lớn lên, nhưng lạc lối bao năm qua” – ông Hùng day dứt.
Những món quà của kiều bào và chức sắc tôn giáo
 tặng quân và dân xã đảo Song Tử Tây 
Đất mẹ mở rộng vòng tay
Ngoài nhà báo Nguyễn Phương Hùng, trong chuyến công tác lần này, hơn 30 kiều bào trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng mang theo những tâm trạng riêng, nhưng ai cũng không khỏi bồi hồi, xúc động.

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNVNONN) cho biết: trong nhiều năm qua, Uy ban đã tiếp nhận nhiều thư từ của bà con kiều bào bày tỏ nguyện vọng được một lần ra thăm Trường Sa. “Đây là những tình cảm, tâm tư hết sức chính đáng của kiều bào, đồng thời cũng là trách nhiệm của UBVNVNONN trong việc chuyển nguyện vọng của bà con tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước”. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, không lâu sau khi nhận được đề nghị của UBVNVNONN, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tổ chức một đoàn công tác đặc biệt ra thăm quần đảo Trường Sa, với thành phần gồm hơn 200 kiều bào và chức sắc các tôn giáo trên cả nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng, nhiều ngày qua hàng trăm bà con kiều bào ở Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha, Campuchia,… đã liên lạc thường xuyên với Ban Tổ chức để hỏi thăm, cũng như động viên đoàn. Theo Thứ trưởng Phạm Dũng, đó là những tình cảm hết sức xúc động mà ông và các thành viên Ban Tổ chức đã nỗ lực ở mức tốt nhất để tổ chức thành công chuyến công tác đặc biệt này. Ngoài ra, tham gia chuyến công tác còn có đại diện của 6 tôn giáo chính, chiếm hơn 21 triệu đồng bào theo tôn giáo trên cả nước. “Họ mang theo những niềm tin tâm linh riêng, nhưng chung một mục đích duy nhất là nguyện cầu cho quốc thái dân an, cầu siêu cho linh hồn các anh hùng, liệt sĩ Hải quân đã hi sinh, nhưng vì điều kiện trang thiết bị tìm kiếm còn hạn chế nên đến nay các anh vẫn còn nằm lại dưới biển sâu mênh mông,…”.
Tổ quốc ta có biển, có trời…
Trong chuyến công tác lần này, Giáo sư Huỳnh Trí Chánh (nguyên giảng viên trường Đại học Hải dương Tokyo) là kiều bào duy nhất đại diện Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản. Giáo sư tâm sự: ông rất bất ngờ vì trong những năm tháng xa quê hương đã không thể hình dung Tổ quốc, đất nước mình lại rộng lớn, mênh mông đến thế.
Không có khoảng cách nào giữa kiều bào
và quân dân huyện đảo Trường Sa. Ảnh: HỒNG PHÚC
Giáo sư cho biết, vào giai đoạn đất nước có chiến tranh, khi đó ông giữ vai trò thường vụ tổ chức người Việt Nam tại Nhật Bản đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước, đã từng nghe một câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Tuy vậy, đến tận bây giờ ông mới cảm nhận hết được ý nghĩa sâu xa câu trong nói của Người, và “đó là một may mắn lớn nhất cuộc đời tôi, một vinh dự mà hàng triệu kiều bào vẫn chưa có điều kiện để cảm nhận trực tiếp” – Giáo sư Chánh xúc động.
Bồi hồi cảm xúc trong lần đầu được đặt chân đến các đảo chìm, đảo nổi và nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa, anh Trần Bằng (kiều bào tại Pháp) tâm sự: chuyến đi lần này anh không chỉ đi một mình, mà mang theo một món quà tinh thần đặc biệt mà hàng ngàn kiều bào tại Pháp gửi tặng cho quân và dân huyện đảo Trường Sa. Đó là hai bức thư pháp được gói ghém cẩn thận: một bức chép toàn bài “Nam Quốc Sơn Hà” (Lý Thường Kiệt) và bức còn lại trích hai câu cuối trong bài “Tụng giá hoàn kinh” (Thái Bình tu nỗ lực – Vạn cổ thử giang san).
Cùng với Hội người Việt Nam tại Pháp, đại diện kiều bào tại Kampongsom (Campuchia), Hội người Việt Nam tại Tây Ban Nha, kiều bào tại Mỹ,… cũng đã chuyển tới quân và dân trên các xã đảo và thị trấn Trường Sa những món quà chan chứa ý nghĩa và tình cảm đặc biệt của hàng triệu kiều bào ta ở nước ngoài, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà chưa có dịp trở về.
“Tình cảm ấy cũng thiêng liêng, đặc biệt như chính những gì mà chúng tôi đã thấy, đã nghe, đã cảm nhận từ đất mẹ, biển cha…” – nhà báo, Việt kiều Mỹ Nguyễn Phương Hùng xúc động tâm sự với chúng tôi sau chuyến đi.
THÀNH LUÂN (Báo Đại Đoàn Kết)


