Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

23.8.12

Bầu Kiên từng học lớp chọn trong quân đội


Bầu Kiên từng học khóa 15, thuộc đơn vị có nhiều người học giỏi của Học viện Kỹ thuật quân sự. Được học lớp chọn

Một lãnh đạo Học viện Kỹ thuật quân sự (trước kia là ĐH kỹ thuật quân sự) cho biết, những ngày đầu thập niên 80, gần 500 học sinh xuất sắc nhất cả nước đã trúng tuyển vào Đại học Kỹ thuật quân sự.

Hồi ấy, ngôi trường này thu hút được rất nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế, học sinh trường chuyên đăng ký tuyển sinh (hiện nay, sức hút có giảm hơn, nhưng vẫn có nhiều người giỏi thi vào).

Ngày đó, trường này được quyền đặc cách đến từng trường phổ thông để chọn những học sinh xuất sắc nhất.

Nguyễn Đức Kiên hồi đó là học sinh trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cũng trúng tuyển vào đây, cùng với nhiều học sinh chuyên Toán A0 của ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên Chu Văn An (năm đó Việt Nam không thi học sinh giỏi quốc tế, nhưng những học sinh này đều năm trong đội dự thi quốc tế, nếu nước ta tham gia) và nhiều nhân tài từ các trường chuyên khác trên cả nước.

Vì học giỏi nên Nguyễn Đức Kiên đã được chọn vào Đại đội 156, có gần 200 người, được đi du học. Hồi đó, Nguyễn Đức Kiên được gửi đi học tại Hungary, học trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin, vô tuyến điện. (TS Nguyễn Quang A, Giám đốc Công ty tin học 3C và Đại tá Hồng Thanh Quang, Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân cũng từng học như vậy).

Khóa 15 sau đó có nhiều người đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như Ủy viên Trung ương Đảng, Trương Quang Nghĩa (vốn là kỹ sư xây dựng, khóa 15), Bí thư tỉnh ủy Sơn La.

Đại gia ngân hàng và bóng đá

Năm 1994, bầu Kiên cùng nhiều người đã sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Ông bắt đầu nổi tiếng với màn phát biểu như đổ nước nóng vào ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Sự kiện bầu Kiên bị bắt chiều 20/8 là một sự kiện lớn, khiến đông đảo người dân quan tâm.

http://vtc.vn/538-345659/giao-duc/bau-kien-tung-hoc-lop-chon-trong-quan-doi.htm

Chủ tịch Eximbank: ông Kiên chỉ "to mồm"

Ông Lê Hùng Dũng
Chiều 22-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch Ngân hàng Eximbank (EIB) - cho rằng ông Kiên chỉ “to mồm” chứ hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tại Eximbank, chưa nói là ảnh hưởng lớn.

Theo ông Dũng, việc ông Kiên tuyên bố là “ông chủ” của Eximbank chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức. “Không phải cứ anh Kiên mà ngay cả một anh đạp xích lô hay bác xe ôm, nếu có nắm giữ 5-10 cổ phiếu Eximbank cũng có quyền xưng là “ông chủ” của ngân hàng này, vì theo điều lệ thì cổ đông đều là ông chủ của Eximbank” - ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, bản thân ông Nguyễn Đức Kiên hiện chỉ nắm 0,21% vốn cổ phần của Eximbank. Còn những người thân hoặc các công ty mà ông Kiên làm đại diện có nắm cổ phần tại Eximbank hay không, ông Dũng cho rằng ông không có thông tin vì chỉ quan tâm đến các cổ đông lớn, tức là những cá nhân hay tổ chức nắm 5% vốn cổ phần trở lên.

Liên quan đến tuyên bố của ông Kiên là cổ đông lớn của Eximbank, ông Dũng khẳng định đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật nhưng bản thân ông không tiện tranh luận vì “anh Kiên cũng là cổ đông của Eximbank”, hơn nữa có tranh luận cũng chẳng giải quyết được điều gì.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Hữu Phú - phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên hoàn toàn không có mối quan hệ nào với ngân hàng này.

“Không có chuyện ông Kiên nằm trong nhóm cổ đông nắm giữ cổ phiếu Sacombank đã ủy quyền cho Eximbank tham gia giành quyền kiểm soát Sacombank như dư luận từng đồn đoán” - ông Phú khẳng định. Theo ông Phú, trong danh sách cổ đông của Sacombank chốt ngày 30-6-2012, không có tên ông Nguyễn Đức Kiên cũng như ba tổ chức mà ông Kiên là đại diện.

Ngày 22-8, trong văn bản trả lời Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, ông Trầm Bê - phó chủ tịch HĐQT Sacombank - cho biết tính đến ngày 30-6, ông Nguyễn Đức Kiên không sở hữu cổ phần tại Sacombank.

Tuy nhiên, trong văn bản, ông Trầm Bê cũng cho biết không có đầy đủ thông tin về người thân của ông Kiên, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra cho biết thêm về danh sách các người thân (cùng thông tin số CMND) để có điều kiện truy lục.

Trước đó, trong văn bản gửi Sacombank (STB) cùng ngày 22-8, C46 đã yêu cầu ngân hàng này cung cấp các tài liệu phản ánh các nội dung như: cổ phần của ông Nguyễn Đức Kiên và những người thân, người đứng tên hộ của ông Nguyễn Đức Kiên (bố, mẹ, vợ, anh, chị em...) tại Sacombank (hồ sơ mua bán cổ phần); tiền mua cổ phần từ tài khoản thuộc ngân hàng nào chuyển đến, thời gian (chứng từ); tình trạng cổ phần từ khi sở hữu đến nay; tổng số cổ phần mà ông Nguyễn Đức Kiên và người thân... sở hữu chiếm tỉ lệ bao nhiêu tại Sacombank.
Chứng khoán: nhà đầu tư trong nước bán, nước ngoài mua
Trong phiên giao dịch ngày 22-8, chứng khoán hai sàn tiếp tục mất điểm nhưng đà giảm đã chậm lại nhờ lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ và động thái tích cực gom cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại sàn TP.HCM, theo số liệu của HSX, phiên này khối ngoại mua vào khoảng 4,62 triệu chứng khoán với giá trị hơn 107,21 tỉ đồng, trong khi bán ra khoảng 2,88 triệu chứng khoán, giá trị hơn 73 tỉ đồng. Như vậy, phiên này nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng hơn 34 tỉ đồng. Trước đó, trong phiên 21-8, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng gần 133 tỉ đồng, bất chấp nhà đầu tư trong nước bán tháo.
Trở lại phiên 22-8, các cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục bị bán mạnh trong khi lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ cùng sự tăng giá của một số cổ phiếu có tỉ trọng lớn như DPM, GAS, PVD,VNM... đã đóng vai trò lực đỡ của thị trường. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mức 410,23 điểm, chỉ mất 6,61 điểm (tương đương 1,59%), dù cuối đợt 1 đã mất đến 12,62 điểm (3,03%).
Theo một số chuyên gia, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại sau đợt bán tháo cổ phiếu trước đó, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào giúp cho thanh khoản tại HSX duy trì ở mức xấp xỉ 1.000 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index phiên này giảm 2,3 điểm (tương đương 3,44%), đóng cửa ở mức 64,65 điểm.


http://vietstock.vn/2012/08/chu-tich-eximbank-ong-kien-chi-to-mom-757-236249.htm

Nguyên nhân “bầu” Kiên bị bắt, bắt đầu hé lộ


Ông Nguyễn Đức Kiên đã lợi dụng pháp nhân của 3 công ty do ông làm chủ tịch HĐQT để vay vốn ngân hàng, mua bán cổ phiếu, dùng cổ phiếu thế chấp lại cho các ngân hàng, lập các phương án kinh doanh khống, nâng giá trị của các công ty

Theo thông tin từ Cơ quan CSĐT - Bộ Công an, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt vì có dấu hiệu kinh doanh trái phép trong quá trình điều hành hoạt động tại 3 công ty do bị can này làm chủ tịch HĐQT. Đó là các công ty: CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACB Hà Nội), TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội (AIC Hà Nội) và  CP Đầu tư Thương mại B&B.

Làm chủ 3 công ty ngàn tỉ

Ngày 22-8, Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT)  Hà Nội đã chính thức cung cấp một số thông tin về các công ty của ông Nguyễn Đức Kiên. Trong số 3 công ty có sai phạm của ông Kiên, tại Sở KH-ĐT Hà Nội có lưu hồ sơ về 2 công ty, gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCN ĐKKD) của ACB Hà Nội, thành lập tháng 11-2006 và AIC Hà Nội thành lập tháng 3-2008.