5.5.12

Chính phủ bơm 29.000 tỷ đồng ‘cứu’ doanh nghiệp

Thông qua giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài… đối với các đối tượng ưu tiên, Chính phủ hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

Chủ trương giải cứu doanh nghiệp được đại diện Chính phủ thể hiện rõ trong phiên họp báo thường kỳ chiều 4/5. Cụ thể, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong ít ngày tới, Chính phủ sẽ có một nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy không phải là một gói kích cầu, nhưng theo người phát ngôn của Chính phủ, đây là một hệ thống giải pháp vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, cải cách hành chính… nhưng trọng tâm là hỗ trợ tài chính, thuế cho doanh nghiệp.
Chính phủ khẳng định gói giải pháp không chỉ hướng tới các doanh nghiệp "còn khỏe". 

Mặc dù chi tiết còn chờ sự ra đời của văn bản nhưng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nội dung cơ bản của các giải pháp sẽ nhắm tới việc giãn thuế giá trị gia tăng (VAT), lui thời gian thu thuế thu nhập doanh nghiệp… đối với một số đối tượng ưu tiên, đồng thời miễn một số sắc thuế, phí khác.
Đại diện cơ quan đề xuất (Bộ Tài chính) - Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định các biện pháp hỗ trợ lần này không chỉ hướng đến các doanh nghiệp “còn khỏe” mà sẽ mở rộng hơn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Cụ thể, việc xác định các giải pháp hỗ trợ được xây dựng theo 5 nguyên tắc là đảm bảo ổn định vĩ mô, đúng đối tượng, phối hợp với chính sách tiền tệ, gắn với tái cơ cấu và tính đến khả năng cân đối của ngân sách. Theo đó, đối tượng ưu tiên được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép…

Các đối tượng này (trừ doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, xổ số, doanh nghiệp chịu thuế thu nhập đặc biệt) sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012. Thuế VAT mà doanh nghiệp lẽ ra phải nộp trong quý II sẽ được giãn thêm 6 tháng. Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…

Để kích thích sản xuất, Bộ Tài chính dự kiến đẩy nhanh việc phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tốc giải ngân để tiêu thụ các mặt hàng xi măng, sắt thép… Cơ quan chức năng cũng sớm thông qua việc bổ sung 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, nuôi trồng thủy sản… Theo Thứ trưởng Mai, các biện pháp này sẽ có tác dụng kích thích tiêu thụ hàng tồn kho, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, tổng giá trị gói kích thích đối với doanh nghiệp là 29.000 tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ “chịu thiệt” khoảng 9.000 tỷ do số thuế giãn sẽ thu được vào cuối năm nay và đầu 2013 cũng như được bù đắp do tăng thu từ dầu thô. Trao đổi tại phiên làm việc chiều 4/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ cũng nhận định gói hỗ trợ doanh nghiệp lần này được xây dựng với tinh thần “tiền ít nhưng tác động nhiều”, chủ yếu giúp tạo vốn lưu động cho doanh nghiệp.

Gói giải pháp này cũng được đưa ra dựa trên các kết quả khảo sát về tình hình doanh nghiệp vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như các bộ, ngành tiến hành nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, mặc dù có những khởi sắc về mặt vĩ mô nhưng kết quả sản xuất, kinh doanh vẫn xấu do tác động bên ngoài cũng như việc thắt chặt tài khóa, tiền tệ. GDP quý I/2012 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,3% so với cùng kỳ, tồn kho tăng. Theo VCCI, trong năm 2011 và đầu năm 2012, có đến8,4% doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách thuế cũng từng được áp dụng vào năm 2009 khi Việt Nam tiến hành kích cầu, chống suy giảm kinh tế. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập, 50% thuế VAT. Ngoài ra, người lao động cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng.

Kết quả kiểm toán cho thấy giá trị gói hỗ trợ bằng thuế đạt 32.935 (tăng so với mức 28.000 tỷ dự kiến). Tuy nhiên, tại thời điểm đó, riêng số giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ trên 5.000 tỷ và thu ngân sách vẫn vượt dự kiến. Theo đánh giá giám sát của Thường vụ Quốc hội sau này, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc hỗ trợ thuế năm 2009 còn mang nặng tính bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi, trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Điều này đã dẫn đến sự mất công bằng trong chính sách, chưa hỗ trợ đúng đối tượng.

Nhật Min

3.5.12

Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Hàm ý gì từ  tác động cộng hưởng kép?

Mỹ muốn gì ở Biển Đông? Và các nước ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam có  thể hợp tác với siêu cường này như thế  nào để đảm bảo lợi ích của mình? Các  động thái gần đây cho thấy một bức tranh mới trong mối quan hệ hai bên đang dần dần xuất hiện với nhiều gam màu khác nhau. Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân Mỹ  mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát  đã sử dụng cụm từ "mối quan hệ chiến lược" để hình dung về tương lai song phương giữa hai nước từng đối địch.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ
thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy
Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Cụm từ "trong mọi lĩnh vực" của tân ngoại trưởng không quá lời, khi cách đây không lâu một hiệp ước giữa hai nước được ký kết tạo cho giới quan sát nhiều chú ý. Đó là hợp tác Quân y Việt - Mỹ. Theo báo chí đưa tin, thỏa thuận bao gồm các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội thảo cũng như hợp tác nghiên cứu y học và là một hợp tác đầu tiên trong đó là quân sự - quốc phòng. Liệu y học có là "ngôn ngữ chung"  giúp nối liền những khoảng cách - như lời của quan chức Hải quân Mỹ ví von - thì chưa ai có  thể khẳng định. 

Nhưng những bước đi "mềm"  trong lĩnh vực còn được xem là nhiều nhạy cảm này có lẽ đã khởi động trước đó một thời gian qua lời cựu đại sứ Lê Công Phụng: "Việt Nam và Mỹ đã nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng và cho đến nay đã tiến hành được ba vòng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất  ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế  này với Mỹ". 

Bối cảnh nào thúc đẩy mối quan hệ tiến nhanh như vậy, và những viên gạch nào cần tiếp tục  được đặt nền? Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nhìn trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt - Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá  làm tiền đề cho quá trình hoạch định chính sách. Trong đó, tác động kép từ sự thay đổi cục diện khu vực đóng vai trò tiên yếu. Một là  quá trình toàn cầu hóa. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự. 

Tác động cộng hưởng kép

Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hòa hay đang tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hóa kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đã làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao. 

Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế  giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá  trình cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong các lựa chọn về  chính sách đối ngoại. Quá trình xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh ưu tiên về phát triển và  hiện đại hóa đất nước được đặt lên hàng đầu. Toàn cầu hóa trong mối quan hệ Việt - Mỹ, vì thế, kiến tạo một hình dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi  ích sẽ là yếu tố chủ đạo.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế  có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo. 

Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km. Song hành với chuyển động về năng lực quốc phòng, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông: Thế  của nước yếu, thế của nước mạnh 

Với Mỹ, điểm mà các nhà  phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc  "đồng minh" của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định hình vị trí của mình trong bàn cờ khu vực. Trong bài toán biển Đông, trước những hành động mang tính thách thức từ phía Trung Quốc qua hành xử của tàu hải giám, phân chia vùng lãnh hải hay tự diễn dịch UNCLOS phục vụ tùy theo lợi ích, nước Mỹ dường như đứng trước ngã ba đường. Tín hiệu xuất phát gần đây từ Washington cho thấy Chính phủ Mỹ có nhiều tiếng nói khẳng định lợi ích và sự cam kết hiện diện lâu dài tại châu Á. 

Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011) Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cá cược 100 USD đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn trong vòng 5-10 năm tới. Hội nghị Diễn đàn ASEAN (ARF 18) ở Bali trước đấy một tuần, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng pháp lý và thông báo rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982. 