Thông tin được thay đổi gần đây nhất là ngày 12-3-2012 thể hiện ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch hội đồng thành viên AIC Hà Nội, có tỉ lệ góp vốn 99%, tương đương 495 tỉ đồng. Thành viên góp vốn thứ hai là bà Nguyễn Thúy Hương (em gái ông Kiên) góp vốn 5 tỉ đồng, tương đương 1%. Công ty này kinh doanh các ngành nghề “hot”, gồm: kinh doanh sân golf; xây dựng hạ tầng giao thông; quản lý tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp; đại lý thu đổi ngoại tệ; xuất nhập khẩu vàng, mua bán vàng bạc đá quý...

Tại ACB Hà Nội, có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, ông Kiên không phải người đại diện theo pháp luật nhưng nắm giữ 210.000 cổ phần, tương đương 210 tỉ đồng. Tại công ty này, ông Kiên là đại diện cho vốn góp của Công ty CP Tập đoàn Tài chính Á Châu.

Đáng lưu ý là trong GCN ĐKKD cũng thể hiện Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - do ông Trần Ngọc Thanh là đại diện) nắm giữ 30.000 cổ phần, tương đương 30 tỉ đồng tại  ACB Hà Nội. Ông Trần Ngọc Thanh cũng là giám đốc của Công ty ACB Hà Nội. Bên cạnh kinh doanh vàng, nhà hàng khách sạn, du lịch, công ty này còn đăng ký ngành nghề kinh doanh quản lý bất động sản (BĐS); môi giới, đấu giá BĐS, dịch vụ nhà đất...

Theo nguồn tin ban đầu, ông Kiên bị bắt vì bị cáo buộc đã dùng tư cách pháp nhân của 3 công ty nêu trên để thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính dù các doanh nghiệp đó không có chức năng này. Ông Kiên đã lợi dụng pháp nhân của 3 công ty để vay vốn ngân hàng, mua bán cổ phiếu. Sau đó, dùng cổ phiếu thế chấp lại cho các ngân hàng, lập các phương án kinh doanh khống, nâng giá trị của các công ty.

Giao dịch tại ACB diễn ra bình thường

Cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã có mặt tại trụ sở 2 trong số 3 công ty của “bầu” Kiên đặt tại tầng 6 tòa nhà số 57B Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Trong cùng tòa nhà còn có sàn giao dịch chứng khoán ACB và một số doanh nghiệp khác.

Khi chúng tôi đến liên hệ làm việc với 2 doanh nghiệp này vào trưa 22-8, nhân viên bảo vệ cho biết tất cả lãnh đạo đều đi họp và có chỉ đạo không tiếp khách. Cùng với các nhân viên bảo vệ, 2 nhân viên văn phòng khác cũng được “tăng cường” xuống cổng thường trực, hỏi mục đích của từng khách đến làm việc, lên giao dịch trên sàn chứng khoán (ở tầng 3) và sẵn sàng đi theo “giám sát” khách.

Một cán bộ Sở KH-ĐT Hà Nội cho biết thêm Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã có yêu cầu cung cấp thông tin về 3 doanh nghiệp của “bầu” Kiên từ cách nay cả tháng. Riêng Công ty CP Đầu tư Thương mại B&B thành lập năm 2008, có trụ sở tại phường Văn Chương (quận Đống Đa - Hà Nội) nhưng khi tìm đến địa chỉ này chỉ thấy nơi đây là trụ sở của Công ty Tin học ACB. Công ty này cũng không có trong hồ sơ của Sở KH-ĐT Hà Nội.

Tại một số phòng giao dịch của ACB phía Bắc cũng có khách hàng đến hỏi thông tin nhưng sau đó không rút tiền. Khách hàng băn khoăn thì được nhân viên tín dụng thông báo mọi giao dịch rút tiền mặt từ 2 tỉ đồng trở xuống, ngân hàng lúc nào cũng đáp ứng được. Còn khách rút vàng vật chất chỉ cần báo trước 30 phút để ngân hàng chuẩn bị.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT ACB cho biết ông đang ở nước ngoài nên không nắm được tình hình hoạt động của ngân hàng. Còn ông Nguyễn Thanh Toại,  Phó Tổng Giám đốc ACB thì cho rằng được sự hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản của ACB đến nay vẫn bảo đảm, không xảy ra trường hợp khách hàng đến rút tiền hàng loạt.


Ông Đỗ Minh Toàn điều hành ACB
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 22-8, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc, người phát ngôn của ACB, cho biết ngày 22-8, HĐQT ACB đã ủy quyền cho ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Thường trực ACB, điều hành ngân hàng thay Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải. Ông Đỗ Minh Toàn sinh năm 1971 tại Phú Yên, có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh Trường Đại học Columbia Southern (Mỹ), cử nhân Luật (Đại học Luật TPHCM), cử nhân kinh tế (Đại học Kinh tế TPHCM), cử nhân tài chính ngân hàng (Đại học Ngân hàng TPHCM), đã từng nhiều năm công tác tại ACB.
Lúc 22 giờ 30 phút ngày 22-8, ông Nguyễn Thanh Toại, khẳng định với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo ACB vẫn chưa nhận được thông tin nào cho thấy các cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lý Xuân Hải, đồng thời cơ quan công an cũng không tiến hành khám xét nhà riêng của ông Hải ở TPHCM.
Thông tin mới nhất mà chúng tôi được biết, vào lúc 23 giờ tối qua, 22-8, lãnh đạo ACB vẫn đang còn họp để bàn các giải pháp tối ưu nếu nhu cầu giao dịch của khách hàng ACB tăng đột biến trong những ngày tiếp theo.
 T.Thơ

http://nld.com.vn/20120823122919944p0c1019/he-lo-nguyen-nhan-bau-kien-bi-bat.htm

Thông tin 3 công ty của "trùm" Kiên


Ngay sau khi cơ quan công an công bố danh sách 3 công ty do "trùm" Kiên làm Chủ tịch HĐQT có hành vi kinh doanh trái phép, dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng đổ xô đi lùng sục thông tin của các công ty này.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 3 công ty liên quan đến sai phạm của ông Nguyễn Đức Kiên, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin thu thập được.

Theo cơ quan công an, 3 công ty này gồm: Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư ACB Hà nội, Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty CP Đầu tư thương mại B&B. Tất cả đều do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT. Còn thông tin tại một số trang web có lưu lại giấy phép đăng ký kinh doanh thì 2 trong số 3 công ty này ông Kiên còn kiêm nhiệm chức vụ giám đốc.

Cụ thể, CTCP Đầu tư thương mại B&B đăng ký kinh doanh năm 2008, có trụ sở tại P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội do ông Nguyễn Đức Kiên làm giám đốc chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đổ xe. Tuy nhiên, trụ sở hiện tại đóng ở địa chỉ trên là của Công ty tin học ACB.

Ngoài ra, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội cũng do ông Kiên làm giám đốc có đăng ký kinh doanh năm 2008, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xây dựng và kinh doanh sân golf; xây dựng giao thông, cầu đường, dân dụng và công nghiệp.

Riêng CTCP Đầu tư ACB Hà Nội ông Kiên chỉ giữ chức Chủ tịch HĐQT, trong đăng ký kinh doanh của công ty này địa chỉ nằm tại số 57B Phan Chu Trinh, Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là bất động sản, mua bán căn hộ, cho thuê, chế tác, trang sức. Trong giấy đăng ký có ghi ông Huỳnh Quang Tuấn - giám đốc kiêm người đại diện trước pháp luật. Ông Tuấn được dư luận biết đến bởi hiện đang là thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Á Châu.

Một lãnh đạo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng, trong số 3 công ty trên có 2 công ty hoạt động liên quan đến đầu tư và tài chính tuy nhiên không có công ty nào là thành viên Hiệp hội này.

“Các công ty này cũng không có tên tuổi và không có địa chỉ website, cũng như bố cáo rõ ràng”, lãnh đạo này cho biết thêm.

Một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính cũng cho biết, 3 công ty trên không có tên tuổi gì trên thương trường, hầu như không ai biết đến.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120822/mu-mo-thong-tin-3-cong-ty-cua-trum-kien.aspx

22.8.12

Lý thuyết tiệm cầm đồ


72h trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “thi vấn đáp”, số nợ 2.000 tỉ đồng của “cánh chim đầu đàn ngành xây dựng VN” - Vinaconex - được công bố.