Mặt khác, Mỹ cũng đang đứng trước bài toán ngân sách và khó khăn tài chính, dẫn đến xu hướng đòi hỏi chính phủ xét lại các vấn đề quốc nội nên đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cuộc tranh luận về nợ công giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc, khiến cho bất kỳ cam kết hiện diện quân sự, hay giữa đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn tại trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ là bài toán địa chiến lược, mà còn cần được phân tích dưới góc nhìn kinh tế. "Biển Đông hay là tôi" (hiểu như người dân đóng thuế Mỹ), quan điểm của một phân tích gia trên tạp chíForeign Policy tháng 6 năm ngoái có thể xem như đại diện một trường phái trong công luận Mỹ đặt dấu chấm hỏi về phí tổn nước Mỹ phải gánh chịu và nhu cầu đứng mũi chịu sào đảm bảo "ô dù an ninh chung" cho khu vực Thái Bình Dương.
Còn với các nước nhỏ trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thái độ của nước mạnh Trung Quốc lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng tình huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn. Siêu cường Mỹ vẫn giữ vai trò số một, nhưng phần nào đang suy giảm, và không trực tiếp đụng độ lợi ích từ việc tranh chấp, vì vậy giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn khả dĩ. Các nước nhỏ ASEAN tổn thương trực tiếp từ tiếp cận sức mạnh, vì thế cần luật hơn cần nắm đấm.
Trái banh bây giờ lăn về phía cường quốc đang lên Trung Quốc thông qua một giả định và hai câu hỏi. Giả định rằng nếu Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của mình sẽ vượt Nhật, vượt Mỹ, thì một trật tự mới (giống như những gì xảy ra trong lịch sử) cần được phải sắp xếp lại. Trung Quốc sẽ đi con đường nào, lựa chọn sức mạnh thủy lôi, tàu chiến, xe tăng để xây mộng bá quyền hay lựa chọn thể chế chấp nhận tự giới hạn mình vào luật, chuẩn tắc giữ vai trò "vương quyền" lãnh đạo dẫn dắt? Và ở cái thế dự đoán giữa những kịch bản khó tiên đoán trước, quan hệ Việt - Mỹ cần dựa vào điểm tựa nào để hoạch định tương lai? 

Nguyễn Chính Tâm (VietNamNet)

2.5.12

Nga 'không đứng về phe nào' ở Biển Đông

Một chuyên gia người Nga xác nhận với BBC rằng Nga sẽ không đứng về phía nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Tuy vậy, tiến sĩ Victor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với Lê Quỳnh rằng "quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội" có thể góp phần giúp giảm căng thẳng.
Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam
ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp
Sự dính líu của Nga trong tranh chấp Biển Đông gần đây được chú ý sau khi tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Victor Sumsky: Càng ngày người ta càng thấy rõ là tranh chấp Biển Đông đang tạo ra những căng thẳng mới và khá nghiêm trọng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên Asean (đáng kể nhất là Việt Nam và Philippines), giữa Trung Quốc với cả khối Asean, bên trong chính nội bộ Asean và cả giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, đó là những căng thẳng giữa những nước và tổ chức mà Nga xem là các đối tác thân thiết, nhiều giá trị.
Mặc dù Moscow không có ý định, mà cũng đúng thôi, bày tỏ quá nhiều họat động về vấn đề Biển Đông, nhưng Nga có thể cần phải suy nghĩ nhiều hơn để làm sao trung hòa những xu hướng tiêu cực này - ít nhất cũng là một phần - vì tình hình khu vực và để có thêm chỗ cho hoạt động ngọai giao.
BBC:Ông có nghĩ sẽ xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa Nga và Trung Quốc, một khi công ty Gazprom bắt đầu thực hiện dự án?
Mặc dù một số sự khó chịu đã xuất hiện, nhưng "đụng độ lớn" không thể xảy ra. Cả hai phía trân trọng quan hệ song phương hiện nay và không thể để nó xấu đi chỉ vì vụ việc này.
BBC:Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào sự bảo trợ của Nga, như Liên Xô từng làm trong cuộc chiến chống Mỹ ngày trước hay không?
Đứng về bất kỳ phe nào trong một cuộc xung đột quân sự vì Biển Đông hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi quốc gia của Nga.
Câu hỏi thực sự là Nga có thể làm gì thực tiễn để giúp tránh xung đột. Nhìn theo hướng này, ta không nên đánh giá thấp quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Nguồn: BBC

1.5.12

Người dân bắt tài xế cán chết người bỏ chạy

Khoảng 18g ngày 30-4, tại ngã tư Giếng Nước, quốc lộ 22,  thuộc xã Tân Xuân (huyện Hóc Môn, TP.HCM) xảy ra vụ tai nạn giữa xe bồn và xe gắn máy khiến một người thiệt mạng tại chỗ.
Chặn chiếc xe bồn cách hiện trường vụ tai nạn 500m
Nhiều người chứng kiến cho biết, đang đi trên quốc lộ 22 hướng từ Hóc Môn về cầu vượt An Sương, đến địa điểm trên anh La Văn Kha (SN 1983, quê An Giang) lái xe gắn máy chở theo vợ là chị Chương Thị Bé Năm (24 tuổi, ngụ An Giang) thì xảy ra va chạm với một xe máy làm anh Kha loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường.
Chị Năm ngã vào phần đường ô tô bị xe bồn do tài xế Đào Đức Đại chạy cùng chiều với tốc độ cao từ phía sau đến đã cán qua người tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn
Sau khi gây nạn, xe bồn đã bỏ chạy, nhiều người dân đuổi theo để chặn xe lại. Cuộc rượt đuổi chỉ dừng lại khi xe gặp phải đèn đỏ tại ngã ba Bùi Môn. Nhiều người bức xúc đã dùng nón bảo hiểm và vật cứng đập phá kiếng chắn phía trước xe và giữ tài xế lại đồng thời báo cho cơ quan chức năng.
Nhận được tin báo, Công an huyện Hóc Môn có mặt để thụ lý, làm rõ nguyên nhân.
VÙNG VỊNH

30.4.12

Trung Quốc, Philippines: Lưỡng bại câu thương

Philippines khẳng định nếu xung đột với Trung Quốc xảy ra, hai bên sẽ cùng chịu tổn thất

Hôm qua (29/4), Tổng thống Philippines đã bác bỏ cảnh báo gần đây của giới chức Trung Quốc về một hành động quyết định đối với Philippines nhằm củng cố chủ quyền với bãi đá Scarborough (phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).

Scarborough / Hoàng Nham là một bãi đá cạn hình móng ngựa không có người sinh sống và cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Cả Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá này.
Bãi đá Scarborough / Hoàng Nham. (Ảnh vệ tinh: NASA)

"Chúng tôi cho rằng, vào lúc này, họ sẽ không can dự bất kỳ hành động quân sự nào", Tổng thống Benigno Aquino cho hay. Theo ông, cả Philippines và Trung Quốc đều bị thiệt hại nếu xung đột vũ trang xảy ra trong vụ tranh chấp này.

Ông cho biết đã lệnh cho quân đội không được làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc bắt đầu từ 10/4 khi tàu Trung Quốc cản tàu Philippines bắt ngư dân Trung Quốc bị Philippines tố cáo đánh bắt trộm.

Cũng hôm qua, Trung Quốc bác đề xuất của Philippines về đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế. Vụ trưởng biên giới và hải dương Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu một nhà ngoại giao Philippines để trao kháng nghị về động thái của Philippines.

Trước đó, hôm 28/4, Philippines đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc đang chơi trò "bắt nạt" trên Biển Đông, sau khi một chiếc tàu cỡ lớn của Trung Quốc quấy rối hai tàu cỡ nhỏ của Philippines gần khu vực bãi đá tranh chấp Scarborough.

"Không ai bị thương nhưng những hành động như thế này của tàu Trung Quốc đã cho thấy mối đe dọa đối với các tàu của Philippines", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez nói trong thông báo đưa ra hôm 28/4.

VNN 

Đối mặt với Trung Quốc, Nhật Bản tăng cường phòng thủ đảo

Phía sau quan hệ có vẻ êm đềm, Nhật Bản ngày càng hoài nghi tham vọng hàng hải của Trung Quốc và tăng cường phòng thủ các đảo ở xa.

Quân đội Nhật Bản đã tăng cường sự hiện diện của họ trên bốn đảo phía tây: Ishigaki, Yonaguni, Miyako và Iriomotejima. Trong ít tuần qua, Nhật Bản đã nỗ lực khẳng định chủ quyền với gần 100 đảo khác, phần lớn không có người ở, hình thành cơ sở của vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền với một số đảo trên. Nước này trở nên quả quyết hơn với lực lượng hải quân ngày càng phát triển và hiện đại.
Nhật ngày càng hoài nghi về các tham vọng hàng hải của Bắc Kinh và tăng cường phòng thủ các đảo ở xa. Ảnh: Getty Images

Tranh cãi gay gắt và kéo dài nhất trong tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh là quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) nằm dưới sự quản lý của Nhật nhưng Trung Quốc khẳng định chủ quyền.

Cuộc tranh chấp này khá "im hơi lặng tiếng" kể từ sau vụ khủng hoảng ngoại giao khi lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc khi cho rằng đã đánh bắt trái phép và cố tình làm hư hại tàu của họ ở ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư.

Tuy nhiên, hai tuần qua, căng thẳng lại gia tăng trở lại sau khi một doanh nhân giàu có Trung Quốc đề nghị mua lại đảo với giá 430 triệu USD từ một gia đình Nhật sở hữu nó.