Hai “con nợ” lớn nhất là Sở Xây dựng Hà Nội và 2 DN con của EVN. 24h sau đó, Tổng Giám đốc Cảng Cam Ranh thổ lộ với… báo chí nỗi lo 200 tỉ đồng mà Cam Ranh sắp phải ôm thay Vinalines. Nhưng những số nợ trăm tỉ, ngàn tỉ này thực ra chỉ đóng vai trò những quân cờ đôminô. Trong một hiệu ứng mà quân cờ đầu tiên - Vinashin với  món nợ 3.345 tỉ đồng - một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng Habubank rớt nước mắt xóa tên sau hơn 20 năm tồn tại. Thật khốn khổ phải ở vào thời buổi mà mình vừa là chủ nợ của một món nợ khó đòi, vừa là con nợ của nhiều món nợ không thể trả.
Hình Minh Họa
Trước phiên “thi vấn đáp” của thống đốc, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 4,75% - theo báo cáo của các tổ chức tín dụng; là 8,6% - theo công bố của Thanh tra NHNN; là 13% - theo đánh giá của Fitch và là 11% - theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Thống đốc Nguyễn Văn Bình hôm qua chỉ nói “Cứ cho là 8,6-10%” dù ông đánh giá tỉ lệ nợ xấu này là “xấu", là “hết sức đáng báo động”, nhưng “chưa đến mức độ hốt hoảng, nguy kịch quá”. Thậm chí, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước còn mỉm cười tự tin khi nói về “lý thuyết tiệm cầm đồ” trong mua bán nợ xấu: Tỉ lệ trích quỹ dự phòng hiện được hơn 70.000 tỉ đồng và 84% các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo, chiếm tới 135% giá trị khoản nợ. “Chỉ cần bán khoản nợ 10 đồng với giá 3 đồng thì ngân hàng sẽ không còn nợ xấu, DN cũng hết nợ xấu, lại có thanh khoản”- ông Nguyễn Văn Bình tính toán đầy lạc quan.

Lý thuyết tiệm cầm đồ sẽ đúng, sẽ chính xác, sẽ hiệu quả, nếu như không có những con nợ gắn mác "Vina". Bởi thứ tài sản mà các "Vina" đem ra “cầm cố” tại ngân hàng hoặc là nguồn lực công, thực ra cũng là của nhân dân, hoặc là những con tàu lên lão, hoặc tệ hơn, những chiếc ụ tàu đồng nát.

Và sau các loại "Vina", quân cờ tiếp theo là những DN nào nữa? Thật khó có thể đưa ra được một con số chính xác số DN đã “chết”, khi những quân đôminô tiếp tục đổ xuống. Nhưng không khó để nhìn thấy nguyên nhân của những "cái chết": Thiếu vốn, nếu có cũng là mức lãi suất mà bây giờ có “buôn đất” cũng không trả nổi lãi. Bởi ngay cả khi “quyết tâm chính trị” và “lời hiệu triệu” của thống đốc về một mức lãi suất 15% được cho là có hiệu quả trong thực tế, thì hôm qua, không biết đã là lần thứ bao nhiêu, các vị đại biểu QH lại tiếp tục phản ánh về tình trạng: Khoản vay với lãi suất 15%, nhưng có tới 3/4 số tiền được các ngân hàng gợi ý gửi lại tiết kiệm, thực chất được vay với lãi suất hơn 18%.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hôm qua đã gợi ý để thống đốc thể hiện quyết tâm chính trị, rằng: Liệu với quyết tâm chính trị của thống đốc thì đến cuối năm này, hoặc đến 31.6 năm sau, nợ xấu có giảm không? Giảm cỡ bao nhiêu? Thống đốc đã nhận trách nhiệm trước khoản nợ xấu vượt xa ngưỡng an toàn 3%. Nhưng câu trả lời về thời hạn của ông là “trong nhiệm kỳ này”.

Dẫu sao, cũng có một thông tin có hậu để có thể kỳ vọng vào huyết mạch tài chính không bị ngừng trệ vì những cục máu đông - nợ xấu. Đó là việc Thanh tra Chính phủ đã chính thức kiến nghị tạm dừng thành lập mới các tập đoàn kinh tế nhà nước, do nguyên nhân chủ yếu là “đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỉ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao…”.

Bởi nợ xấu chỉ có thể về ngưỡng an toàn khi những chiếc “máy xay tiền” được “rút điện”.

http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Ly-thuyet-tiem-cam-do/80274.bld

Quốc hội: Sẽ công khai số điện thoại của đại biểu


Ngày 20.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ QH, thảo luận dự thảo Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri (TXCT) của đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Trưởng ban Dân nguyện của QH Nguyễn Đức Hiền cho rằng hiện nay, hoạt động TXCT vẫn nặng về thủ tục hành chính và chưa thu hút được nhiều cử tri quan tâm. Thời gian dành để cử tri phát biểu còn ít; việc giải trình, tiếp thu của ĐBQH và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương vẫn còn chưa thấu đáo, chưa đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của cử tri.

Đặc biệt, theo ông Hiền, tình trạng “đại cử tri, cử tri chuyên nghiệp” vẫn còn diễn ra. Vì thế, dự thảo nghị quyết lần này đã quy định cụ thể về thành phần tham dự cũng như chương trình Hội nghị TXCT theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Dự thảo cũng quy định chậm nhất là bảy ngày trước ngày TXCT của ĐBQH, Đoàn ĐBQH gửi kế hoạch TXCT đến các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc TXCT; công khai địa chỉ, hộp thư điện tử và số điện thoại của các ĐBQH tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH để cử tri được biết.

Ngoài ra, một quy định mới được bổ sung vào dự thảo nghị quyết lần này là việc TXCT ngoài tỉnh, TP nơi ĐBQH ứng cử. “Đây là quy định mới, đảm bảo ĐBQH đại diện cho nhân dân cả nước, cũng như tạo điều kiện cho đại biểu liên hệ, trao đổi với cử tri có kiến thức chuyên môn và thâm nhập sâu, rộng vào đời sống nhân dân, thu thập những kiến nghị, phản ánh về vấn đề đại biểu quan tâm” - ông Hiền nhấn mạnh.

Cùng ngày, Chính phủ đã có tờ trình về Dự án luật Giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) gửi Ủy ban Thường vụ QH. Theo đó, dự thảo quy định phổ biến kiến thức QP-AN cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ hộ tàu thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình tuyến biên giới, trên đảo, người lao động ở các vùng biên giới, hải đảo, người lao động trong các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Thẩm tra về nội dung trên, Thường trực Ủy ban QP-AN cho rằng để tránh những vấn đề phức tạp có thể phát sinh, dự thảo nên quy định theo hướng thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối với những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, còn cụ thể sẽ do văn bản dưới luật quy định.