Điều này đã làm dấy lên sự giận dữ của Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara - người đã tuyên bố chính quyền thành phố muốn mua lại đảo với giá 500 triệu USD. Ông Ishihara, 79 tuổi, đã bắt đầu thương lượng mua lại Uotsurijima, Kitakojima và Minamikojima - các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm cách đảo Ishigaki của Nhật Bản khoảng 140 km về phía bắc.

Kyodo News cho biết ông Ishihara dự tính sẽ sử dụng ngân sách của thành phố để mua lại các đảo hiện thuộc sở hữu một công dân Nhật. Kiểm soát khu vực biển ở đây đồng nghĩa với việc kiểm soát các mỏ dầu và khí đốt dưới đáy biển. Ông Ishihara dự kiến có thể đạt được thỏa thuận chính thức với chủ các đảo này vào cuối tháng 12 năm nay sau khi nhận được sự phê chuẩn của hội đồng dân biểu thành phố Tokyo. 

Các tranh cãi đã gây rắc rối cho chính phủ của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) dẫn đầu là Thủ tướng Yoshihiko Noda, người bị ông Ishihara cáo buộc không đủ cứng rắn với Bắc Kinh xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ và thể hiện sự nhân nhượng có thể khuyến khích Trung Quốc dùng vũ lực với các đảo tranh chấp. Để làm chệch hướng chỉ trích, người phụ trách chính sách của DPJ cũng là cựu ngoại trưởng - nổi tiếng vì sự thận trọng về các tham vọng của Trung Quốc - ông Seiji Maehara, nói, chính phủ nên cân nhắc việc mua lại Senkakus từ gia đình Kurihara sở hữu chúng. 

Từ khi lên nắm quyền năm 2009, chính phủ DPJ đã nỗ lực làm dịu các tuyên bố cứng rắn giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Nhưng đằng sau những nụ cười và các cuộc gặp có vẻ hoà hợp giữa các nhà lãnh đạo, chính phủ Nhật ngày càng nản lòng với các hành động từ Trung Quốc. Với Nhật Bản, một vấn đề tranh chấp còn quan trọng hơn cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đó là mỏ khí Shirakaba/Xuân Hiểu nằm ở đường trung tuyến giữa hai nước ở biển Hoa Đông.

Bắc Kinh và Tokyo đã ký một thoả thuận cùng phát triển ở khu vực trên trong năm 2008, nhưng chính phủ Trung Quốc đã trì hoãn dự án này trước và năm 2009 ngừng mọi cuộc thương thảo song phương cùng khai thác mỏ khí. 

Chính phủ của ông Noda nghi ngờ Bắc Kinh có ý định đơn phương khai thác khu mỏ. 

Mặc dù ông Ishihara chỉ trích chính phủ đang thoả hiệp với Bắc Kinh, nhưng theo giới quan sát, ông Noda là người quả quyết hơn hẳn những người tiền nhiệm. Ông khuấy động sự giận dữ từ Bắc Kinh vào tháng trước khi chính phủ Nhật tìm cách khẳng định chủ quyền bằng cách đặt tên cho 39 đảo không có người ở hoặc trước đây chưa có tên, đồng thời chỉ định khoảng 60 đảo khác là cơ sở cho vùng đặc quyền kinh tế của Nhật. 

Việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa (dù thất bại) ngày 13/4 đã giúp Tokyo có thêm lý do để tăng cường hệ thống chặn tên lửa và rađa phòng thủ ở bốn hòn đảo phía tây của họ. Quân đội Nhật Bản còn thành lập đơn vị phòng không phản ứng nhanh có thể nhanh chóng triển khai tới các đảo bị đe dọa. Một đơn vị giám sát hàng hải mới cũng ra đời, với vai trò như nhóm quân sự đầu tiên chịu trách nhiệm bảo vệ các đảo không có người ở của Nhật.

Tháng 12 trước, bộ binh, hải quân và không quân Nhật đã tiến hành tập trận chung với các lực lượng Mỹ với bài tập giả thiết Nhật phải giành lại một trong các đảo ở phía nam bị xâm chiếm. 

Ứng viên sáng giá cho ghế chủ tịch cũng như lãnh đạo đảng của Trung Quốc - ông Tập Cận Bình đã cảnh báo Tokyo hành động thận trọng khi ứng xử với các vấn đề được coi là “lợi ích cốt lõi” với Trung Quốc. 

Hãng tư vấn chiến lược Oxford Analytica đã đánh giá tình hình quan hệ Trung - Nhật khá ảm đạm: “Khả năng xung đột vũ trang là có thật”. 