THEO PHAPLUATTP

30.7.12

Nga giảm nhẹ tin về cảng Cam Ranh

Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tin báo chí nói Moscow dự định thiết lập các căn cứ hải quân mới ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Trong ngày thứ Năm 26/7, khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang trong ngày đầu tiên ở Nga, hãng tin Nga RIA-Novosti dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga nói nước ông đang đàm phán để đồn trú hải quân ở Việt Nam, Cuba và quần đảo Seychelles.
Nhưng vào thứ Sáu 27/7, Bộ Quốc phòng Nga nói ông Chirkov chưa bao giờ có bình luận như vậy.
Hải quân Nga đã rời Cam Ranh năm 2002
Việc thiếu tiền sau năm 1991 đã khiến đa số căn cứ của Nga ở nước ngoài phải đóng cửa.
Moscow rút khỏi quân cảng Cam Ranh vào năm 2002, và hiện quân Nga chỉ đồn trú ở Ukraine và Syria.
Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ phục hồi sức mạnh quân sự của Nga.
Những năm gần đây, Moscow đã mở rộng hoạt động của hải quân ở nước ngoài, trong đó có tham gia chống cướp biển gần Somalia.
Bác bỏ
Theo hãng tin RIA-Novosti, Phó Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố Nga "đang tiếp tục làm công việc bảo đảm việc đồn trú các lực lượng của Hải quân Nga ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga".
Nhưng sau đó Bộ Quốc phòng lại khẳng định ông Chirkov chưa bao giờ nói thế, và rằng chủ đề này không hề được nhắc trong cuộc phỏng vấn.
"Các vấn đề về quan hệ quốc tế không thuộc trách nhiệm tư lệnh hải quân," bộ này nói trong thông cáo trên trang web chính thức.
Bộ Quốc phòng Nga nói những lời được trích dẫn là "tưởng tượng của tác giả, người tìm cách ưu tiên chuyện giật gân thay vì đạo đức nghề nghiệp".
Năm 2002, khi ông Putin đang làm tổng thống nhiệm kỳ đầu, Nga rút khỏi Cam Ranh, từng là căn cứ lớn nhất của hải quân Nga ở nước ngoài.
Việc đóng cửa xảy ra sau khi thời hạn thuê 25 năm kết thúc và Việt Nam đòi tiền thuê cao hơn. Nhưng giới phân tích nói mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ cũng đóng một phần vai trò.
Hiện Nga chỉ có căn cứ ở Sevastopol thuộc Ukraine và một đồn hậu cần nhỏ ở cảng Tartus của Syria.
Tuyên bố chung Việt - Nga ngầm phê phán kế hoạch tên lửa của Mỹ 
Cho tàu vào 'bảo dưỡng'
Tường thuật chính thức của Thông Tấn xã Việt Nam về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trương Tấn Sang không nhắc gì đến Cam Ranh.
Tuyên bố chung của hai nước sau cuộc gặp giữa ông Sang và Tổng thống Putin ngày 27/7 cũng không đề cập việc này.
Tuyên bố chỉ nói hai bên "ghi nhận rằng hợp tác kỹ thuật quân sự và quan hệ đối tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh không ngừng phát triển, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và góp phần cùng nhau đối phó với các thách thức và nguy cơ an ninh mới".
Trong khi đó, trang web Đài Tiếng nói Nước Nga đăng cuộc phỏng vấn của họ với Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Ông Sang được dẫn lời nói Việt Nam "sẵn sàng cung cấp cho Nga cơ hội để tạo ra cơ sở hậu cần tại cảng Cam Ranh".
"Tuy nhiên, Việt Nam không có ý định chuyển lãnh thổ của mình cho các căn cứ quân sự nước ngoài," theo bản tin tiếng Việt của đài này.
Hoa Kỳ lưu tâm
Trong ngày thứ Sáu, tin "mở căn cứ nước ngoài" của Nga cũng khiến một phát ngôn nhân của Lầu Năm Góc từ Washington phải lên tiếng rằng Hoa Kỳ "không lo ngại" về ý định này.
Ông George Little tuyên bố: "Chính phủ Nga có quyền lợi ở nhiều nơi. Họ có quyền thúc đẩy các quyền lợi đó."
Ông cũng nói Hoa Kỳ đang thúc đẩy quan hệ gần hơn với Việt Nam.
"Họ đã cho phép tàu chở hàng của Mỹ được vào vùng biển Việt Nam, trong đó có Vịnh Cam Ranh," phát ngôn nhân của quân đội Mỹ nói.
Trước khi Bộ Quốc phòng Nga lên tiếng bác bỏ, nhiều cơ quan truyền thông Mỹ chạy tin này, với bình luận rằng ý định mở rộng quân sự của Nga ra nước ngoài có thể khiến quan hệ với Mỹ thêm xấu đi.
Hãng tin Bloomberg ghi nhận bản tuyên bố chung Việt - Nga chỉ trích kế hoạch của Mỹ muốn mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tuyên bố Việt - Nga nói "không được phép bảo đảm an ninh của một quốc gia này bằng cách gây phương hại đến an ninh của một quốc gia khác, bao gồm việc mở rộng các liên minh quân sự - chính trị và thành lập các hệ thống phòng thủ chống tên lửa toàn cầu và khu vực".
Giới quan sát ở Mỹ chú ý tin này còn vì lo ngại Nga muốn đóng quân ở Cuba, chỉ cách quần đảo Florida Keys 90 cây số.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little nói ông không nêu lo ngại về việc này.
"Tôi có nghe tin tức, nhưng không biết có thỏa thuận đạt được giữa Nga và Cuba về việc đặt căn cứ," ông phát biểu với giới phóng viên hôm 27/7.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120728_russia_bases_denial.shtml

Quân đội Việt Nam ‘mãi nhớ ơn Trung Quốc’


Quân đội Việt Nam đã có một buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) chỉ vài ngày trước khi PLA chính thức kỷ niệm 85 năm ngày thành lập của mình vào ngày 1/8.

Theo đó, Bộ Quốc phòng đã triệu tập hàng trăm các sỹ quan thuộc các cơ quan của Bộ, các binh chủng và các quân khu đã từng được phía Trung Quốc đào tạo qua các thế hệ cho cuộc gặp gỡ mang tính kỷ niệm này hôm thứ Bảy ngày 28/7.
Chủ trì buổi gặp mặt là Đại tướng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội đồng thời là ủy viên trung Đảng.
Quân đội Việt Nam có hoạt động
mừng ngày thành lập quân đội Trung Quốc
Ngoài ra buổi họp mặt còn có sự tham dự của ít nhất ba ủy viên trung Đảng khác, bao gồm hai thứ trưởng là Thượng tướng Nguyễn Thành Cung và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Mai Quang Phấn, người phó của ông Lịch tại Tổng cục chính trị.

‘Thể hiện lòng biết ơn’

Mục đích của cuộc hội ngộ này, theo Thông tấn xã Việt Nam, là ‘dịp thể hiện lòng biết ơn’ sự giúp đỡ của Trung Quốc đã ‘đào tạo cán bộ’ cho quân đội Việt Nam, đồng thời ‘biểu dương’ các sỹ quan từng được Trung Quốc đào tạo đã có đóng góp ‘chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược’.
“Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam,” Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại buổi họp mặt cũng có sự tham dự của đại biện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông và tùy viên quân sự của nước này.
Cuộc gặp mặt này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang các hành động đòi hỏi chủ quyền của họ trên các vùng đảo có tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông trong khi giới chức Việt Nam có các hoạt động nhắc nhở công chúng trong nước về 'tình hữu nghị Việt-Trung'.
Thay mặt quân đội Việt Nam, ông Thanh gửi tới Quân ủy Trung ương và toàn bộ Giải phóng quân Trung Quốc ‘lời chúc mừng tốt đẹp nhất’ nhân ngày thành lập.
Chỉ cách đây vài ngày, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ra quyết định thành lập đơn vị trú đóng của ‘thành phố Tam Sa’ trên đảo Vĩnh Hưng mà phía Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó đã lên án động thái này của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Báo Quân đội nhân dân, cơ quan ngôn luận của quân đội Việt Nam, đã có bài tường thuật chi tiết về ‘tình cảm biết ơn’ của quân đội Việt Nam đối với Trung Quốc trong buổi gặp mặt này với tiêu đề ‘Khắc ghi tấm lòng nhường cơm sẻ áo’.
Trong diễn từ khai mạc, Trung tướng Mai Quang Phấn được dẫn lời khẳng định sự giúp đỡ của Trung Quốc đã đem lại ‘kết quả to lớn cho Việt Nam’.
Việt Nam gần đây có nhiều sự
kiện ca ngợi tình hữu nghị với Trung Quốc
Ông Phấn ca ngợi các sỹ quan được đào tạo tại Trung Quốc đã ‘vận dụng sâu sắc’ những điều được chỉ dạy để góp phần ‘xuất sắc’ trong ‘công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa’.
Theo ông Phấn thì hàng ngàn cán bộ, sỹ quan quân đội của Việt Nam đã được Trung Quốc ‘tận tình giúp đỡ’ trong nhiều chuyên ngành khác nhau.
“Cuộc gặp mặt không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quý báu....đây còn là hoạt động thiết thực góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước ngày càng bền chặt,” ông phát biểu.

Thách thức chung

Trong khi đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ ‘các thế lực thù địch’ là thách thức chung của Đảng, chính quyền và quân đội hai nước Trung – Việt.
Theo ông thì các thế lực này ‘vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung’.
Do đó, ông kêu gọi quân đội hai nước ‘tăng cường tình đoàn kết, hợp tác chặt chẽ và bảo vệ thành quả cách mạng của mỗi nước’.
Về phần quân đội Việt Nam, ông khẳng định ‘đặc biệt coi trọng’ quan hệ với Giải phóng quân Trung Quốc – coi đây là ‘chủ trương nhất quán’ và là ‘ưu tiên hàng đầu’.
Đại biện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông được dẫn lời nói tại buổi gặp mặt rằng ‘quan hệ hai nước đang có bước phát triển tốt đẹp’. Ông nhắc lại quan hệ giữa hai nước là ‘núi liền núi, sông liền sông’ và ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’.
“Việc quan hệ quốc phòng giữa hai bên phát triển vững vàng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển quan hệ hai nước Trung-Việt,” ông nói.

Ý đồ thật sự?

Trao đổi với BBC, ông Dương Danh Dy, vốn từng là đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Quảng Châu, mô tả sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ là ‘nhiệt tình’, ‘đến nơi đến chốn’ và ‘không hề giấu giếm thứ gì cả’.
Do đó, ông nói việc quân đội Việt Nam khẳng định lòng biết ơn đối với Trung Quốc là ‘đúng’ và ‘Việt Nam không bao giờ quên ơn’.
Người dân Việt Nam đang phẫn nộ
 với 'thành phố Tam Sa' của Trung Quốc
Ông dẫn chứng với việc Trung Quốc đem qua ngay cho phía Việt Nam vũ khí chống tăng B40 mà họ mới làm được và vẫn chưa trang bị cho quân đội của họ sau khi xe tăng Mỹ giết chết rất nhiều người của quân đội Bắc Việt.
“Nhiều dũng sỹ diệt xe tăng của Việt Nam là nhờ B40 của Trung Quốc,” ông nói.


"Sự giúp đỡ bao giờ cũng là sự giúp đỡ lẫn nhau. Những bài học, vũ khi của Trung Quốc giúp Việt Nam rất quý, thế nhưng những bài học của Việt Nam trên thực tế chiến trưòng chắc chắn cũng mang lại rất nhiều ích lợi cho Trung Quốc, nhất là khi họ không phải đổ máu."
Ông Dy cũng lưu ý rằng sự giúp đỡ ‘hăng hái’ chủ yếu là ở các ‘cán bộ cấp thấp ở dưới’ không biết gì về ‘ý đồ thật sự’ của giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Theo ông thì giới lãnh đạo Trung Quốc mà ông nêu đích danh là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình không tốt đẹp gì với Việt Nam và có ý đồ lợi dụng cuộc chiến của Việt Nam để mặc cả với Pháp và Mỹ.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có giúp đỡ Việt Nam đào tạo sỹ quan một cách thật lòng trong bối cảnh có tranh chấp trên Biển Đông hay không, ông Dy cho biết ‘Trung Quốc đã cảnh giác với Việt Nam từ lâu lắm rồi’.
Ông chỉ trích việc Bộ Quốc phòng tổ chức kỷ niệm long trọng ngày thành lập quân đội Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay là ‘rất dở’, ‘không có ích gì cho mối quan hệu hữu nghị giữa hai nước’ và ‘gây phản cảm cho người dân’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120729_pla_celebrated_vietnam.shtml


10.7.12

Asean trên bàn cờ giữa Mỹ và Trung

Nhà báo Martin Petty của hãng tin Anh Reuters có bài phân tích về Asean trên bàn cờ giữa Mỹ và Trung Quốc nhân các hội nghị của khối với hai đối tác này ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Trò kéo co để tranh giành ảnh hưởng ở đông nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc chứng tỏ đang trở thành một phép thử quan trọng cho chiến lược ‘xoay chiều’ về phương đông của Washington trong bối cảnh Bắc Kinh đang củng cố quyền lực kinh tế và quân sự ở ngay sân sau của mình.
Asean là nơi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau quyết liệt 
Các nước trong Hiệp hội các quốc gia đông nam Á (Asean), một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, đang cân nhắc xem nên chơi những lá bài của mình như thế nào trong lúc Mỹ đang chạy đua với gã khổng lồ Trung Quốc và đang cố gắng khẳng định vị trí của mình ở châu Á.

Các nước chia rẽ

Những động thái lôi kéo dồn dập gần đây của Washington với một số nước Asean, từ Philippines, Thái Lan cho đến Singapore và Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ xung đột với Trung Quốc nhất là khi tranh chấp chủ quyền dễ làm kích động tâm lý và Trung Quốc đang xây dựng lực lượng nhanh chóng ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên.

Tuy nhiên với những đồng minh lâu đời của Mỹ trong khu vực và mối quan hệ thân thiết của Trung Quốc với một số nước thành viên Asean thì khối này khó có thể tìm được tiếng nói chung trên những vấn đề có liên quan đến hai siêu cường này tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao trong tuần này ở Phnom Penh.

Lợi ích cá nhân rất có thể sẽ mạnh hơn sự đồng thuận tại hội nghị vốn cũng có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Một số nước sẽ lâm vào thế bí khi không biết làm cách nào để cân bằng các mối quan hệ với hai nước này để được lợi nhiều nhất từ cả hai, trong khi một số nước khác lại tìm cách lợi dụng sự đối đầu Mỹ-Trung như một cơ hội để đạt được những lợi thế kinh tế và quân sự.
Một số nước Asean ngả hoàn toàn về phía Trung Quốc 
Lào, Campuchia và Miến Điện, những quốc gia nghèo nhất trong khối, vẫn sẽ nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc nhờ vào những khoản cho vay không kèm điều kiện của họ.

Những nước này rất cần xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ quân sự và làn sóng đầu tư từ các công ty Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có quan hệ kinh tế gần gũi với Singapore và Malaysia và đang ra sức ve vãn Thái Lan – một đồng minh quan trọng của Mỹ kể từ Đệ nhị Thế chiến và là một căn cứ của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Bắc Kinh đang cung cấp các khoản vay và công nghệ cho Thái Lan để xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc, tài trợ hàng trăm học bổng cho sinh viên Thái và gần đây đã đồng ý gửi sang Bangkok 10.000 giáo viên dạy tiếng Hoa.

‘Siêu cường tại chỗ’

Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói rằng Thái Lan là một ‘quốc gia trục’ ở Asean vốn có truyền thống thân Mỹ nhưng giờ đây lại ngả về phía Trung Quốc nhiều hơn.

Chiến lược của Trung Quốc ở Thái Lan và một vài nước Asean khác không chỉ là thương mại và đầu tư trước mắt mà là xây dựng mối quan hệ gần gũi để phục vụ cho các lợi ích chiến lược dài hạn.

“Trung Quốc hiện giờ thâm nhập vào khắp đông nam Á... họ là siêu cường ngay tại chỗ,” Pongsudhirak nói, “Đó là quyền lực âm thầm của Trung Quốc mà chúng ta không nhìn thấy. Nó không được thể hiện mạnh mẽ. Họ không nói ra.”

“Trung Quốc có thể đầu tư nhiều hơn nữa (vào quan hệ với Asean) mà không cần được lợi ngay,” ông nói thêm.

Sau một thời kỳ gần như lơ là Asean dưới thời chính quyền Bush, Hoa Kỳ có thể lo sợ rằng họ đang tụt lùi trong khi Trung Quốc đang tận dụng sự tăng trưởng của Asean.


Một số nhà phân tích cho rằng chiến lược châu Á mới của Mỹ là để xua tan quan niệm rằng sức mạnh kinh tế của họ ngày càng suy giảm cũng như quan niệm Trung Quốc vẫn tiếp tục bùng nổ.

Dấu hiệu rõ ràng của việc Hoa Kỳ quay trở lại khu vực cho tới nay là các động thái của giới quân sự với việc Bộ trưởng Quốc phòng của nước này công du đến một số nước hồi tháng trước để loan báo kế hoạch điều chuyển 60% lực lượng chiến đấu của Mỹ trú đóng ở châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2020. Điều này cho phép Mỹ có thể ‘hành động nhanh nhẹn, triển khai nhanh chóng và linh hoạt’.

Một phần trong kế hoạch này đòi hỏi Mỹ phải sử dụng các cảng ở Philippines, Việt Nam và có thể là Singapore để đổi lại việc huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này.

Hoa Kỳ cũng đang tìm cách thiết lập một trung tâm phản ứng nhân đạo tại sân bay U-tapao, nơi từng là căn cứ của họ trong cuộc chiến Việt Nam trên lãnh thổ Thái Lan.

Tranh chấp chủ quyền

Chiến dịch ve vãn của Washington ở khu vực đã tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam và Philippines, vốn chỉ trích đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, và khởi động các cuộc thảo luận đề nghị Mỹ triển khai máy bay do thám ở vùng biển này.

Theo một số nhà ngoại giao Asean, Trung Quốc rất nghi ngờ về động cơ của Hoa Kỳ và đang vận động rất quyết liệt ở hậu trường để đả bại nỗ lực của Việt Nam và Philippines đề xuất Asean soạn thảo một thông cáo chung về tranh chấp trên biển trong bối cảnh lời lẽ các bên gay gắt trở lại sau một thời gian tạm lắng dịu.

Sự đồng thuận của Asean càng không có khả năng với việc nước chủ tịch luân phiên của Asean Campuchia, đồng minh lớn nhất của Bắc Kinh trong khối và nhận hàng tỷ đô la viện trợ và đầu tư từ nước này, từ chối tham gia, các nguồn tin ngoại giao cho biết.
Asean khó tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề có liên quan đến Mỹ và Trung Quốc 

Mặc dù vậy, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều giảm nhẹ những lời lẽ về một sự đối đầu địa chiến lược trong khu vực. Cả hai đều hoan nghênh sự hiện diện của nhau ở đông nam Á và tìm cách xoa dịu nỗi lo sợ của Asean rằng ảnh hưởng của họ đang tác động tiêu cực lên khối.

“Trong Asean thường xuyên có một quan ngại về sự canh tranh chiến lược nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc,” Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Đông Á, phát biểu mới đây.