Thái An(Theo vancouversun/VNN)

29.4.12

Lính Trường Sa hôm nay


Hôm nay là ngày kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa (29-4-1975). Phóng viên Tuổi Trẻ gửi về những hình ảnh mới nhất về người lính ở quần đảo yêu thương của Tổ quốc.
Những người lính Trường Sa có thể chưa đầy đôi mươi, hay những sĩ quan hải quân chuyên nghiệp. Họ có thể mới đặt chân lên đảo làm nhiệm vụ, hay quanh năm suốt tháng dãi dầu nắng gió…
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
Tất cả đều đang ngày đêm canh giữ vùng biển, vùng trời và hải đảo Trường Sa hôm nay với một quyết tâm và tình yêu nồng cháy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương".
Xin giới thiệu chùm ảnh ghi nhận một góc nhỏ về cuộc sống của những người lính Trường Sa hôm nay.
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn

Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này  
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ   
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo  

Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam
Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam

Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây

Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây
Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây

“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa

Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa
Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa 
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988. Những người lính hôm nay đã thề “quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”
TIẾN THÀNH thực hiện

Trung Quốc bác đề xuất của Philippines đưa tranh chấp ở Biển Đông ra Tòa án quốc tế

Ngày 29-4, Trung Quốc đã "nghiêm khắc" bác bỏ đề xuất của Philippines về việc đưa cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra phân xử tại Tòa án quốc tế về Luật Biển.
Vụ trưởng Vụ biên giới và hải dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Đặng Trung Hoa, ngày 28-4 đã triệu một nhân viên ngoại giao cấp cao của Philippines tại Bắc Kinh tới trụ sở bộ này để trao bản kháng nghị "nghiêm khắc" đối với động thái của Philippines.
Phó đô đốc Philippines Alexander Pama (bên phải) trưng bằng chứng về việc 2 tàu hải giám Trung Quốc "xâm phạm chủ quyền Philippines" ở Scarborough
Ông Đặng khẳng định với phái viên của Philippines: "Đảo Hoàng Nham (Philíppines gọi là Scarborough) là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời cổ đại. Không hề có cơ sở pháp lý để kêu gọi một cơ quan quốc tế phân xử".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc hai tàu tuần duyên của nước này làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Scarborough đã bị tàu ngư chính của Trung Quốc "uy hiếp" vào sáng cùng ngày.
Trong ba tuần qua, khu vực mà cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền này đã diễn ra các cuộc đối đầu gay gắt của các tàu tuần tra của hai bên.
Theo TTXVN

28.4.12

Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã tuyên bố sẽ "hoàn thành nhiệm vụ của mình" để bảo vệ lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngày 26/4/2012.

"Lực lượng quân sự của Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý thủy sản và thực thi pháp luật hàng hải, để cùng nhau đảm bảo quyền và lợi ích hàng hải của đất nước", Geng Yansheng cho biết tại Bắc Kinh.
Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Đây là nhận xét chính thức đầu tiên từ lực lượng vũ trang Trung Quốc trong lúc bế tắc với một tàu chiến của Philippines tại vùng biển ngoài khơi bãi Hoàng Nham vào hôm 10/4.
Các nhà phân tích cho biết các ý kiến của lực lượng vũ trang cũng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng để đảm bảo chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt nói rằng bất kỳ hành động quân sự sẽ được dựa trên nhu cầu ngoại giao.

Các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc đã gửi một chiếc tàu ngầm hạt nhân ra Biển Đông, nhưng phát ngôn viên không xác nhận.

Bắc Kinh đã cho thấy lý do và hạn chế trong việc xử lý tranh chấp và cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách thu hồi tàu tuần tra, Manila gần đây chưa quyết định để gửi tàu chiến đến vùng biển căng thẳng, Yang Baoyun, một Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cho biết.
Tàu ngầm hạt nhân sẽ là con bài mới để bảo vệ chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông 

"Trong khi đó, Trung Quốc nên tăng cường cơ sở hạ tầng, du lịch và lập chính quyền trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để tránh tranh chấp hơn nữa", Yang nói thêm.

Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) của Trung Quốc đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực lượng của mình, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm, hiện đang được đánh giá là “sức mạnh tiềm ẩn” nhất của PLAN.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 4 loại tàu ngầm mới tự thiết kế và đóng trong nước như: Jin hay Type 094 (SSBN), Shang hay Type 093 (SSN), Yuan hay Type 041/039A (SSP) và Song hay Type 039/039G (SSK). Thế hệ tàu tiếp theo của lớp Shang đang được triển khai.
Có thể nhận thấy rằng, quy mô lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rất lớn (khoảng 70 chiếc hoặc hơn) là một ước tính thực tế chính xác về cấu trúc lực lượng Hải quân Trung Quốc trong vài thập niên tới.

Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008.

Phú nguyễn (theo Vibayblogpost, Asiaone)
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/vu-khi/201204/Trung-Quoc-dua-tau-ngam-hat-nhan-ra-Bien-dong-2150965/ 

Nếu là thủ tướng, Medvedev sẽ làm gì?


Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga, Dmitry Medvedev, trong buổi trả lời phỏng vấn cuối cùng với đài truyền hình quốc gia đã nhìn nhận lại các thành công và thất bại suốt bốn năm ở điện Kremlin và phác thảo kế hoạch chính sách tương lai nếu trở thành thủ tướng.
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Wordpress 
Tái tạo kinh tế

Medvedev, người có nhiệm kỳ tổng thống sẽ kết thúc vào 7/5, nói rằng, tạo ra các điều kiện để đa dạng hóa nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục là một tâm điểm trong chính sách kinh tế của ông nếu ông trở thành người kế nghiệm Vladimir Putin ở cương vị đứng đầu chính phủ.

"Tôi không hoàn toàn hài lòng với các thành tựu của chính phủ trong nhiệm kỳ này", ông chỉ ra thực tế rằng, 70% xuất khẩu của Nga là nguyên liệu thô. Ông cảnh báo, sự phụ thuộc lớn của Nga vào xuất khẩu nguyên liệu thô sẽ trở thành nguy cơ lớn cho phát triển tiếp theo.

Nếu là một thủ tướng tương lai, ông Medvedev nhấn mạnh, ông sẽ cống hiến hết sức mình để thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga từ 4% hiện tại lên ít nhất 6%, và giữ tỉ lệ lạm phát ở mức dưới 5%.

Đồng thời, vị tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga cũng hứa rằng, ông sẽ thay đổi cơ cấu chính phủ. "Đây là ý định của tôi, và nó cũng hoàn toàn phù hợp với ý định của Tổng thống đắc cử Vladimir Putin trong việc thay đổi các thành phần chính phủ hiện tại", ông Medvedev nhấn mạnh rằng, sẽ có thêm nhiều gương mặt mới trong chính phủ của ông.

Ông nói sẽ trưng cầu ý kiến của các thành viên "trong chính phủ mở" trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. "Nếu có được sự tín nhiệm (trở thành thủ tướng), tôi sẽ đưa ra các quyết định kinh tế - xã hội quan trọng thông qua nền tảng ấy", ông nói.

Chống tham nhũng

Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông Medvedev đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng. Ông nói đó là bổn phận của quốc gia. Ông khẳng định rằng, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Nga hiện đang vào giai đoạn "mạnh tay nhất".

"Khoảng 50% các thống đốc đã bị thay thế trong nhiệm kỳ của tôi, và rất nhiều trong số họ đang bị điều tra phạm tội". Tổng thống Nga cho hay, số lượng các vụ tham nhũng được ghi lại hoặc điều tra đang tăng mạnh.

Medvedev còn kêu gọi mọi người dân giúp đỡ chính phủ và các cơ quan hành pháp đấu tranh chống lại tham nhũng.

Trong khi đó, ông cam kết rằng, ông sẽ tiếp tục tăng cường bảo vệ các tài sản cá nhân và cải thiện môi trường đầu tư của Nga.

Ưu tiên đối ngoại

Tổng thống sắp mãn nhiệm Medvedev nói rằng, trong tương lai gần, chính sách đối ngoại của Nga sẽ không có những thay đổi gì đáng kể. "Chúng tôi muốn làm bạn và quan hệ thương mại với tất cả mọi người".

Về chính sách với Mỹ, ông nhấn mạnh rằng, những năm ông làm tổng thống là "những năm tốt nhất" trong lịch sử quan hệ Moscow và Washington.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, Nga sẽ triển khai tên lửa tấn công phủ đầu nếu không đạt được tiến bộ trong hiệp ước phòng thủ tên lửa với Mỹ trong những năm tới.

Về quan hệ với các nước khác trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, ông Medvedev đã ca ngợi người đồng nhiệm Belarusia - Alexander Lukashenko - trong việc thể hiện quyết tâm xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Moscow.

Thái An (theo THX, AP)