“Chúng tôi có quyết tâm và quyết tâm mạnh mẽ để mọi người thấy rõ rằng chúng tôi muốn làm việc cùng với Trung Quốc,” ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo The Nation của Thái Lan hai tuần trước đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh nói Asean là ‘một ưu tiên không thể bàn cãi’ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong một ẩn ý về sự can dự của Mỹ vào khu vực, bà Phó cảnh báo Asean nên có thái độ độc lập.

“Nếu Asean ngả về một phía thì khối này sẽ không còn ý nghĩa,” bà nói.

Mục đích kinh tế

Giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng việc nước này chuyển trọng tâm về châu Á cũng còn vì mục đích kinh tế.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng các tập đoàn của họ đang ngày càng quan tâm đến khu vực đông nam Á và họ được khích lệ trước kế hoạch thành lập Cộng đồng kinh tế Asean.

Tuy nhiên sự đầu tư của Hoa Kỳ ở đây cũng có nghĩa là xâm phạm vào sân chơi truyền thống của Trung Quốc.

Một cuộc gặp gỡ lớn nhất từ trước đến nay trong phạm vi Asean của các doanh nghiệp Mỹ sẽ diễn ra ở Siem Reap vào cuối tuần này – một sự kiện có sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Những động thái như thế là tin tốt lành cho những nền kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc như Lào và Miến Điện – những nước giờ đây đang tìm đến các đối tác khác để đa dạng hóa nguồn đầu tư.

Đa số các nước trong khu vực đều tuyên bố công khai rằng họ không đứng về phía nào trong đối đầu Trung-Mỹ. Một số còn xem điều này là cơ hội vì họ có thể khai thác mâu thuẫn này để đạt lợi ích cho mình.

Khai thác mâu thuẫn

Theo cựu Ngoại trưởng Thái Lan Kantathi Suphamongkhon thì có một quan niệm sai lầm rằng khi Thái Lan xích gần Trung Quốc hơn thì quan hệ của họ với Mỹ cũng xấu đi.

Thái Lan, ông nói, đang ở một vị thế rất tốt để tranh thủ lợi ích từ cả hai cường quốc này.

“Điều quan trọng là không nên xem mối quan hệ của Thái Lan với Mỹ và Trung Quốc là một trò chơi ăn cả bên này ngã về không bên kia,” ông nói và cho biết Asean luôn muốn sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực như là một ‘lực lượng giúp ổn định’.

Tuy nhiên điều này cũng có thể có tác dụng ngược.

Sự can dự của Hoa Kỳ vào Biển Đông đã dẫn đến việc diễu võ giương oai từ phía Trung Quốc và những lời kêu gọi ngày càng gia tăng ở nước này về một lập trường cứng rắn hơn.

Tuy nhiên, căng thăng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, miễn là không leo thang thành xung đột, có thể có lợi cho các nước Asean.

“Họ (các nước Asean) không muốn Trung Quốc và Mỹ hoàn toàn đồng ý với nhau,” học giả Thái Lan Thitinan Pongsudhirak nhận định, “Những căng thẳng và mâu thuẫn này cho họ khả năng mặc cả và yêu sách.”

Lợi ích cạnh tranh nhau giữa hai cường quốc này có thể dẫn đến sự chia rẽ về các chính sách trong khối và điều này có thể làm tổn hại đến uy tín của Asean khi họ đang chuẩn bị hội nhập vào một cộng đồng kinh tế vào năm 2015.

“Hậu quả của việc chuyển hướng chiến lược của Mỹ là triển vọng về một Asean thống nhất là rất ít ỏi,” nhà phân tích Michael Montesano ở Viện nghiên cứu châu đông nam Á có trụ sở ở Singapore cho biết.
“Các thành viên của khối đều theo phe bằng cách này hoặc cách khác và điều này đặt Asean vào một tình thế không dễ chịu chút nào,” ông nói.

BBC

Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’

Thủ tướng Hun Sen kêu gọi sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Campuchia nói 10 nước Đông Nam Á đã đồng ‎ý với nhau về một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhưng còn chờ phản ứng của Trung Quốc.

Thỏa thuận được nói là đạt được tại cuộc họp của các ngoại trưởng Asean, những người đã tập trung bàn về những căng thẳng gần đây trên biển.

Trong diễn văn khai mạc tại cuộc họp Asean, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thúc giục các nước trong vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác an ninh.

Ông cũng kêu gọi sớm thi hành một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo cuối ngày thứ Hai, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói Asean “đã đồng ‎ý với nhau, và nay chúng tôi sẽ phải bắt đầu thảo luận với Trung Quốc”.

Người ta chưa được biết chi tiết của văn bản.

Tuy vậy, cuộc họp của các ngoại trưởng Asean đã không thể đưa ra tuyên bố chung vì bất đồng về ngôn từ.

Philippines muốn tổ chức này đưa tình hình ở Bãi cạn Scarborough vào tuyên bố chung. Nhưng đề nghị bị một số nước trong Asean bác bỏ với lý do tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines còn chưa giải quyết.

Ngoại trưởng Kao Kim Hourn cũng cho biết tạm hoãn việc ký ba văn bản về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, mà lẽ ra được công bố trong tuần này.

Tâm điểm Biển Đông

Giới quan sát cho rằng căng thẳng biển đảo sẽ lại nóng trong các cuộc gặp trong tuần, đặc biệt khi Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc có mặt ở Diễn đàn Khu vực Asean (ARF) bàn về an ninh.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm cuối tuần đã đi thăm Afghanistan, Nhật Bản và đã đến Mông Cổ hôm thứ Hai.

Bà Clinton sẽ thăm Việt Nam, Lào và Campuchia, đánh dấu một tuần ngoại giao ở châu Á.

Phát biểu ở thủ đô Ulan Bator, bà nói chuyến công du châu Á “phản ánh ưu tiên chiến lược của chính sách đối ngoại của Mỹ”.

“Sau 10 năm tập trung chú ý vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư – ngoại giao, kinh tế, chiến lược – vào khu vực này,” bà nói.

Cũng hôm thứ Hai, Trung Quốc nói sẵn sàng thảo luận vấn đề biển đảo với Asean “khi điều kiện chín muồi”, nhưng khẳng định mọi thỏa thuận không phải để giải quyết chủ quyền.

Người phát ngôn Lưu Vi Dân nói bộ quy tắc ứng xử “không nhằm giải quyết tranh chấp, mà nhằm xây dựng niềm tin và đẩy mạnh hợp tác”.

Theo một số phân tích gia, lập trường này nhất quán với mong muốn lâu nay của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp theo cách song phương.

Tổng thư k‎ý Asean, Surin Pitsuwan, nói với các phóng viên rằng Asean muốn chứng tỏ tổ chức này có thể tạo ra tiến bộ trong tranh chấp biển đảo.

“Chúng tôi sẽ có thảo luận hiệu quả, chừng mực về vấn đề này với mọi bên,” ông nói.

Clinton ở Việt Nam

Trong buổi gặp báo chí hôm thứ Hai trên đường sang Mông Cổ, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ khi đến Hà Nội, bà Hillary Clinton sẽ thảo luận về "những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Nam Trung Hoa".

Ngoại trưởng Mỹ Clinton thăm Mông Cổ hôm thứ Hai

"Chúng tôi sẽ nói về quan hệ song phương, những lĩnh vực có thể giúp củng cố quan hệ chính trị và kinh tế."

"Bộ trưởng sẽ gặp các doanh nghiệp cao cấp người Mỹ, đang ở Việt Nam để thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam," phía Mỹ cho biết.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm một trong những lý do bà Clinton đi Việt Nam là "để lắng nghe, từ cấp cao" lập trường của Việt Nam tại Diễn đàn Khu vực Asean diễn ra trong tuần.

Sau chuyến đi Việt Nam, bà Clinton sẽ đến Lào - chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm.

Điểm nhấn cuối là sự có mặt của bà tại Campuchia để dự các cuộc họp với Trung Quốc và Asean.
BBC

Tập đoàn Trung Quốc âm thầm mua hơn 100 ha đất Bình Thuận

Trong số diện tích đất Công ty TNHH Nguyên Long Sơn xin xây nhà xưởng có đến hơn 12.000 m2 đất lúa và hơn 30.000 m2 đất ao hồ.

Ngày 8/7, một nguồn tin cho biết Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Trung Quốc) vừa có văn bản gửi các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đề nghị can thiệp và cho phép công ty trồng thanh long và xây văn phòng, nhà xưởng ở tỉnh này.

Công ty TNHH Nguyên Long Sơn do ông Zhong Heng Shan (quốc tịch Trung Quốc) làm chủ tịch Hội đồng thành viên.

Cuối năm 2011, ông Zhong ký hợp đồng sang nhượng 100 ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 50.000 m2 cạnh QL1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh (ông này mở nhiều công ty và một salon ô tô ở TP Phan Thiết). Ông Zhong đã chuyển 13,5 tỉ đồng cho ông Thạnh, tuy nhiên đến nay ông Thạnh chưa giao giấy đỏ, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng như đã ký kết.

Theo tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, trong số diện tích đất Công ty TNHH Nguyên Long Sơn xin xây nhà xưởng có đến hơn 12.000 m2 đất lúa và hơn 30.000 m2 đất ao hồ, do đó tỉnh không đồng ý và yêu cầu chuyển vào các khu công nghiệp. Đáng chú ý, trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty này đã mời một số cán bộ ở Bình Thuận sang Trung Quốc tham quan cơ sở vật chất của Tập đoàn Nguyên Hinh.
Theo PLTP




5.7.12

Nóng bỏng với ảnh đồ lót của Angela Phương Trinh

Liên tục bị ném đá vì phát ngôn gây sốc, cách ăn mặc và suy nghĩ quá thoáng so với tuổi 17, mới đây, Angela Phương Trinh tiếp tục đốt nóng cộng đồng mạng bằng bộ ảnh đồ lót cực nóng bỏng.

Sau khi chia tay bạn trai “đại gia”, Angela Phương Trinh liên tục "xông hơi" các diễn đàn và những trang báo mạng bằng những phát ngôn gây sốc. Điển hình là vụ hét giá gặp mặt lên 20.000 USD. Lời thổ lộ này đã khiến Angela Phương Trinh vấp phải sự phản ứng của dư luận cho rằng cô quá… nổ.


Chỉ cách đây vài ngày, Angela Phương Trinh tiếp tục hứng “rổ đá” khi tuyên bố: “Tôi cười ngất khi đọc bài báo nói mình lộ sẹo dao kéo vòng 1. Nách tôi trơn tru và không có một vết sẹo nào hết. Nếu ai không tin, tôi xin mời đến gặp trực tiếp. Tôi sẽ thưởng 1 tỷ đồng cho ai tìm thấy sẹo dưới nách tôi”.

Như muốn tiếp tục khiêu khích dư luận, mới đây, Angela Phương Trinh còn tung ra bộ ảnh vô cùng sexy với đồ lót và áo ngủ, như để chứng minh cho đường cong hoàn mỹ và hoàn toàn tự nhiên của mình.








Ngát NgọcẢnh: Nâu JPMake Up: Trương Nhã

CHƠI HAY, CHƠI CÓ TRÁCH NHIỆM MỚI LÀ DÂN CHƠI

Mình khoái đánh thằng nào xâm lược, mình bực bội sao chúng ta không vác AK ra chơi bỏ mịa nó. Nhân buổi trà dư tưủ hậu với anh bạn thiếu tá, chuyên gia quân sự, mình hỏi vài chuyện. Anh bạn giải thích đơn giản nhưng dễ hiểu, khai mở cho cái đầu ngu dốt về quân sự cuả mình.

Chúng ta mua sắm tàu ngầm, tàu chiến, tên lưả phòng thủ bờ biển như vậy có đủ sức chơi chưa? Bạn nói:

- Chúng ta luôn đủ sức và đủ hứng chơi nếu có đưá hấp dẫn nào khêu gợi. Nhưng về tiềm lực thì phải cân nhắc. Dàn tên lưả cuả ta rất hiện đại, có khả năng theo dõi trên 300 mục tiêu và tấn công cùng lúc hàng chục mục tiêu. Tuy nhiên có nhiều thứ cản trở. Hễ bắn một quả thì mất triệu đô hoặc vài triệu đô, hễ bị đánh chặn thì mất trắng. Con nhà nghèo, xài tiền phải kỹ. Mỗi ngày bắn trăm quả thì mình chịu nổi bao lâu? Tuy nhiên như đã nói, hễ nó khêu gợi là mình chơi.

Trong cuộc chơi trên biển với đưá khêu gơị, tàu ngầm có giá trị như thế nào? Chơi sướng không?
- Tàu ngầm chơi rất sướng! Một tàu ngầm lớp Kilo có giá trị bằng một lữ đoàn tàu chiến. Một cái tàu chiến xịn thì có hiệu quả tác chiến bằng một lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tuy nhiên có nhiều thứ đồ chơi trị tàu ngầm như tàu săn tàu ngầm, máy bay săn tàu ngầm...

Hỏi tiếp vậy sao thằng Mỹ nó chơi hoài. Bộ chơi miết không mệt sao? Bạn nói:

- Trên thế giới có đưá càng chơi càng khoẻ. Bởi vì người ta thấy nó chơi, người ta cũng có hứng thú muốn chơi. Và nó giàu nhờ bán đồ chơi. Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, nó sẽ đẩy các quốc gia không tham chiến vào thế phải quan sát vũ khí và tìm cách trang bị. Từ đó nó đẩy các quốc gia thù địch hoặc đối đầu với các quốc gia ấy tiếp tục mua đồ chơi để chống đồ chơi.

Ví dụ: nó bán xe tăng cho mình, nhưng nó lại bán vũ khí chống tăng cho đối phương, rồi nó lại bán áo giáp chống đạn cho xe tăng. Khi mình mua áo giáp rồi, nó lại bán đạn xuyên vượt tốc chống áo giáp cho thằng kia. Cứ vậy, sau mỗi cuộc chiến giưã hai quốc gia, thế giới sẽ thành khách hàng tiềm năng cuả thằng cha sản xuất vũ khí. Chưa tính lợi ích cuả việc sắp xếp lại trật tự sau cuộc chiến, chỉ tiền bán vũ khí cũng khiến nhiều quốc gia ngày càng giàu thêm.

Bạn nói mình có tên lưả tầm ngắn 300km. Vậy sao mình không mua những tên lưả có tầm bắn tới thủ đô nước Lạ?

Bạn trả lời:

- Tầm bắn trên 500 km bị coi là vũ khí tấn công. Theo hiệp ước về phổ biến vũ khí thì VN không được xài, không được trang bị, không được mua dù có tiền để mua. Trên thế giới có những nước được hiệp ước này quy định mới được sản xuất, mua bán và xài những loại đồ chơi cao cấp đó, nhưng cũng không được bán cho các nước không nằm trong CLB, để tránh chạy đua vũ trang. Và như vậy, họ tự ấn định luật chơi cho cả thế giới. Những nước nằm ngoài cuộc chơi muốn sản xuất hoặc cải tiến tên lưả có tầm bắn trên 500 km cũng phải lén lút nếu ko muốn bị áp đặt lệnh trừng phạt.

Hỏi vậy nếu đưá Lạ khêu gợi, hàng mình làm sao chơi nổi hàng nó, vì nó có hàng ngon, nó công khai khoe hàng khiêu khích mình? Đáp:

- Không, nó không chơi ngon bằng mình. Em nào khêu gợi, mình đều biết cách làm cho nó sung sướng, và mình chơi dai, sức nó chơi không nổi, phải nhả, là mình thắng. Cụ thể mình chơi sướng bằng hai cách.

Cách thứ nhứt là mình chơi du kích, cho máy bay ra chơi rồi về. Mình không xâm lược, mình giữ nhà mình, nhà mình ra ao mình gần, mình uýnh lia chia nó phải ngán.

Thứ hai là mình chơi thế, chơi kiểu. Đó là mình chơi tác chiến điện tử khiến tàu nó không liên lạc được với bờ. Sau đó mình cho Yết Kiêu ra tống mìn vố họng nó, mình uỳnh vài quả, nó đắm mà bờ nhà nó không biết vì sao đắm.

Điều nưã cần nhớ, trong mọi cuộc chiến tranh quy ước, chiến thắng thuộc về bộ binh. Nó chơi mạnh mình mất máu, sẽ yếu chút, nhưng nó không chiếm đóng được, coi như nó thua.
Khi mình chơi dai, vưà chơi vưà la, dư luận nước nó và hàng xóm sẽ chê nó chơi dở mà chơi hoài, nó mệt, nó đau, nó quê thì sẽ bỏ cuộc.

Mình đi biểu tình, nó có thua không?

- Nó không thua, nhưng nó sẽ yếu đi. Biểu tình là cách làm lan toả hào hứng để nhiều người cùng chơi, thì mình sẽ mạnh lên. Miễn mình phải hiểu được đối sách quốc gia, đừng vì chống đưá Lạ một câu mà lên mạng chửi chính quyền năm câu. Có những đối sách ngoại giao không thể công khai- dù nhiều người biết. Vì vậy mình chê nhà mình hoài, thì sẽ làm nhà mình yếu đi.
Khi ý thức được điều đó, mình sẽ chơi vui, chơi sướng, chơi có hiểu biết và có trách nhiệm! Vậy mới là dân chơi. Nếu không ý thức rõ, mình sẽ chơi chịu, chơi luị, chơi chạy làng. Cái đó sao gọi là dân chơi?

Bố Cu Hưng

2.7.12

Xóa đi nỗi sợ hãi trong dân

Muốn được nghe sự thật thì điều đầu tiên là phải xóa đi nỗi sợ hãi trong dân chúng. Rồi phải thật lòng muốn nghe, có năng lực lắng nghe sự thật. Muốn được nghe sự thật còn phải có niềm tin bới chẳng ai dại nói thật với người mà mình không tin cậy…

Tiếp xúc với cử tri tại TP. HCM, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nói những lời “gan ruột”: “Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước, với Đảng, với nhân dân, với bộ máy này. Chúng ta đã phải đổ nhiều xương máu mới có được. Nên khi có dịp nói thì hãy nói một cách trung thực, nói rất thẳng, dù lời thật mất lòng” và “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ, nhưng mặt khác, đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình, không thể thụ động. Tại sao người khác nói mà mình không dám nói? Phải nói để sáng rõ và có một chân lý. Biết mà không nói là có lỗi rất lớn, nếu là dân thì có lỗi với đất nước, đảng viên thì có lỗi với Đảng. Nếu tất cả chúng ta sợ hết thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao? Không thể được đâu, phải hành động thôi!”
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Có lẽ không chỉ riêng cử tri TP HCM mà nhiều và rất nhiều cử tri cả nước đều muốn nói lên những điều bức xúc từ cuộc sống, những lời nói thẳng, nói thật!

Không dũng cảm đối mặt với sự thật, chúng ta không chỉ có lỗi với Đảng, với đất nước của ngày hôm nay mà còn có lỗi với tương lai dân tộc.

Mình cũng chia sẻ với Chủ tịch khi ông nói: “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ…”.  Thốt lên điều cay đắng này, chắc người đứng đầu đất nước đã phải nhiều đêm trăn trở. Tại sao một thể chế “của dân, do dân, vì dân” mà người dân và cả đảng viên lại phải sợ khi nói lên sự thật?

Vâng, thưa Chủ tịch! Đúng là muốn được nghe sự thật hay nói cách khác, để người dân nói thật thì điều đầu tiên là phải xóa đi nỗi sợ hãi trong dân chúng. Rồi phải thật lòng muốn nghe và năng lực lắng nghe sự thật. Muốn được nghe sự thật còn cần phải có niềm tin bới chẳng ai dại nói thật với người mà mình không tin cậy. Ông Hữu Thọ, một cây đại thụ trong làng báo đã có lần nói rằng: “Muốn nghe được lời nói thật là phải công phu lắm, phải thành tâm lắm. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật vì không có lời nói thật nào mà không có vị chua chát. Để bệnh nói dối tràn lan chủ yếu là tại người nghe””.

Nhớ lại cách đây ít lâu, trong bài “Em biết thầy sẽ… im lặng” trên BLOG, mình đã viết:” Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại”.

Chủ tịch Nước đã nói, "phải hành động thôi".
Xin các cấp lãnh đạo hãy bắt đầu bằng việc xóa đi nỗi sợ hãi trong dân.
Bạn có nghĩ như mình hay không?

Bùi Hoàng Tám


BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

Theo dantri.com.vn

1.7.12

Baidu âm thầm xâm nhập Việt Nam dù chưa xin phép hoạt động ?

Dù chưa xin phép hoạt động, “đại gia” internet Baidu của Trung Quốc đang tiến tới cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến trên thị trường VN.

Ngày mai, Baidu dự định sẽ chính thức ra mắt dịch vụ mạng xã hội giao diện tiếng Việt mang tên Baidu Trà Đá Quán tại địa chỉ http://tieba.baidu.com.vn. Để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt, Baidu còn thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng nhằm thu hút người dùng. Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên ngày 27.6, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết hiện cơ quan quản lý chưa nhận được hồ sơ đăng ký cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Baidu chuẩn bị cho ra mắt mạng Baidu Trà Đá Quán.

Thực ra, Baidu hiện khai thác một số dịch vụ trực tuyến bằng tiếng Việt. Cụ thể, công ty này cung cấp dịch vụ hỏi đáp thông tin trực tuyến tại địa chỉ http://zhidao.baidu.com.vn/. Ngoài ra, tại địa chỉ http://vn.hao123.com, Baidu còn hoạt động mạng tìm kiếm, kết nối gián tiếp những trang mạng ở khắp các lĩnh vực và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trực tuyến. Hơn thế nữa, trang http://vn.hao123.com còn nhận đăng ký quảng cáo. Như vậy, Baidu đang từng bước tiếp cận để khai thác thị trường internet VN ở hầu hết các dịch vụ phổ biến.

Sở hữu nhiều tên miền đuôi “.vn”

Không chỉ âm thầm tiếp cận cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dùng VN, Baidu còn sở hữu không ít tên miền có đuôi “.vn” và “.com.vn”. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, thông qua nhà đăng ký là Công ty Hi-tek, Công ty Baidu đã đăng ký một số tên miền “.vn” như baidu.com.vn (đăng ký 11.4.2006); tieba.com.vn, tieba.vn (22.2.2012); hao123.com.vn, hao123.vn (13.5.2011); zhidao.vn, zhidao.com.vn, zhidao.baidu.com.vn (14.7.2011). Riêng tên miền Baidu.vn do một pháp nhân tại Hàn Quốc đăng ký từ 15.9.2010.

Liên quan đến việc Baidu sử dụng tên miền “.vn” do VN quản lý, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm internet VN (VNNIC), thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, việc quản lý đăng ký tên miền và việc quản lý nội dung đưa lên internet trên các tên miền này là hai vấn đề độc lập với nhau. Ông Tân cho rằng, về nguyên tắc các chủ thể khi đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ của chủ thể. Do các tên miền có thể được đăng ký để dùng ngay hoặc để bảo hộ thương hiệu nên việc các nội dung thông tin đưa lên các website sử dụng tên miền “.vn” sẽ phải tuân thủ các quy định quản lý nội dung và được hậu kiểm. Khi có vi phạm quy định pháp luật, không phân biệt là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài đều sẽ bị xử lý. Nếu cơ quan chức năng có yêu cầu hình thức xử phạt bổ sung liên quan đến tên miền thì tên miền có thể tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi.
Baidu đang chuẩn bị ra mắt mạng xã hội tiếng Việt  
Ngoài ra, ông Tân cho biết thêm, các website không phải tên miền ".vn" mà chỉ có phần tiếp đầu ngữ “vn” (ví dụ vn.hao123.com của Baidu) là tên miền cấp cao quốc tế, không thuộc quyền quản lý của VN.

Hàng loạt cáo buộc ở Trung Quốc

Từ tháng 9 năm ngoái, một số trang mạng, diễn đàn trực tuyến VN đã râm ran về việc Baidu chuẩn bị tấn công thị trường VN. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Baidu đang là công ty internet số 1 Trung Quốc. Vốn được thành lập từ năm 2000, Baidu nhanh chóng chuyển mình nhờ cơ hội nhiều đại gia internet nước ngoài phải rút lui hoặc hạn chế hoạt động tại Trung Quốc vì không đáp ứng một số yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền sở tại. Đặc biệt, sau khi Google rời khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2010 thì Baidu càng dễ dàng giữ vững ngôi vị số 1 tại đây. Đến nay, Baidu đã trở thành tập đoàn trị giá nhiều tỉ USD và cung cấp hầu hết các dịch vụ trực tuyến giống Google, như: tìm kiếm, bản đồ, nghe nhạc, giải trí, mua sắm, truyền hình internet, mạng xã hội… Tập đoàn này đang không ngừng bành trướng sang thị trường các nước khác.

Tuy nhiên, Baidu cũng từng đối mặt không ít rắc rối trong quá trình hoạt động. Năm ngoái, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV từng cáo buộc dịch vụ tìm kiếm của Baidu lập lờ giữa những kết quả tìm kiếm được cho là phổ biến với những kết quả được các công ty trả tiền quảng cáo, theo Bloomberg. Vì thế, một số kết quả tìm kiếm có thể dẫn đến những nơi thiếu trung thực, có cả các điểm chữa trị y tế không được cấp giấy phép. Đồng thời, CCTV còn cáo buộc Baidu không trung thực trong số lượng truy cập để thu tiền quảng cáo nhiều hơn.

Trước đó, hồi năm 2008, CCTV cũng đưa ra một số cáo buộc đối với Baidu khiến đại diện tập đoàn này phải lên tiếng xin lỗi. Ngoài ra, Baidu từng bị cáo buộc đã can thiệp, kiểm soát số một số nội dung cá nhân của người dùng dịch vụ.

Trường Sơn - Ngô Minh Trí (Thanh niên )